[Funland] Nhà hàng ở Mã Pì Lèng bị yêu cầu dừng hoạt động

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,480
Động cơ
623,300 Mã lực
Cũng đành là có chỗ nghỉ ngơi cho khách thì cũng tốt, tạo điều kiện cho người dân vùng cao làm kinh tế thì cũng hợp lý. Tuy nhiên cũng 1 vừa 2 phải thôi, làm kinh tế mà cứ đối đầu với dư luận, thách thức dư luận thế thì không ổn. Người ta đã thống nhất phá dỡ 1 phần rồi, phần còn lại cũng vẫn đủ kinh doanh thì cứ thế mà theo đi, xây to hơn cả cũ thì thật khó mà yên được với dư luận.
 

nguyenhong3x

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-757533
Ngày cấp bằng
16/1/21
Số km
485
Động cơ
52,690 Mã lực
Công nhận

Xây như cái chòi bê tông, xấu quá

Thế nhìn nó mới thành cái gai cắm giữa thắng cảnh khiến nhiều người chẳng đặng đừng mà phải nói
Đám này làm gì có khái niệm "Đẹp", Đến giữa thổ đu, hay Sapa, Tam Đảo... sau thời Pháp còn ko có dc mấy cái nhà đẹp - phù hợp cảnh quan nữa là ở đây.
 

vim732000

Xe buýt
Biển số
OF-585640
Ngày cấp bằng
17/8/18
Số km
923
Động cơ
146,509 Mã lực
Công trình sai phép, khắc phục xong lại cao hơn công trình cũ, mà từ quan tới dân éo ông nào làm sai, thế mới thánh chứ. HG số một mịa nó rồi.
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
5,594
Động cơ
379,343 Mã lực
Thằng cu gì ở Hà Tĩnh lên thay họ Triệu cũng chẳng khá hơn nhỉ.
Anh ấy học kiến trúc chắc thấy đẹp, ổn, không ai đơn thư, khiếu kiện gì thì kệ mịa cho nhẹ đầu. Tỉnh còn bao nhiêu việc phải lo như đường xá, quy hoạch, đền ơn đáp nghĩa,...Trước dịch thấy em thấy hay dẫn đoàn của tỉnh đi China và các tỉnh ở VN tham quan, học hỏi mô hình hay về phát triển kinh tế lắm. Chắc cũng rút kinh nghiệm nhiều vị tiền nhiệm, không lo chỉ oánh chén mà theo bài vừa làm thì mới có ăn chăng ???
 

tuanzs

Xe container
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
8,666
Động cơ
526,482 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Thằng cu gì ở Hà Tĩnh lên thay họ Triệu cũng chẳng khá hơn nhỉ.
Ko trách được hắn, lão nào húng rồi cũng toạch cả nên nằm im chả làm gì rồi lại lên (thành tích: chả là sai cái cái gì).
 

nguyenhong3x

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-757533
Ngày cấp bằng
16/1/21
Số km
485
Động cơ
52,690 Mã lực
Cần xử lý nghiêm công trình không phép trên đèo Mã Pì Lèng: Bài học kinh nghiệm và trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ di sản
Thứ hai, 16/03/2020

(Mặt trận) - Trong khi cả nước đang chung tay phòng, chống dịch Covid-19 thì tỉnh Hà Giang đã có những bước đi khá kín tiếng liên quan đến việc xử lý tổ hợp nhà hàng, nhà nghỉ Panorama (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) xây dựng trái phép ngay trên hẻm vực Tu Sản, đoạn đèo Mã Pì Lèng nối Mèo Vạc với Đồng Văn. Tuy nhiên, thay vì xử lý nghiêm công trình vi phạm thì địa phương này lại đang có chủ trương đồng thuận cho công trình được phép tồn tại.

Như vậy, đến nay, tòa bê tông “4 không” Panorama Mã Pì Lèng: “không có Giấy chứng nhận đầu tư, không được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không có giấy phép xây dựng, và không có văn bản thẩm định của Bộ VHTT&DL”, được tỉnh Hà Giang chốt phương án cho phép tồn tại, bất chấp phản ứng gay gắt, dữ dội trước đó của dư luận.

