Em giờ mới biết . hồi đấy cứ thứ 6 là có báo thiếu nhi. Bò ra đọc + nghe đài....Yêu quá một thời
Em thấy da diết, dịu dàng chứ không có gì đáng sợ cả.Các bạn có còn nhớ chương trình "Đọc truyện đêm khuya"? Mỗi cuối buổi tối, phần nhạc hiệu nổi lên... và những câu chuyện lâm ly mà tôi còn nhớ giọng của cô Tuyết Mai đọc... Đoạn nhạc mở đầu thật là, nói sao nhỉ? hồi hộp, hơi sờ sợ, thậm chí hơi rùng rợn một chút.
Sự kết hợp giữa đàn tranh và violin là một điều thể nghiệm ít thấy. Sự tích ra đời của ý tưởng này cũng là một chuyện đáng nhớ: Đó là vào năm 1972, gần tới dịp Điện Biên Phủ trên không, một đêm, một chiếc xe com-măng-ca tới phố cổ, bác Nguyễn Đình Thi, lúc đó là chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, nói với nhạc sĩ Hoàng Vân : "Anh phải đi khỏi Hà Nội gấp, đi ngay đêm nay, cùng với các cháu, có thể những ngày tới là những ngày rất căng thẳng và bom đạn". Xe đưa ba bố con và bà cụ giúp việc lên sơ tán ở Đoàn ca múa Tuyên Quang. Trong những ngày sơ tán đó, cả nhà ở cùng với anh chị em của đoàn trong những căn nhà tranh vách đất, tối còn có thú dữ lảng vảng quanh nhà, nhưng ông vẫn không ngừng sáng tác. Bản thu này thực hiện với sự tham gia của nghệ sĩ thập lục Nguyễn Ánh Tuyết, lúc đó công tác tại Đoàn.
NS Hoàng Vân đã là người chịu trách nhiệm nghệ thuật và chỉ huy trưởng ở dàn nhạc Đài Tiếng Nói Việt Nam khoảng 10 năm từ 1960 đến 1970. Những bản nhạc này, cũng như những bản nhạc thể dục buổi sáng (ông có sáng tác năm 1967, 1968... nay chỉ còn nhạc phổ, không còn bản thu), nhạc hiệu chương trình... thường không có tên tác giả.
Chúng tôi tìm lại được nguồn gốc bản này do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác là nhờ sau đó NS có sử dụng giai điệu này làm chủ đề kết và biến tấu trên bản Concerto cho violon và dàn nhạc" Tuổi trẻ và Tình yêu" hoàn thành năm 1975.
Mời các bạn nghe lại bản nhạc hiệu này qua đường dẫn vào trang web của nhạc sĩ.
Hoang van.org
Theo nhạc sĩ Lê Y Linh
Truyện kể ở Đại đội do anh Phạm Đông đọc vào chương trình Văn nghệ Quân đội sáng thứ bảy hàng tuần. Thời gian từ 6h30-7h00Chuyện kể ở Đại Đội vào buổi tối chứ nhỉ, giọng cụ Phạm Đông nghe hay thôi rồi
Mua báo TNTP là lật ngay trang cuối đọc truyện tranhEm giờ mới biết . hồi đấy cứ thứ 6 là có báo thiếu nhi. Bò ra đọc + nghe đài....Yêu quá một thời
Như em vừa check thì là tối t6 và sáng t7 cụ ạ.Theo trí nhớ của em thì sáng Chủ Nhật cụ ạ. vào khoảng 7 hay 8 giờ gì đó.
Cụ có trí nhớ tốt thật. Cụ làm em nhớ đến câu trứ danh của cụ ấy: “Các đồng chí ạ!”Chuyện kể ở Đại Đội vào buổi tối chứ nhỉ, giọng cụ Phạm Đông nghe hay thôi rồi
Chuyện của cụ P Đ thường có tí tình cảm mơ hồ nên tuổi mới lớn nó cứ bâng khuângCụ có trí nhớ tốt thật. Cụ làm em nhớ đến câu trứ danh của cụ ấy: “Các đồng chí ạ!”
Cảm ơn cụ, trong này có đủ cảCụ nghe thử xem. Rảnh em hay nghe cái này
Đây là tiếng nói VN...từ thủ đô nước CHXHCN VNiệt phát xít cụ ạ- Đây là tiếng nói VN...từ thủ đô nước CHXHCN VN: nghe như âm hưởng của bài Đường chúng ta đi.
- Kể chuyện cảnh giác nghe âm u não nề như bắt đầu những câu chuyện li biệt buồn đau.
- Đọc truyện đêm khuya: nghe thấy tiếng violo hai mi mắt chỉ muốn rụp xuống ngay. Đoạn tiếng đàn tranh chạy quá hay!
- Sân khấu truyền thanh: nét nhạc quá hay!
- Buổi phát thanh văn nghệ: nét nhạc tối nghe ko rõ màu sắc của văn nghệ.
- Đại gia đình các dân tộc VN: rất hay!
Có mục "cửa sổ tình yêu" của bác Đinh Đoàn ko cụCụ nghe thử xem. Rảnh em hay nghe cái này
Cụ gõ gu gờ ra cả đống, hình như là trang "sách nói dành cho người mù " cụ ạ, toàn truyện hay ngày xưa do Hoàng Yến, Kim Cúc, Mạnh Hùng... đọc.Giờ mà tìm được các bản thu âm ngày xưa thì tốt nhỉ. Cụ nào có link hay file mp3 tuyển tập các truyện audio dài kỳ bản ngày xưa thì cho em xin với ạ. Cảm ơn các cụ.
Bao giờ cho đến ngày xưa. Xh giờ phát triển, thay đổi nhanh quáCụ nghe thử xem. Rảnh em hay nghe cái này