Ca khúc Kiếp nghèo qua phần trình bày của Thanh Tuyền
đọc sự tích bài Kiếp nghèo cũng thật cảm động
Là anh cả trong gia đình nghèo khó ở Rạch Giá, Kiên Giang, từ nhỏ, nhạc sĩ Lam Phương đã thấm đẫm nỗi khổ. Gia đình ly tán khi cha ông bỏ đi vì túng quẫn, người mẹ vất vả làm thuê nuôi sáu con. Hoàn cảnh sống hình thành nên một Lam Phương trầm lặng, cô đơn. Trong mắt bạn bè học cùng ông ở tiểu học Vĩnh Lạc, ông ít sôi nổi, thường ngồi một mình nhìn mây bay ngoài cửa sổ lớp, dáng vẻ trầm ngâm như một người tu hành và chưa bao giờ thể hiện năng khiếu văn nghệ.
Chứng kiến mẹ vất vả bươn chải, chỉ mơ ước có mái nhà che nắng che mưa, Lam Phương làm cật lực để có tiền mua nhà cho bà. Những năm 1950, ông vay mượn tiền bạn bè đi in nhạc để bán, làm thuê lao động chân tay để có tiền trả nợ, rồi lại tiếp tục đi bán nhạc lẻ...
Chiều thu - bản nhạc đầu đời của ông không được đón nhận. Năm 1954,
Khúc ca ngày mùa ra đời, đưa tên tuổi ông phổ biến ở Sài Gòn.
Hương thanh bình, Mùa hoa phượng, Trăng thanh bình, Nhạc rừng khuya... lần lượt ra đời và đến khi
Kiếp nghèo phổ biến, ông mới thực sự thoát nghèo.
Trong sách
Lam Phương - Trăm nhớ ngàn thương, Nguyễn Thanh Nhã chấp bút
, ông cho biết viết bài
Kiếp nghèo trong hoàn cảnh thật. Năm 1953, trên đường đi học về, ông gặp một trận mưa to, không có chỗ trú, đành phải đi dưới mưa để tìm "thú đau thương". Cảm giác cô đơn, nhỏ bé, bị cuộc đời ruồng rẫy xâm chiếm ông. Về nhà, ông không kịp thay quần áo, ôm đàn và viết. Ca khúc trở thành nhạc phẩm thịnh hành bậc nhất những năm 1960 ở miền Nam, giúp ông thu được 1.200.000 đồng tiền bản quyền, mua cho mẹ và các em căn nhà trị giá 40 cây vàng lúc bấy giờ.
19 tuổi cụ ợ, 17 tuổi của Lam Phương là bài Khúc ca ngày mùa.
Cùng năm 1956 19 tuổi ông còn có bài tango Kiếp nghèo.