Giả sử con chó nó có biểu hiện bất thường thì cũng không đủ thông tin khoa học cho cụ biết nó ảnh hưởng tới người ra sao. Ngược lại, chó không biểu hiện gì thì cũng không có nghĩa là không có hại với con người (và cả chó nữa).Cụ [@Con lừa con;324797] làm quả thí nghiệm chứng minh đi, nếu không cũng là đại ngôn mà thôi.
Giả thiết: chó nhạy cảm với sóng điện từ.
Cách làm: .(i) cài điện thoại chế độ không âm, không rung và tự động trả lời cuộc gọi sau 2s; (ii) đặt điện thoại ở cạnh con chó đang nằm (iii) lấy một điện thoại khác gọi vào điện thoại cạnh con chó (iv) quan sát biểu hiện bất thường (nếu có) của chó theo thời gian.
Lặp lại thí nghiệm 3 lần, quay video và quẳng lên đây cho anh em xem.
Thật ra cụ cứ kỳ vọng vào chó mèo chứ nó chỉ thính tai thính mũi hơn người tí thôi. Cụ thể là nó nghe được tần số âm thanh cao hơn con người, ở người là 20-20.000Hz thì chó là 40-60.000Hz và mèo là 60-80.000Hz. Sóng điện thoại không phải sóng âm, và tần số của sóng điện thoại di động từ 900Mhz-2,1Ghz (tuỳ băng tần 2G hay 3G).
Lại nói về sóng, tần số của các cục phát sóng Wifi ở nhà các cụ cũng gần với dải tần di động, cụ thể là 2,4Ghz thậm chí thêm 5Ghz nếu nhà cụ nào có router dual band. Tuy cường độ không mạnh bằng trạm BTS nhưng các cụ ngồi rất gần với wifi transmitter (router hoặc access point) nên mức độ phơi nhiễm cũng chả kém gì BTS. Cho tới giờ bọn lắm lông bên trời Tây vẫn cãi nhau về chuyện mấy thứ phát sóng này có hại thế nào mà vẫn chưa ngã ngũ, tất cả chỉ dừng ở mức tránh được thì nên tránh, không tránh được thì quên nó đi.