Chùa Tây Phương chỗ cũ em có làm QH từ khoảng 2008, lập vành đai bảo vệ, di dân trên núi ra 1 khu chia lô gần đấy khá đẹp. Khu này cũng xong lâu rồi mà dân thì chưa đi, vẫn bám chùa vì đây là nguồn sống của họ bằng cách phục vụ du lịch, dù rất vất vả, nhất là nước phải gánh từ dưới lên!
Em thấy làm cái này là chuẩn ạ! Bảo vệ cảnh quan di tích, chứ hôm rồi lên Chùa Cao chỗ động Thánh Hoá thấy xây thêm mấy cái nhà chùa mới quá!
Cũng khó bởi vì xung quanh chân núi là đất thổ cư từ thời xưa,giờ muốn thiết lập khu vành đai để bảo vệ cảnh quan thì phải đền bù cho dân,mà kinh phí thì....
Nhà cháu quen bà hoạ sỹ,nhà sưu tập tranh Phan thị Ngọc Mỹ,dân gốc Nghệ nhưng mấy đời tổ tiên đã ở Chùa Thày, (học trường mỹ thuật HN khoá 2 cùng cố nhạc phụ nhà cháu,đồng thời là bạn thân đồng khoá bà mẹ vợ bác cả nhà cháu),bà này mua 1 cái nhà gần theo kiểu nhà sàn,sát chân núi phía sườn,phải đi qua 1 cái ao,phong cảnh rất phong thuỷ hữu tình. Bà này vẫn thỉnh thoảng về đây sáng tác,có lúc còn làm cả phòng tranh,triển lãm,thơ phú ầm ầm. Tuy nhiên do mua theo kiểu đất "nhảy dù",mặc dù trước đây chính quyền Hà Tây đã bật đèn xanh cho làm thành 1 khu bảo tàng về văn hoá xứ Đoài,nhưng chính quyền huyện ko dám cấp phép xây dựng,hiện giờ đã xập xệ,khả năng bị thu hồi là rất cao.
Thêm 1 vấn đề nữa về thổ dân Chùa Thầy. Một mặt họ ủng hộ dự án có đền bù thoả đáng nhưng mặt khác họ lại ngấm ngầm vận động biểu tình trả lại đất làm nông nghiệp cho nông dân. Dự án Tuần Châu là minh chứng rõ nét. Đã có nhiều hộ dân sau khi lấy được tiền đền bù đất nông nghiệp,chỉ vài tháng sau họ lại kéo nhau đi biểu tình đòi phải huỷ bỏ dự án của Tuần Châu để đòi lại đất trồng lúa.
Cho nên theo nhà cháu nghĩ,để đưa quy hoạch vào hiện thực,có lẽ phải mất 1 thời gian không ngắn.