Nhiều khách hàng hay cho rằng BHNT "lừa đảo'' nhưng phần lớn là mọi người chưa nắm được nguyên tắc hoạt động của SP, chưa được tư vấn đúng - đủ về điều khoản sản phẩm mà mình tham gia và cũng chính bản thân khách hàng không chủ động đọc hợp đồng của mình mặc dù có tận 21 ngày để cân nhắc.
View attachment 6340309
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ
BHNT được tạo ra để con người có thể bù đắp hỗ trợ lẫn nhau khi rủi ro xảy ra theo nguyên tắc số đông bù số ít. Ví dụ : Có 1,000 người, và theo thống kê, thì trong năm sẽ có 3 người gặp rủi ro. Thay vì ngồi chờ rủi ro xảy ra, thay vì cầu trời mình không phải là 1 trong 3 người đó thì 1000 người này chủ động bảo vệ trước rủi ro bằng cách mỗi người đóng vào quỹ chung 1 đồng, sẽ được tất cả là 1,000 đồng. Khi rủi ro xảy ra với 3 người nào đó, thì 1,000 đồng này sẽ được chia đều cho gia đình của 3 người này. Mỗi gia đình của họ sẽ được nhận 333 đồng.
Như vậy với 1 đồng đã được bỏ ra đã mua được sự an tâm. Nếu rủi ro xảy ra thì gia đình được 333 đồng để vượt qua khó khăn.
CÁCH VẬN HÀNH CỦA CÔNG TY BHNT
Thay vì 1,000 người tự nguyện hợp tác với nhau để chia sẻ rủi ro như vậy, thì công ty BHNT sẽ đứng ra thực hiện việc thu mỗi người 1 đồng hàng năm và thực hiện việc đền bù nếu có người xảy ra rủi ro. Đương nhiên công ty BHNT phải trích từ quỹ chung này 1 phần tiền cho chi phí hoạt động và lợi nhuận của họ.
Công ty BHNT phải thẩm định tuổi, sức khoẻ, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống của những người tham gia bảo hiểm để đảm bảo rằng họ có cùng mức rủi ro. Trong ví dụ trên nếu trong 1,000 người đó, có người cao tuổi hơn, hoặc có sẵn các loại bệnh nguy hiểm... tức là tỷ lệ tử vong không phải ở mức 3/1000, mà là 4/1000, 5/1000... thì họ phải được đưa vào nhóm 1,000 người khác, có tỷ lệ mắc bệnh hoặc tử vong và thu mức phí cao hơn tương ứng.
Hành vi của những người có tỷ lệ rủi ro cao mà không “khai báo” thành thật với công ty BHNT nhằm mục đích được mua bảo hiểm ở mức phí thấp hơn hoặc có bệnh rồi mà vẫn muốn được bảo vệ full, gọi là “Anti Selection”. Công ty BHNT không thích khách hàng Anti Selection, và sẽ có quyền không đền bù khi có bằng chứng rõ ràng về hành vi Anti Selection của khách hàng.
Trở lại ví dụ 1,000 người góp 1 đồng. Sản phẩm đó gọi là sản phẩm Tử kỳ. Gia đình khách hàng được nhận 333 đồng nếu rủi ro xảy ra, và mất 1 đồng nếu rủi ro không xảy ra.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng không thích mất 1 đồng này. Họ muốn được bảo hiểm nhưng cũng muốn lấy lại số tiền mà họ đã đóng vào công ty BHNT. Vì thế, ngoài sản phẩm bảo hiểm tử kỳ, các công ty BHNT phát triển thêm các sản phẩm BHNT khác. Thay vì chỉ thu 1 đồng cho Bảo hiểm, họ thu thêm nhiều đồng nữa, giả sử là 20 đồng.
Khi công ty BHNT thu 20 đồng hàng năm và thu trong nhiều năm (10 năm, 15 năm, 20 năm hay trọn đời), thì hàng năm họ sẽ có 1 đồng để lo cho việc chi trả rủi ro của những người tham gia, x đồng cho chi phí, và còn lại (20-1-x) đồng để đầu tư dài hạn vào các công cụ đầu tư như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư...
Nhờ vào việc đầu tư này mà tổng số tiền vào cuối hợp đồng của khách hàng sẽ lớn hơn so với số tiền mà khách hàng đã đóng vào. Và vì thế mà khách hàng cũng thích hơn. Họ không có cảm giác bị mất phí cho bảo hiểm như trường hợp sản phẩm bảo hiểm tử kỳ. Không chỉ được bảo hiểm, họ còn được nhận lại tiền gốc cộng lãi.