- Biển số
- OF-16170
- Ngày cấp bằng
- 10/5/08
- Số km
- 4,833
- Động cơ
- 553,257 Mã lực
Các bạn có còn nhớ chương trình "Đọc truyện đêm khuya"? Mỗi cuối buổi tối, phần nhạc hiệu nổi lên... và những câu chuyện lâm ly mà tôi còn nhớ giọng của cô Tuyết Mai đọc... Đoạn nhạc mở đầu thật là, nói sao nhỉ? hồi hộp, hơi sờ sợ, thậm chí hơi rùng rợn một chút.
Sự kết hợp giữa đàn tranh và violin là một điều thể nghiệm ít thấy. Sự tích ra đời của ý tưởng này cũng là một chuyện đáng nhớ: Đó là vào năm 1972, gần tới dịp Điện Biên Phủ trên không, một đêm, một chiếc xe com-măng-ca tới phố cổ, bác Nguyễn Đình Thi, lúc đó là chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, nói với nhạc sĩ Hoàng Vân : "Anh phải đi khỏi Hà Nội gấp, đi ngay đêm nay, cùng với các cháu, có thể những ngày tới là những ngày rất căng thẳng và bom đạn". Xe đưa ba bố con và bà cụ giúp việc lên sơ tán ở Đoàn ca múa Tuyên Quang. Trong những ngày sơ tán đó, cả nhà ở cùng với anh chị em của đoàn trong những căn nhà tranh vách đất, tối còn có thú dữ lảng vảng quanh nhà, nhưng ông vẫn không ngừng sáng tác. Bản thu này thực hiện với sự tham gia của nghệ sĩ thập lục Nguyễn Ánh Tuyết, lúc đó công tác tại Đoàn.
NS Hoàng Vân đã là người chịu trách nhiệm nghệ thuật và chỉ huy trưởng ở dàn nhạc Đài Tiếng Nói Việt Nam khoảng 10 năm từ 1960 đến 1970. Những bản nhạc này, cũng như những bản nhạc thể dục buổi sáng (ông có sáng tác năm 1967, 1968... nay chỉ còn nhạc phổ, không còn bản thu), nhạc hiệu chương trình... thường không có tên tác giả.
Chúng tôi tìm lại được nguồn gốc bản này do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác là nhờ sau đó NS có sử dụng giai điệu này làm chủ đề kết và biến tấu trên bản Concerto cho violon và dàn nhạc" Tuổi trẻ và Tình yêu" hoàn thành năm 1975.
Mời các bạn nghe lại bản nhạc hiệu này qua đường dẫn vào trang web của nhạc sĩ.
Hoang van.org
Theo nhạc sĩ Lê Y Linh
Sự kết hợp giữa đàn tranh và violin là một điều thể nghiệm ít thấy. Sự tích ra đời của ý tưởng này cũng là một chuyện đáng nhớ: Đó là vào năm 1972, gần tới dịp Điện Biên Phủ trên không, một đêm, một chiếc xe com-măng-ca tới phố cổ, bác Nguyễn Đình Thi, lúc đó là chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, nói với nhạc sĩ Hoàng Vân : "Anh phải đi khỏi Hà Nội gấp, đi ngay đêm nay, cùng với các cháu, có thể những ngày tới là những ngày rất căng thẳng và bom đạn". Xe đưa ba bố con và bà cụ giúp việc lên sơ tán ở Đoàn ca múa Tuyên Quang. Trong những ngày sơ tán đó, cả nhà ở cùng với anh chị em của đoàn trong những căn nhà tranh vách đất, tối còn có thú dữ lảng vảng quanh nhà, nhưng ông vẫn không ngừng sáng tác. Bản thu này thực hiện với sự tham gia của nghệ sĩ thập lục Nguyễn Ánh Tuyết, lúc đó công tác tại Đoàn.
NS Hoàng Vân đã là người chịu trách nhiệm nghệ thuật và chỉ huy trưởng ở dàn nhạc Đài Tiếng Nói Việt Nam khoảng 10 năm từ 1960 đến 1970. Những bản nhạc này, cũng như những bản nhạc thể dục buổi sáng (ông có sáng tác năm 1967, 1968... nay chỉ còn nhạc phổ, không còn bản thu), nhạc hiệu chương trình... thường không có tên tác giả.
Chúng tôi tìm lại được nguồn gốc bản này do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác là nhờ sau đó NS có sử dụng giai điệu này làm chủ đề kết và biến tấu trên bản Concerto cho violon và dàn nhạc" Tuổi trẻ và Tình yêu" hoàn thành năm 1975.
Mời các bạn nghe lại bản nhạc hiệu này qua đường dẫn vào trang web của nhạc sĩ.
Hoang van.org
Theo nhạc sĩ Lê Y Linh