Vì sao Hà Giang lại “ban phép màu” cho công trình “4 không” tồn tại?

Theo Đồ án quy hoạch xây dựng công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn đã được Thủ tướng phê duyệt, khu vực có nhà hàng nêu trên là nơi hạn chế hoạt động xây dựng mới, chỉ xây dựng công trình an ninh quốc phòng, phục vụ du lịch, hạ tầng xã hội thiết yếu; chiều cao các công trình từ 1 đến 3 tầng.
Đèo Mã Pì Lèng là di sản thiên nhiên thế giới, còn cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu nên chuyện nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama xây dựng không phép trong khu vực này không còn là câu chuyện của riêng Hà Giang mà còn là câu chuyện của quốc gia và của thế giới.
Với những sai phạm như xây dựng không phép, không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không đăng ký kinh doanh dịch vụ... thì nhà hàng này đáng lẽ phải bị phá dỡ, thì nay Hà Giang đồng thuận cho phép khối bê tông 7 tầng được phép tồn tại.
Trước đó, ngày 8/10/2019, Sở Xây dựng Hà Giang có văn bản gửi UBND tỉnh này báo cáo kết quả cuộc họp liên ngành và đề xuất hướng xử lý công trình nhà hàng Panorama trên đèo Mã Pì Lèng.
Theo đó, Sở Xây dựng Hà Giang đề xuất lãnh đạo tỉnh yêu cầu huyện Mèo Vạc chỉnh trang, cải tạo một phần công trình (gồm tầng âm và một tầng nổi sát mặt đất) để phục vụ việc dừng chân, ngắm cảnh của khách du lịch. Toàn bộ 6 tầng giật cấp phía trên của nhà hàng Panorama xây nhô ra phía sông Nho Quế sẽ bị phá dỡ để cải tạo thành đất trồng cây xanh; thời hạn phá dỡ hoàn thành trước 15/11.

Đồng thời, chủ đầu tư được yêu cầu hoàn thiện các thủ tục pháp lý phần công trình còn lại trong thời hạn 60 ngày; các vi phạm khác xử lý theo quy định.
Mặc dù vậy, không hiểu sao sau nhiều tháng tháng trôi qua, tòa khách sạn được ví như cái “răng sâu” bê tông trên địa danh được gọi là “Tứ đại đỉnh đèo” này vẫn “trơ gan” thách thức pháp luật.
Không thể phủ nhận rằng Hà Giang là một tỉnh nghèo, việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, việc “hợp thức hóa” cho các công trình xây dựng vi phạm, bất chấp cảnh quan thiên nhiên bị ảnh hưởng, xâm hại đã, đang và sẽ trở thành một vấn nạn “nhờn luật”, thách thức hiệu lực quản lý nhà nước cho địa phương này.
Dù không thuộc khu vực bảo vệ của danh thắng nhưng công trình này ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan của danh thắng, cản tầm nhìn và phá vỡ cảnh quan khu vực nhưng việc Hà Giang buông lỏng quản lý vùng đệm di sản dẫn đến hệ lụy và hậu quả như ngày hôm nay.
Điều đó cũng cho thấy sự thiếu trách nhiệm, khả năng quản lý của chính quyền huyện Mèo Vạc và tỉnh Hà Giang. Hay đằng sau đó là sự ưu ái, dung túng một cá nhân xâm phạm tới di sản thiên nhiên và công viên địa chất?
Ngoài ra, đối với nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama, đây là công trình “không phép” chứ không phải trái phép. Như vậy, chủ nhà hàng đã tự ý xây dựng khi chưa được cơ quan quản lý đồng ý. Nên chính quyền Hà Giang có quyền cưỡng chế, phá dỡ bất kỳ lúc nào và không có lý gì để cho nhà hàng này tồn tại đến ngày hôm nay.
Nếu Hà Giang tiếp tục giải quyết sai phạm công trình Mã Pì Lèng Panorama vừa gây hại môi trường, vừa vi phạm pháp luật theo hướng như hiện tại sẽ khiến dư luận băn khoăn, đặt nhiều nghi vấn về một hệ thống hành chính thiếu kỷ cương tại nơi này. Nhìn vào Hà Giang xử lý sai phạm sẽ thấy được uy tín của chính quyền trong mắt người dân, chứ không đơn thuần chỉ là chuyện lợi ích, vin vào cớ gây lãng phí, thiệt hại mà không làm.
Hơn nữa, vụ việc sẽ tạo tiền lệ xấu cho việc xử lý các công trình vi phạm vào di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam trong tương lai. Do đó, đối với những vi phạm như thế không vận dụng theo kiểu phạt cho tồn tại một cách xuê xoa, thậm chí phải xem xét về mặt hình sự vì có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về xây dựng.
Bên cạnh đó, việc một công trình quy mô 7 tầng không phép, xâm phạm di sản ở một vị trí nhạy cảm, bất kỳ người dân nào cũng có thể nhìn thấy thì ngoài trách nhiệm của UBND huyện Mèo Vạc thì trách lãnh đạo tỉnh Hà Giang và các sở, ngành của tỉnh là gì? Những cá nhân, tổ chức nào sẽ phải chịu trách nhiệm vì đã để xảy ra sai phạm?
Rõ ràng, các sở, ngành chuyên môn của tỉnh Hà Giang phải chịu trách nhiệm tùy theo lĩnh vực quản lý của mình. Ở cấp huyện, các phòng chuyên môn có thể trình độ hạn chế không nắm hết được, nhưng ba sở còn lại liên quan tới công trình sai phạm là Xây dựng, TN-MT, VH-TT&DL không thể đứng ngoài cuộc.

