- Biển số
- OF-897
- Ngày cấp bằng
- 25/7/06
- Số km
- 3,031
- Động cơ
- 581,868 Mã lực
Thời gian năm qua đất Hoài đức, Đông anh, Hà đông và một số khu vực tăng hàng chục phần trăm thậm chí là x2 là không hiếm, trong khi đó đất khu vực HN cũ, Gia lâm, Long biên không tăng nhiều. Ví dụ đất mặt hồ bên Golden Gate đòi tới tới 750tr/m2 hay chung cư lên tới 150tr/m2 là đắt ngang đất tại trung tâm HN. Điều này dẫn tớ hệ quả là người LĐ bình thường lương 20tr - 30tr/tháng ăn chả đủ sẽ chả bao giờ có cơ hội sở hữu nhà đảm bảo quyền hiến định là có chỗ ở - người có đầy đất để không người thì sống chui rúc trong nhiều căn đi thuê, hay chi phí mặt bằng tăng dẫn tới làm ăn kinh doanh khó có lời hay thậm chí tiền thuê nhà thật sự là rất rất nhỏ so với đầu tư vào đất; cả xã hội không thiết gì đầu tư sản xuất kinh doanh làm gì vì chỉ cần đầu cơ chút đất là lời lãi hơn rất nhiều; nhà nhà người người đầu cơ đất chỗ nào cũng nói đến chuyện đất cát rất phản cảm. Lâu dài thì quả bong bóng này sẽ càng phình to, chỉ chờ trực nổ, vì không vay ngân hàng cũng vay thân thiết để đầu cơ đất, biến đây trở thành trò cờ bạc với nhiều con bạc khát nước. Giá hiện này là phi thực tế, vì càng mở rộng xa trung tâm, chu vi càng rộng, thì đất đai càng nhiều, không thể nói là theo phép cộng mà là phép nhân, nên không thể nói là thiếu đất được.
Em cho rằng nguyên nhân là sau mấy năm khó khăn kt do covid, sau 2023 đất đai lại chững, rất nhiều tay to hoặc sở hữu chéo vốn giữ nhiều hàng tồn, đã tìm cách phối kết hợp để thổi giá đất lên, tiêu thụ hàng tồn, tạo nên một mặt bằng giá đất không tưởng, và người tiêu dùng cuối với nhu cầu có thật sẽ phải gánh chịu khi các tay to sau khi thổi lên bán hết sẽ bỏ đi mà thôi, nhất là khi thị trường đang dần đi đến ngưỡng đóng băng như hiện tại. Hoặc nhỏ hơn, có những nhóm đánh sóng hoặc thổi thông qua những phiên đấu giá đất, tạo nên quá nhiều áp lực cho thị trường. Em cho là Chính phủ thì ko thể ko biết, nhất là nhìn từ hàng xóm bên cạnh, nhưng cần kích thích KT, cúu các tay to và nhất là muốn tăng nguồn thu từ đất đai, nên có vẻ cũng muốn thả lỏng thậm chí là kích thích hiện tượng này. Ngân hàng thì zoom tín dụng khá thoải mái, và chấp nhận giá thẩm định ở mức cao và cao hơn dẫn tới vô hình chung càng kích thích lớn cho xu hướng này. Những yếu tố này là nguyên nhân chủ yếu cho những cái mà có thể gọi là điên loạn trong thị trường BĐS hiện nay.
Em có một số ngu kiến như vậy, xin được các cụ chỉ bảo thêm.
Em cho rằng nguyên nhân là sau mấy năm khó khăn kt do covid, sau 2023 đất đai lại chững, rất nhiều tay to hoặc sở hữu chéo vốn giữ nhiều hàng tồn, đã tìm cách phối kết hợp để thổi giá đất lên, tiêu thụ hàng tồn, tạo nên một mặt bằng giá đất không tưởng, và người tiêu dùng cuối với nhu cầu có thật sẽ phải gánh chịu khi các tay to sau khi thổi lên bán hết sẽ bỏ đi mà thôi, nhất là khi thị trường đang dần đi đến ngưỡng đóng băng như hiện tại. Hoặc nhỏ hơn, có những nhóm đánh sóng hoặc thổi thông qua những phiên đấu giá đất, tạo nên quá nhiều áp lực cho thị trường. Em cho là Chính phủ thì ko thể ko biết, nhất là nhìn từ hàng xóm bên cạnh, nhưng cần kích thích KT, cúu các tay to và nhất là muốn tăng nguồn thu từ đất đai, nên có vẻ cũng muốn thả lỏng thậm chí là kích thích hiện tượng này. Ngân hàng thì zoom tín dụng khá thoải mái, và chấp nhận giá thẩm định ở mức cao và cao hơn dẫn tới vô hình chung càng kích thích lớn cho xu hướng này. Những yếu tố này là nguyên nhân chủ yếu cho những cái mà có thể gọi là điên loạn trong thị trường BĐS hiện nay.
Em có một số ngu kiến như vậy, xin được các cụ chỉ bảo thêm.