Có lẽ những người đó không được coi là tù binh chiến tranh.
Mà cái vụ đi cải tạo, em thấy độc nhất vô nhị trên thế giới. Chắc chỉ có ta mới nghĩ ra được.
Học ông Mẽo hồi nội chiến lập trại cải tạo chứ đâu nữa
Các lễ hội ăn mừng thắng lợi ở miền Bắc bắt đầu từ ngày 10/4, nhưng chỉ diễn ra một thời gian ngắn thì đột nhiên chấm dứt với sự kiện tổng thống
Abraham Lincoln bị ám sát ngày 14-4-1865.
Andrew Johnson của tiểu bang
Tennessee lên kế nhiệm.
Đối với tù binh của quân đội miền Nam, tuy không có ai bị xử tử, song tất cả phải trải qua giam giữ trong khoảng 2-4 năm cho tới khi một đạo luật ân xá được thông qua vào tháng 5/1866. Tuy nhiên, phải thêm 6 năm sau đó, những tù binh này mới được trao lại quyền công dân theo đạo luật năm 1872, tuy nhiên luật ân xá này không áp dụng với
500 chỉ huy quân sự cao cấp của Hợp bang miền Nam[20]
Giới lãnh đạo miền Bắc đồng ý rằng chiến thắng thực sự không thể dừng lại khi chiến cuộc chấm dứt mà phải tiếp tục cho đến khi đạt được hai mục đích: một là dập tắt hoàn toàn các chính quyền ly khai, hai là giải thể hoàn toàn hệ thống nô lệ dưới mọi hình thức. Tuy vậy, giữa các chính giới lại có nhiều quan điểm khác nhau về phương cách thực hiện hai mục đích này. Họ cũng tranh cãi gay go về vai trò của miền Bắc trong cuộc kiểm soát miền Nam sau cuộc chiến, và làm thế nào cho miền Nam kết hợp trở lại với Chính phủ liên bang. Nhóm cấp tiến trong đảng Cộng hòa đang kiểm soát Nghị viện như Thaddeus Stevens,
Charles Summer và
Benjamin Wade, chủ trương phải nhanh chóng triệt hạ giới chủ nô, tiêu diệt những mầm mống chống đối còn sót lại ở miền Nam và muốn các định chế của miền Nam phải được thay đổi cấp tốc.
Andrew Johnson và nghị viện miền Bắc tiến hành mở rộng quyền dân sự cho người da đen, đồng thời ngăn cấm những thành viên của Hợp bang miền Nam giành lại quyền lực. Họ phái quân đội tới miền Nam để ngăn chặn những người da trắng từng chống đối Liên bang đăng ký hoặc tham gia bầu cử. Việc triển khai quân đội là biện pháp chính yếu để thiết lập chính quyền mới ở các bang miền Nam, cũng như dùng vũ lực đàn áp những cử tri da trắng và da đen chống lại Liên bang
[21]. Việc này gây căm phẫn cho người da trắng miền Nam, dẫn rới sự ra đời phong trào
Ku Klux Klan (3K) và nhiều nhóm theo
chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
nguồn
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nội_chiến_Hoa_Kỳ