Câu chuyện về công trình Panorama trước hết đặt ra vấn đề về kỷ cương, kỷ luật, về trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý xây dựng. Nếu các quy định hiện hành được thực hiện nghiêm túc ngay từ đầu thì rất khó để “con voi chui lọt lỗ kim” và cơ quan quản lý cũng không phải đau đầu tìm cách xử lý “việc đã rồi” như hiện nay.
Do đó, cần phải giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Trong quá trình thực hiện khai thác di sản như một tài nguyên du lịch cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa, xã hội) và việc bảo vệ, giữ gìn yếu tố gốc làm nên giá trị cốt lõi của di sản.
Hai là, đó là trách nhiệm phải tổ chức quy hoạch của khu vực di sản và lân cận, xác định rõ khu nào không được xây dựng, khu nào xây được để phục vụ du khách, bảo tồn chỗ nào, đầu tư chỗ nào.
Quan trọng hơn, các địa phương, trong đó có tỉnh Hà Giang phải gấp rút làm quy hoạch toàn bộ các khu vực của di sản, đưa ra giải pháp cụ thể và chi tiết về bảo tồn và phát triển.
Ba là, trong vùng đệm di sản có những địa điểm, vị trí rất đẹp để kinh doanh, phát triển lợi nhuận trong quần thể, do đó dẫn đến hành vi xâm hại cảnh quan di sản một cách ngang nhiên, nhưng chính quyền chỉ có thể phạt lỗi xây dựng không phép chứ không đủ cơ sở pháp lý để phạt lỗi vi phạm di sản. Có kẽ hở này là do Luật Di sản hiện hành có lỗ hổng. Nếu điều chỉnh được Luật Di sản, chúng ta không chỉ cứu một mình Mã Pí Lèng mà còn cứu hàng nghìn di sản khác trên toàn quốc.
 

alongcamepolly

Xe lăn
Biển số
OF-24452
Ngày cấp bằng
19/11/08
Số km
11,604
Động cơ
20,634 Mã lực
Nơi ở
mọi nơi có thể
Cần xử lý nghiêm công trình không phép trên đèo Mã Pì Lèng: Bài học kinh nghiệm và trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ di sản
Thứ hai, 16/03/2020

(Mặt trận) - Trong khi cả nước đang chung tay phòng, chống dịch Covid-19 thì tỉnh Hà Giang đã có những bước đi khá kín tiếng liên quan đến việc xử lý tổ hợp nhà hàng, nhà nghỉ Panorama (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) xây dựng trái phép ngay trên hẻm vực Tu Sản, đoạn đèo Mã Pì Lèng nối Mèo Vạc với Đồng Văn. Tuy nhiên, thay vì xử lý nghiêm công trình vi phạm thì địa phương này lại đang có chủ trương đồng thuận cho công trình được phép tồn tại.

