Em trả lời hoàn toàn sự thật thôi, vì một số thành phần bị hao mòn trong quá trình sử dụng phải thay thì mới cho cảm giác như mới được
Còn không thay dầu phanh, má phanh, cuppen vẫn không có cảm giác mềm và nảy ban đầu
Về lý thuyết thì là thế. Nhưng xét thực tế thì còn phải xét cho phù hợp.
Thứ nhất là khi mới chưa có độ rơ nên các chi tiết cơ khí giữ được vị trí hoạt động chính xác, tuy nhiên ma sát sẽ lớn hơn mức hoạt động bt 1 chút - quá trình rốt đa.
Thứ 2 là sau quá trình rốt đa thì chi tiết cơ khí hoạt động trơn, nhẹ nhất và có tăng độ rơ theo tần suất làm việc. Nếu trong phạm vi cho phép mà ở đây là không xước, không ngấm dầu....thì đây chính là khoảng thời gian tốt nhất, dài nhất của chi tiết.
Thứ 3 là với 1 chiếc xe đang đi và không phải là hỏng, chỉ là cảm giác khó chịu và kém an toàn hơn nên nhu cầu khắc phục là rất cần thiết, cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí tối đa, phục hồi độ êm ái cho phanh.
Sau khi khắc phục vết tiếp xúc bằng cách đánh bóng điểm tỳ thì nó sẽ mòn đi một khoảng do quá trình đánh bóng, độ nảy vẫn tốt như thường, và nếu đánh bóng gây mòn quá nhiều thì có thể dẫn đến hiện tượng tay phanh có khoảng lỏng lúc chưa bóp. Điều đó dù có thì cũng không gây hại cho quá trình phanh .