Nhà bác họ em có 3 con giai thì một anh là tỷ phú, lấy thẻ xanh ở Mỹ theo diện đầu tư, đi đi về về như đi chợ. Một anh khá giả.
Một anh hơi bị tật về sức khỏe chút nên không giàu được như mấy anh kia, nhưng có anh em hỗ trợ nên cũng ổn. Mà nhà có truyền thống dân kỹ thuật chuyển sang làm kinh tế thôi chứ không phải quan chức gì.
Từ cái ví dụ ấy nên em không tin ở câu tam nam bất phú. Nói rộng ra, em thấy đây là vấn đề niềm tin. Có khi bố mẹ ông bà mình truyền xuống câu ấy, lại gặp một hai nhà xung quanh thấy cảnh như vậy nên từ đó cứ tin sái cổ. Xét về thống kê thì cả phe tin lẫn không tin chẳng bao giờ có điều kiện để làm thống kê
đủ xem câu đó đúng hay sai, toàn dựa vào trải nghiệm vài nhà xung quanh mình xong bảo "tôi đã thấy nhiều lắm, nhiều lắm".
Về logic mà nói thì em nghĩ câu "tam nam bất phú" cũng có ý đúng. Có thể là đẻ con trai nhiều mà nhà không có điều kiện thì khó nuôi vì con nó quậy nghịch; đẻ nhiều nữa thì lại không lo vì tuổi các anh em bắt đầu cách xa nhau, thằng anh thấy bố mẹ khó khăn nên biết bảo ban thằng em học hành chẳng hạn. Đấy, em nghĩ là câu có thể đúng ở chỗ đó, nhưng đúng đến mức nào, tại sao lại dừng lại ở con số 3 thì chẳng ai nghiên cứu kỹ được. Ai tin thì cứ tin thôi.