Nguyên tắc 3 giây trong lái xe

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đã vài ba lần giải thích nguyên tắc 3s trong một số thớt, nhưng chưa lập thành 1 thớt độc lập. Có vẻ như nội dung của nguyên tắc 3s cũng chưa được nhiều cụ biết tới, trong khi đây lại là nguyên tắc hàng đầu để tránh tai nạn liên hoàn nên em nghĩ tách thành 1 thớt hợp ý hơn.
Nguyên tắc 3s là trên đường cao tốc hoặc quốc lộ, xe sau luôn giữ khoảng cách với xe trước một thời gian là 3 giây. Ví dụ 2 xe đang chạy 80km/h thì 1s chạy được 22.2 mét, như vậy 3s sẽ tương đương với 66.6m. Nếu xe chạy 100km/h thì khoảng cách 3s sẽ là 83.3m còn nếu chạy 120km/h thì 3s sẽ tương đương 100m.
Như vậy là tốc độ càng cao, khoảng cách với xe trước càng phải giữ xa hơn. Vấn đề là ở chỗ: không tài xế nào có thể ước lượng chính xác khoảng cách với xe trước, bởi vậy người ta mới nghĩ ra nguyên tắc 3s, để tài xế tự nhẩm đếm mà xác định khoảng cách với xe trước tương đối chính xác. Muốn xác định thế nào là 3s, ta chỉ cần đếm thong thả: một, một nghìn, hai, hai nghìn, ba, ba nghìn là tương đương với thời lượng 3s. Nếu các cụ đếm chưa chuẩn thì cầm dồng hồ luyện thêm một chút là được ngay.
Khi đi trên đường, thấy xe trước đi qua 1 vật làm mốc (ví dụ cột điện, cột cây số...) ta bắt dầu đếm như trên. Nếu xe ta tới đúng vật mốc đó khi đếm tới 3 giây là ổn. Nếu chỉ vừa đếm tới hai.. mà xe ta đã cán mốc thì có nghĩa là khoảng cách mới chỉ có hơn 1s, quá nguy hiểm !
Với nguyên tắc 3s, tài xế không cần phải ước lượng khoảng cách, mà cũng không cần phải xem đang chạy tốc độ bao nhiêu km/h để suy ra khoảng cách. Ví dụ đang chạy 89km/h thì để nhân chia, cộng trừ xem cần khoảng cách bao nhiêu là không đơn giản, với nguyên tắc 3s, tài xế chỉ việc đếm 3s là xong !

Tùy điều kiện đường xá mà nguyên tắc 3s có thể có sự hiệu chỉnh cho phù hợp. Với điều kiện trời mưa gió, đường trơn ướt thì cứ tự động tăng thêm thành 4s hoặc thậm chí 5s. Nếu đường đẹp, vắng xe thì đôi khi giảm xuống dưới 3s một chút cũng khá an toàn. Nhưng kể cả đường khô, thời tiết đẹp, nếu xe đông, nhất là dòng xe phía trước đi sát nhau (chắc theo nguyên tắc 1s :) ) thì các cụ cứ nghe em: tự tăng lên 4s
Em luôn áp dụng nguyên tắc này khi đi đường trường kể cả quốc lộ và cao tốc và hầu như luôn an tâm về vấn nạn dồn toa.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vâng
Bố cháu bẩu cứ cảnh giác cẩn thận tập trung vô chuyên môn mà gâu....
còn 2s của ổng ngày ngày đêm đêm or 3s của mợ thơ chỉ mang tính tham khảo, bố thàng ẻm nào mà ngồi lẩm bẩm dư tụng kinh
Lơ đễnh có mà 0s cũng có vấn đề
Cẩn thận là tốt, dưng ko bít cách xe trươc bao nhiêu vẫn có thể húc mít. Một thằng bạn em có lý lẽ như cụ đây, bảo nó nguyên tắc 3s, nó bảo Ôi dồi, em cứ áng áng là chuẩn, cần gì 3s mới 2s. Cách đây quãng 3 năm, xe nó là 1 trong mấy xe húc liên hoàn trên ql 5 vì cái tội áng áng. Xe phải thay toàn bộ cửa hậu. Sau đó bán xe cũng chưa dám mua lại :)
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Cẩn thận là tốt, dưng ko bít cách xe trươc bao nhiêu vẫn có thể húc mít. Một thằng bạn em có lý lẽ như cụ đây, bảo nó nguyên tắc 3s, nó bảo Ôi dồi, em cứ áng áng là chuẩn, cần gì 3s mới 2s. Cách đây quãng 3 năm, xe nó là 1 trong mấy xe húc liên hoàn trên ql 5 vì cái tội áng áng. Xe phải thay toàn bộ cửa hậu. Sau đó bán xe cũng chưa dám mua lại :)
Em tưởng 2s chứ nhỉ :D.
Fun tí thôi, cơ mà em đi cũng chịu khó giữ khoảng cách, nhất là trên cao tốc. Nhiều khi mình giữ k/c lại có cụ vượt lên chen vào :D, nhưng lúc như thế thường cũng ngại giảm tốc thì em chui sang làn bên cho chắc :)), khi nào đủ xa em lại bò về làn cũ :))
 