Như vậy, đến nay, tòa bê tông “4 không” Panorama Mã Pì Lèng: “không có Giấy chứng nhận đầu tư, không được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không có giấy phép xây dựng, và không có văn bản thẩm định của Bộ VHTT&DL”, được tỉnh Hà Giang chốt phương án cho phép tồn tại, bất chấp phản ứng gay gắt, dữ dội trước đó của dư luận.

Vì sao Hà Giang lại “ban phép màu” cho công trình “4 không” tồn tại?

Theo Đồ án quy hoạch xây dựng công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn đã được Thủ tướng phê duyệt, khu vực có nhà hàng nêu trên là nơi hạn chế hoạt động xây dựng mới, chỉ xây dựng công trình an ninh quốc phòng, phục vụ du lịch, hạ tầng xã hội thiết yếu; chiều cao các công trình từ 1 đến 3 tầng.
Đèo Mã Pì Lèng là di sản thiên nhiên thế giới, còn cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu nên chuyện nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama xây dựng không phép trong khu vực này không còn là câu chuyện của riêng Hà Giang mà còn là câu chuyện của quốc gia và của thế giới.
Với những sai phạm như xây dựng không phép, không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không đăng ký kinh doanh dịch vụ... thì nhà hàng này đáng lẽ phải bị phá dỡ, thì nay Hà Giang đồng thuận cho phép khối bê tông 7 tầng được phép tồn tại.
Trước đó, ngày 8/10/2019, Sở Xây dựng Hà Giang có văn bản gửi UBND tỉnh này báo cáo kết quả cuộc họp liên ngành và đề xuất hướng xử lý công trình nhà hàng Panorama trên đèo Mã Pì Lèng.
Theo đó, Sở Xây dựng Hà Giang đề xuất lãnh đạo tỉnh yêu cầu huyện Mèo Vạc chỉnh trang, cải tạo một phần công trình (gồm tầng âm và một tầng nổi sát mặt đất) để phục vụ việc dừng chân, ngắm cảnh của khách du lịch. Toàn bộ 6 tầng giật cấp phía trên của nhà hàng Panorama xây nhô ra phía sông Nho Quế sẽ bị phá dỡ để cải tạo thành đất trồng cây xanh; thời hạn phá dỡ hoàn thành trước 15/11.

