- Biển số
- OF-202035
- Ngày cấp bằng
- 14/7/13
- Số km
- 4,778
- Động cơ
- 369,006 Mã lực
Nói chung là đã đến lúc thay đám xe tăng già cỗi T 54/55 được roài!
http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/vietnam/Viet-Nam-se-mua-T90/20141/53238.vnd
Việt Nam đang nghiên cứu khả năng mua xe tăng chủ lực Т-90 của Nga.
Quân đội Việt Nam đang nghiên cứu khả năng mua một lô tăng chủ lực T-90 của Nga. Quân đội Việt Nam hiện đang rất cần binh khí tăng-thiết giáp hiện đại trong bối cảnh sức mạnh lục quân của các nước láng giềng đang gia tăng mạnh mẽ.
Lực lượng xe tăng của Việt Nam từ lâu đã cần phải được đổi mới và hiện nay cơ bản vẫn gồm các xe tăng Т-55 và Т-72 do Liên Xô sản xuất.
Trước đó, Việt Nam đã xem xét khả năng hiện đại hóa các xe tăng Т-54/55М3 bằng cách lắp cho chúng hệ thống điều khiển hỏa lực của Slovenia, thay hệ thống truyền động và lắp giáp treo phản ứng nổ Blazer của Israel. Chương trình này chỉ dừng lại ở việc chế tạo lô thử nghiệm và các xe tăng chỉ được nâng cấp nhỏ và sửa chữa phục hồi.
Thay vào đó, Nga đã đề xuất Việt Nam hiện đại hóa các xe tăng Т-72 hiện có và xem xét mua các xe tăng mới Т-90. Được biết, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã quyết định xem xét khả năng đó. Các chuyên gia quân đội Việt Nam đã nghiên cứu Т-90 và quan sát xe tăng này hoạt động trong cuộc tập trận ở Ấn Độ, quốc gia đang trang bị các xe tăng Т-90S sản xuất theo giấy phép.
Xe tăng Nga hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu của các chuyên gia quân đội Việt Nam, khó khăn chỉ là làm sao giải quyết các vấn đề tiêu chuẩn hóa toàn bộ lực lượng xe tăng. Chẳng hạn, để giảm chi phí duy trì các đơn vị xe tăng, cần phải trang bị lại hoàn toàn bằng các xe tăng mới, điều đó sẽ kéo theo những khó khăn về tổ chức và hậu cần.
Hiện nay, trong các vấn đề trang bị lại cho quân đội, Việt Nam hoàn toàn dựa vào vũ khí trang bị do Nga sản xuất do tính kế thừa thiết kế của các mẫu vũ khí Nga hiện đại với các mẫu vũ khí Liên Xô hiện có của Việt Nam. Ngoài ra, một yếu tố khác thúc đẩy hợp tác kỹ thuật quân sự của Việt Nam với Nga là sự gia tăng kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước, yếu tố này giúp đơn giản hóa nhiều việc giải quyết các khó khăn tài chính.
http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/vietnam/Viet-Nam-se-mua-T90/20141/53238.vnd
Việt Nam đang nghiên cứu khả năng mua xe tăng chủ lực Т-90 của Nga.
Quân đội Việt Nam đang nghiên cứu khả năng mua một lô tăng chủ lực T-90 của Nga. Quân đội Việt Nam hiện đang rất cần binh khí tăng-thiết giáp hiện đại trong bối cảnh sức mạnh lục quân của các nước láng giềng đang gia tăng mạnh mẽ.
Lực lượng xe tăng của Việt Nam từ lâu đã cần phải được đổi mới và hiện nay cơ bản vẫn gồm các xe tăng Т-55 và Т-72 do Liên Xô sản xuất.
Trước đó, Việt Nam đã xem xét khả năng hiện đại hóa các xe tăng Т-54/55М3 bằng cách lắp cho chúng hệ thống điều khiển hỏa lực của Slovenia, thay hệ thống truyền động và lắp giáp treo phản ứng nổ Blazer của Israel. Chương trình này chỉ dừng lại ở việc chế tạo lô thử nghiệm và các xe tăng chỉ được nâng cấp nhỏ và sửa chữa phục hồi.
Thay vào đó, Nga đã đề xuất Việt Nam hiện đại hóa các xe tăng Т-72 hiện có và xem xét mua các xe tăng mới Т-90. Được biết, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã quyết định xem xét khả năng đó. Các chuyên gia quân đội Việt Nam đã nghiên cứu Т-90 và quan sát xe tăng này hoạt động trong cuộc tập trận ở Ấn Độ, quốc gia đang trang bị các xe tăng Т-90S sản xuất theo giấy phép.
Xe tăng Nga hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu của các chuyên gia quân đội Việt Nam, khó khăn chỉ là làm sao giải quyết các vấn đề tiêu chuẩn hóa toàn bộ lực lượng xe tăng. Chẳng hạn, để giảm chi phí duy trì các đơn vị xe tăng, cần phải trang bị lại hoàn toàn bằng các xe tăng mới, điều đó sẽ kéo theo những khó khăn về tổ chức và hậu cần.
Hiện nay, trong các vấn đề trang bị lại cho quân đội, Việt Nam hoàn toàn dựa vào vũ khí trang bị do Nga sản xuất do tính kế thừa thiết kế của các mẫu vũ khí Nga hiện đại với các mẫu vũ khí Liên Xô hiện có của Việt Nam. Ngoài ra, một yếu tố khác thúc đẩy hợp tác kỹ thuật quân sự của Việt Nam với Nga là sự gia tăng kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước, yếu tố này giúp đơn giản hóa nhiều việc giải quyết các khó khăn tài chính.