C230black

Xe hơi
Biển số
OF-194732
Ngày cấp bằng
19/5/13
Số km
104
Động cơ
328,340 Mã lực
Em cũng thấy nhiều cụ nhắc đến quy tắc 2s, giờ lại 3s. Em nghĩ nó còn tùy tốc độ các cụ đang đi, nội đô hay cao tốc nữa ạ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng thấy nhiều cụ nhắc đến quy tắc 2s, giờ lại 3s. Em nghĩ nó còn tùy tốc độ các cụ đang đi, nội đô hay cao tốc nữa ạ.
Quy tắc 2s là nói tới sự xao nhãng khi lái xe. Quy tắc 3s là để nhắc nhở giữ khoảng cách khi bám đuôi. Trong nội đô, nếu đường đông thì quy tắc 3s ko còn ý nghĩa, nó chỉ có ý nghĩa khi các cụ chạy tầm 50km/h trở lên: đường quốc lộ, đường cao tốc, hoặc các con đường trong phố rộng rãi, vắng vẻ.

vâng
vấn đề lại phải quay về cảm tính
Lx là 1 nghệ thuật mang tính cảm giác cao
& ng Lx khi đạt được cảm giác tốt, ng ta sẽ cảm nhận và ngửi thấy mùi nguy hiểm
Đúng lái xe là một nghệ thuật mang tính cảm giác cao. Nhưng để đạt tới trình đó thì phải qua nhiều khổ luyện. Áp dụng nguyên tắc 3s cũng là một cách để đạt tới trình thượng thừa mang tính nghệ thuật đó.
Em nhớ hồi trước mới lái, luôn phải lo nghĩ về cách thức căn trái, căn phải, nhất là bên phải. Có lần hỏi một bác tài xe khách: bác căn lái xe này như thế nào, nó to và dài thế kia mà. Bác tài thủng thẳng trả lời: chẳng căn gì cả, cứ đi thôi. Em nghe cứ tưởng đùa. Nhưng sau một thời gian thì tháy cụ ý nói đúng. Rõ ràng chẳng cần phải căn nữa, đi tự nhiên như nó vốn có. Nhưng để tới dược mức độ ko phải căn, các cụ mới lái luôn phải học nguyên tắc này, nguyên tắc nọ để tới khi chăng có nguyên tắc nào nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

adng

Xe điện
Biển số
OF-29434
Ngày cấp bằng
18/2/09
Số km
2,948
Động cơ
511,240 Mã lực
Em hay chỉ cho các bạn mới lái theo cách khác, họ ko hình dung 3s nó như thế nào đâu. Em chỉ họ mỗi lần phanh dừng ở các tốc độ khác nhau xem khoảng cách dừng xe là bao nhiêu, từ đó đi mà tránh xe phía trước ra.
 

vip tien sinh

Xe ngựa
Biển số
OF-300247
Ngày cấp bằng
30/11/13
Số km
28,563
Động cơ
591,145 Mã lực
Đúng vậy. Và chăm hay không bằng tay quen.
vâng
vấn đề lại phải quay về cảm tính
Lx là 1 nghệ thuật mang tính cảm giác cao
& ng Lx khi đạt được cảm giác tốt, ng ta sẽ cảm nhận và ngửi thấy mùi nguy hiểm
 

Sibu0805

Xe hơi
Biển số
OF-309355
Ngày cấp bằng
25/2/14
Số km
100
Động cơ
300,100 Mã lực
Nguyên lý này của cụ hay thật, em sẽ áp dụng triệt để. Tuy nhiên nếu thằng chạy sau em nó không áp dụng thì em vẫn dính như thường, thế mới đau=)) Dù sao nếu đen thì cũng chỉ bị tông vào mông thôi còn mình vẫn tránh được mông xe trước
 

CarlyVN

Xe hơi
Biển số
OF-358733
Ngày cấp bằng
17/3/15
Số km
173
Động cơ
262,330 Mã lực
Đồng ý với cụ chủ, em cũng cứ áp dụng các nguyên tắc này nọ cho dễ làm, chừng nào thượng thừa rồi hãy hay.

Mà cũng buồn cười, em đi đường cứ cách xe trước đủ xa 2-3s thì một lát có cụ vượt lên chen vào. Thế là em lại phải tụt lại cho đủ khoảng cách. Nhiều lúc cũng chim cú vụ này :-??
 

vip tien sinh

Xe ngựa
Biển số
OF-300247
Ngày cấp bằng
30/11/13
Số km
28,563
Động cơ
591,145 Mã lực
Đúng đó, có khoảng cách là cụ khác chen vào ngay.
Đồng ý với cụ chủ, em cũng cứ áp dụng các nguyên tắc này nọ cho dễ làm, chừng nào thượng thừa rồi hãy hay.