Đồng thời, chủ đầu tư được yêu cầu hoàn thiện các thủ tục pháp lý phần công trình còn lại trong thời hạn 60 ngày; các vi phạm khác xử lý theo quy định.
Mặc dù vậy, không hiểu sao sau nhiều tháng tháng trôi qua, tòa khách sạn được ví như cái “răng sâu” bê tông trên địa danh được gọi là “Tứ đại đỉnh đèo” này vẫn “trơ gan” thách thức pháp luật.
Không thể phủ nhận rằng Hà Giang là một tỉnh nghèo, việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, việc “hợp thức hóa” cho các công trình xây dựng vi phạm, bất chấp cảnh quan thiên nhiên bị ảnh hưởng, xâm hại đã, đang và sẽ trở thành một vấn nạn “nhờn luật”, thách thức hiệu lực quản lý nhà nước cho địa phương này.
Dù không thuộc khu vực bảo vệ của danh thắng nhưng công trình này ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan của danh thắng, cản tầm nhìn và phá vỡ cảnh quan khu vực nhưng việc Hà Giang buông lỏng quản lý vùng đệm di sản dẫn đến hệ lụy và hậu quả như ngày hôm nay.
Điều đó cũng cho thấy sự thiếu trách nhiệm, khả năng quản lý của chính quyền huyện Mèo Vạc và tỉnh Hà Giang. Hay đằng sau đó là sự ưu ái, dung túng một cá nhân xâm phạm tới di sản thiên nhiên và công viên địa chất?
Ngoài ra, đối với nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama, đây là công trình “không phép” chứ không phải trái phép. Như vậy, chủ nhà hàng đã tự ý xây dựng khi chưa được cơ quan quản lý đồng ý. Nên chính quyền Hà Giang có quyền cưỡng chế, phá dỡ bất kỳ lúc nào và không có lý gì để cho nhà hàng này tồn tại đến ngày hôm nay.
Nếu Hà Giang tiếp tục giải quyết sai phạm công trình Mã Pì Lèng Panorama vừa gây hại môi trường, vừa vi phạm pháp luật theo hướng như hiện tại sẽ khiến dư luận băn khoăn, đặt nhiều nghi vấn về một hệ thống hành chính thiếu kỷ cương tại nơi này. Nhìn vào Hà Giang xử lý sai phạm sẽ thấy được uy tín của chính quyền trong mắt người dân, chứ không đơn thuần chỉ là chuyện lợi ích, vin vào cớ gây lãng phí, thiệt hại mà không làm.
Hơn nữa, vụ việc sẽ tạo tiền lệ xấu cho việc xử lý các công trình vi phạm vào di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam trong tương lai. Do đó, đối với những vi phạm như thế không vận dụng theo kiểu phạt cho tồn tại một cách xuê xoa, thậm chí phải xem xét về mặt hình sự vì có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về xây dựng.
Bên cạnh đó, việc một công trình quy mô 7 tầng không phép, xâm phạm di sản ở một vị trí nhạy cảm, bất kỳ người dân nào cũng có thể nhìn thấy thì ngoài trách nhiệm của UBND huyện Mèo Vạc thì trách lãnh đạo tỉnh Hà Giang và các sở, ngành của tỉnh là gì? Những cá nhân, tổ chức nào sẽ phải chịu trách nhiệm vì đã để xảy ra sai phạm?
Rõ ràng, các sở, ngành chuyên môn của tỉnh Hà Giang phải chịu trách nhiệm tùy theo lĩnh vực quản lý của mình. Ở cấp huyện, các phòng chuyên môn có thể trình độ hạn chế không nắm hết được, nhưng ba sở còn lại liên quan tới công trình sai phạm là Xây dựng, TN-MT, VH-TT&DL không thể đứng ngoài cuộc.

Câu chuyện về công trình Panorama trước hết đặt ra vấn đề về kỷ cương, kỷ luật, về trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý xây dựng. Nếu các quy định hiện hành được thực hiện nghiêm túc ngay từ đầu thì rất khó để “con voi chui lọt lỗ kim” và cơ quan quản lý cũng không phải đau đầu tìm cách xử lý “việc đã rồi” như hiện nay.
Do đó, cần phải giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Trong quá trình thực hiện khai thác di sản như một tài nguyên du lịch cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa, xã hội) và việc bảo vệ, giữ gìn yếu tố gốc làm nên giá trị cốt lõi của di sản.
Hai là, đó là trách nhiệm phải tổ chức quy hoạch của khu vực di sản và lân cận, xác định rõ khu nào không được xây dựng, khu nào xây được để phục vụ du khách, bảo tồn chỗ nào, đầu tư chỗ nào.
Quan trọng hơn, các địa phương, trong đó có tỉnh Hà Giang phải gấp rút làm quy hoạch toàn bộ các khu vực của di sản, đưa ra giải pháp cụ thể và chi tiết về bảo tồn và phát triển.
Ba là, trong vùng đệm di sản có những địa điểm, vị trí rất đẹp để kinh doanh, phát triển lợi nhuận trong quần thể, do đó dẫn đến hành vi xâm hại cảnh quan di sản một cách ngang nhiên, nhưng chính quyền chỉ có thể phạt lỗi xây dựng không phép chứ không đủ cơ sở pháp lý để phạt lỗi vi phạm di sản. Có kẽ hở này là do Luật Di sản hiện hành có lỗ hổng. Nếu điều chỉnh được Luật Di sản, chúng ta không chỉ cứu một mình Mã Pí Lèng mà còn cứu hàng nghìn di sản khác trên toàn quốc.
Chuyển sang BOT được ko cụ nhỉ?
 

zaisev

Xe tăng
Biển số
OF-89801
Ngày cấp bằng
26/3/11
Số km
1,013
Động cơ
417,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Như cái nhọt trên mông cô gái Mông ấy! Léo nhổ nó đi thì để nó mọc thêm à?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top