[Funland] Nguyên tắc cơ bản khi đi lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
sau khi đăng thớt " những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ chùa" được các cụ động viên và ý kiến đóng góp nên em mở thớt này giới thiệu về Những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ để các cụ, các mợ tham khảo. Có điều gì chưa đúng mong cả nhà góp ý thêm ạ.

Ý nghĩa:

Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu. Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam. Tuy nhiên các nguyên tắc cơ bản khi đi lễ như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết

Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.

Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

Sắm lễ

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

1. Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).

Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…

2. Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.

3. Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng)

Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống.

Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.

4. Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần… Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang:

1 vị chúa

2 vị hầu cận

12 vị cô sơn trang

5. Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻe nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

6. Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…


Trình tự dâng lễ


- Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình. Gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cao lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễtại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

- Kế đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.

- Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.

- Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.

Lưu ý:

+ Không đặt tiền lên các ban, các mâm quả, vào tay/người tượng Phật/Thánh ..., vui lòng cho vào hòm công đức

+ Trước khi đi lễ không nên ăn những thực phẩm chế biến có Tỏi

- Thứ tự khi thắp hương:

Thắp từ trong ra ngoài

Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.

Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.

Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén.

Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.

Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.

Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.


Khi tiến hành lễ dâng hương bạn có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dângcúng cũng được.

Khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.

Hạ lễ

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ cảu ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.

Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc trả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
Link gốc: http://bodetam.vn/c6/t6-128/nguyen-tac-co-ban-khi-di-le-o-dinh-den-mieu-phu.html#.UvmZSWJ_s-E
 
Chỉnh sửa cuối:

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Ý kiến của cụ Bimmer rất hay:
khi dự định đi đền chùa nào thì nên tìm hiểu nơi đó thờ những ai, sự tích phong thánh hiển thánh (thánh phả) như thế nào. Theo em cũng là một dịp hiểu thêm về văn hóa của dân tộc mà không nhất thiết phải quá nặng về vấn đề tâm linh. Ví dụ như là người sống ở Hà nội thì nên đi hành lễ Thăng long tứ trấn. Có đền Bạch Mã thờ thần Long đỗ là thành hoàng thổ địa của Thăng Long. Các bác vướng vào BĐS nhất thiết là phải đi lễ thần, . Thần Long Đỗ hóa thân thành con ngựa bạch dẫn Lý Thái Tổ xây tường thành Thăng Long nên gọi là đền Bạch Mã. Đền Voi phục thờ Linh Lang Đại Vương có công dẫn quân voi đánh giặc Lạ nên hay gọi là đền Voi phục. Đền Kim liên thờ Cao Sơn Đại Vương, vốn là Lạc tướng Vũ Lâm, một trong 50 người con lên rừng với bà Âu cơ. Trấn Vũ quán thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là vị thần xuất xứ từ phương Bắc đã diệt cáo 9 đuôi ở Hồ Tây, diệt gà tinh giúp xây Cổ Loa.
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,974
Động cơ
359,986 Mã lực
Không rõ cụ chủ đã đưa ra nguyên tắc không đặt tiền lên các ban, các mâm quả, vào tay/người tượng Phật/Thánh ... mà thay vào đó thì bỏ tiền vào hòm công đức chưa ạ?
 

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,314
Động cơ
360,266 Mã lực
vote các cụ ............
 

Má Lúm

Xe tăng
Biển số
OF-179077
Ngày cấp bằng
28/1/13
Số km
1,685
Động cơ
350,550 Mã lực
Nơi ở
facebook.com/dacsancaobang
Em nhiệt tình hóng những thớt ntn. Em chưa hiểu/biết rõ về chùa, đền, miếu... thì phải lễ sao cho đúng :D
 

sparkvan

Xe điện
Biển số
OF-83628
Ngày cấp bằng
24/1/11
Số km
2,303
Động cơ
433,220 Mã lực
e cũng vừa xin phép copy có để bản quyền của cụ lên fb của em ạ
 

funoto29

Xe tải
Biển số
OF-150291
Ngày cấp bằng
24/7/12
Số km
216
Động cơ
358,560 Mã lực
e cần phải tìm hiểu thêm, về vấn đề này e còn gà lắm các cụ ạ
 

hung vuong GL

Xe buýt
Biển số
OF-154978
Ngày cấp bằng
1/9/12
Số km
628
Động cơ
358,980 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Ruộng
Em oánh dấu tối đọc.
 

saauddo

Xe buýt
Biển số
OF-44733
Ngày cấp bằng
27/8/09
Số km
836
Động cơ
470,940 Mã lực
Nơi ở
Gốc cây Bơ
Website
www.wonderland.vn
Có bỏ được cái món vàng mã đi ko hả cụ chủ ???? Thánh, Thần... cần tiền mã để làm gì ??? Em thấy đỡ đc cái này là đỡ lắm đấy :) :) :)
 

hoaptt1

Xe hơi
Biển số
OF-298363
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
192
Động cơ
311,110 Mã lực
Thanks cụ ah
 

reloaded

Xe tăng
Biển số
OF-29820
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
1,088
Động cơ
988,175 Mã lực
Em đi lễ chủ yếu thành tâm, vào vái lạy các cụ thánh thần trước, sau đó ra công đức rồi vãn cảnh và đọc các thông tin nơi mình lễ. Thế chắc các thành thần cũng lượng thứ nếu không theo đúng bài bản các cụ nhỉ.
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Không rõ cụ chủ đã đưa ra nguyên tắc không đặt tiền lên các ban, các mâm quả, vào tay/người tượng Phật/Thánh ... mà thay vào đó thì bỏ tiền vào hòm công đức chưa ạ?
Dạ, em sẽ bổ xung luôn cụ ạ

Không được ăn tỏi trước khi vào lễ
Vấn đề này em cũng sẽ bổ xung vào lưu ý mọi người luôn vì thực sự là có lần đi lễ Đền trên Tuyên quang mà chỉ có mấy người ăn sáng có dấm tỏi mà ko tài nào xin đài âm dương được, sau khi bảo mấy ông ăn tỏi ra ngoài thì xin được ngay, hihi
 

Dinhtran

Xe hơi
Biển số
OF-299217
Ngày cấp bằng
20/11/13
Số km
154
Động cơ
310,210 Mã lực
chuyện này rất nên quan tâm!
 

hanoipho83

Xe tải
Biển số
OF-205266
Ngày cấp bằng
8/8/13
Số km
324
Động cơ
321,383 Mã lực
Cái này hay, xin phép em copy cho mọi người đọc, thời nay văn hóa tâm linh zan mình kém quá, cứ chen nhau vung tiền khắp nơi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top