Mà cũng buồn cười, em đi đường cứ cách xe trước đủ xa 2-3s thì một lát có cụ vượt lên chen vào. Thế là em lại phải tụt lại cho đủ khoảng cách. Nhiều lúc cũng chim cú vụ này :-??
 

vinhkhang-arc

Xe buýt
Biển số
OF-372233
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
883
Động cơ
259,592 Mã lực
Hay quá cụ ah. Thanks
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Em đã vài ba lần giải thích nguyên tắc 3s trong một số thớt, nhưng chưa lập thành 1 thớt độc lập. Có vẻ như nội dung của nguyên tắc 3s cũng chưa được nhiều cụ biết tới, trong khi đây lại là nguyên tắc hàng đầu để tránh tai nạn liên hoàn nên em nghĩ tách thành 1 thớt hợp ý hơn.
Nguyên tắc 3s là trên đường cao tốc hoặc quốc lộ, xe sau luôn giữ khoảng cách với xe trước một thời gian là 3 giây. Ví dụ 2 xe đang chạy 80km/h thì 1s chạy được 22.2 mét, như vậy 3s sẽ tương đương với 66.6m. Nếu xe chạy 100km/h thì khoảng cách 3s sẽ là 83.3m còn nếu chạy 120km/h thì 3s sẽ tương đương 100m.
Như vậy là tốc độ càng cao, khoảng cách với xe trước càng phải giữ xa hơn. Vấn đề là ở chỗ: không tài xế nào có thể ước lượng chính xác khoảng cách với xe trước, bởi vậy người ta mới nghĩ ra nguyên tắc 3s, để tài xế tự nhẩm đếm mà xác định khoảng cách với xe trước tương đối chính xác. Muốn xác định thế nào là 3s, ta chỉ cần đếm thong thả: một, một nghìn, hai, hai nghìn, ba, ba nghìn là tương đương với thời lượng 3s. Nếu các cụ đếm chưa chuẩn thì cầm dồng hồ luyện thêm một chút là được ngay.
Khi đi trên đường, thấy xe trước đi qua 1 vật làm mốc (ví dụ cột điện, cột cây số...) ta bắt dầu đếm như trên. Nếu xe ta tới đúng vật mốc đó khi đếm tới 3 giây là ổn. Nếu chỉ vừa đếm tới hai.. mà xe ta đã cán mốc thì có nghĩa là khoảng cách mới chỉ có hơn 1s, quá nguy hiểm !
Với nguyên tắc 3s, tài xế không cần phải ước lượng khoảng cách, mà cũng không cần phải xem đang chạy tốc độ bao nhiêu km/h để suy ra khoảng cách. Ví dụ đang chạy 89km/h thì để nhân chia, cộng trừ xem cần khoảng cách bao nhiêu là không đơn giản, với nguyên tắc 3s, tài xế chỉ việc đếm 3s là xong !

Tùy điều kiện đường xá mà nguyên tắc 3s có thể có sự hiệu chỉnh cho phù hợp. Với điều kiện trời mưa gió, đường trơn ướt thì cứ tự động tăng thêm thành 4s hoặc thậm chí 5s. Nếu đường đẹp, vắng xe thì đôi khi giảm xuống dưới 3s một chút cũng khá an toàn. Nhưng kể cả đường khô, thời tiết đẹp, nếu xe đông, nhất là dòng xe phía trước đi sát nhau (chắc theo nguyên tắc 1s :) ) thì các cụ cứ nghe em: tự tăng lên 4s
Em luôn áp dụng nguyên tắc này khi đi đường trường kể cả quốc lộ và cao tốc và hầu như luôn an tâm về vấn nạn dồn toa.
Dùng nguyên tắc 3s mà "không cần phải ước lượng khoảng cách" thì không đúng. Nguyên tắc này để ước lượng khoảng cách chính xác hơn.
Khi đi trên đường để có khoảng cách an toàn thường ứng với một tốc độ nào đó chỉ cần áp dụng nguyên tắc này một lần đề ước lượng được khoảng cách cần thiết. Chứ không ai liên tục áp dụng nguyên tắc này trên một đoạn đường dài có vận tốc ổn định.
Thậm chí ước lượng có được có thể được dùng cho những lần sau (nếu vẫn còn nhớ) mà không phải áp dụng lại quy tắc 3s.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Đồng ý với cụ chủ, em cũng cứ áp dụng các nguyên tắc này nọ cho dễ làm, chừng nào thượng thừa rồi hãy hay.

Mà cũng buồn cười, em đi đường cứ cách xe trước đủ xa 2-3s thì một lát có cụ vượt lên chen vào. Thế là em lại phải tụt lại cho đủ khoảng cách. Nhiều lúc cũng chim cú vụ này :-??
Để giải quyết "vượt lên chen vào" cụ áp dụng thêm nguyên tắc "đi bên phải" (nếu có thể). Em bảo đảm việc chen vào sẽ không còn vì những người đi kiểu chèn vào luôn có xu hướng bám trái.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top