- Biển số
- OF-442671
- Ngày cấp bằng
- 4/8/16
- Số km
- 20
- Động cơ
- 210,200 Mã lực
Chào các cụ! Xin chia sẻ với các cụ nguyên nhân và cách khắc phục mùi hôi trong xe ô tô như sau:
Trong không khí được hút qua quạt gió của hệ thống điều hòa ô tô thường có các vật và tạp chất khác như lá cây, bụi khoáng, bụi hữu cơ, vi khuẩn, nấm mốc, thức ăn thừa để quên trên xe….. Một phần không nhỏ của các chất này thường bám lại trên bề mặt lá tản nhiệt của dàn lạnh, ống dẫn gió. Sau một thời gian dài sử dụng, lượng tạp chất này tích tụ ngày càng nhiều; Ở điều kiện ẩm ướt, thiếu ánh sáng ( đặc biệt tại khu vực dàn lạnh ) vi khuẩn, nấm mốc phát triển rất mạnh, các chất hữu cơ bị phân hủy .. tạo ra mùi hôi thối khó chịu.
Vì vậy để hạn chế mùi hôi do nấm mốc và chất hữu cơ bị phân hủy gây ra ta có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
- Thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ đối với hệ thống điều hòa ô tô trong đó có việc làm sạch các chất bẩn bám trên dàn lạnh và ống dẫn gió. Công việc này không có trong nội dung bảo dưỡng định kỳ theo các chu kỳ ghi trong tài liệu Hướng dẫn sử dụng xe của nhà sản xuất ( đây là vấn đề nhiều người sử dụng xe vẫn hay nhầm lẫn );
- Định kỳ kiểm tra, thay thế lọc gió điều hòa ( lọc gió cabin);
- Sử dụng chất diệt và chống nấm mốc phun lên dàn lạnh và ống dẫn gió;
- Tắt công tắc A/C và để quạt gió tiếp tục chạy với tốc độ lớn khoảng 5 phút trước khi đỗ xe, tắt máy. Làm như vậy sẽ có tác dụng thổi hết nước bám trên bề mặt lá tản nhiệt của dàn lạnh, hạn chế điều kiện phát triểm nấm mốc và ngoài ra, còn giúp bạn tiết kiệm được cả nhiên liệu.
Chúc các cụ sức khỏe và lái các kiểu an toàn!
Trong không khí được hút qua quạt gió của hệ thống điều hòa ô tô thường có các vật và tạp chất khác như lá cây, bụi khoáng, bụi hữu cơ, vi khuẩn, nấm mốc, thức ăn thừa để quên trên xe….. Một phần không nhỏ của các chất này thường bám lại trên bề mặt lá tản nhiệt của dàn lạnh, ống dẫn gió. Sau một thời gian dài sử dụng, lượng tạp chất này tích tụ ngày càng nhiều; Ở điều kiện ẩm ướt, thiếu ánh sáng ( đặc biệt tại khu vực dàn lạnh ) vi khuẩn, nấm mốc phát triển rất mạnh, các chất hữu cơ bị phân hủy .. tạo ra mùi hôi thối khó chịu.
Vì vậy để hạn chế mùi hôi do nấm mốc và chất hữu cơ bị phân hủy gây ra ta có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
- Thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ đối với hệ thống điều hòa ô tô trong đó có việc làm sạch các chất bẩn bám trên dàn lạnh và ống dẫn gió. Công việc này không có trong nội dung bảo dưỡng định kỳ theo các chu kỳ ghi trong tài liệu Hướng dẫn sử dụng xe của nhà sản xuất ( đây là vấn đề nhiều người sử dụng xe vẫn hay nhầm lẫn );
- Định kỳ kiểm tra, thay thế lọc gió điều hòa ( lọc gió cabin);
- Sử dụng chất diệt và chống nấm mốc phun lên dàn lạnh và ống dẫn gió;
- Tắt công tắc A/C và để quạt gió tiếp tục chạy với tốc độ lớn khoảng 5 phút trước khi đỗ xe, tắt máy. Làm như vậy sẽ có tác dụng thổi hết nước bám trên bề mặt lá tản nhiệt của dàn lạnh, hạn chế điều kiện phát triểm nấm mốc và ngoài ra, còn giúp bạn tiết kiệm được cả nhiên liệu.
Chúc các cụ sức khỏe và lái các kiểu an toàn!