- Biển số
- OF-379252
- Ngày cấp bằng
- 24/8/15
- Số km
- 416
- Động cơ
- 248,800 Mã lực
- Tuổi
- 50
Dạo này tự nhiên có khá nhiều chia sẻ về lý do tắc đường do đâu, xe máy hay ô tô rồi có khá nhiều những ý kiến xoay quanh vấn đề này nhưng cuối cùng tắc đường do đâu thì vẫn không có câu trả lời. Có một điều chắc chắn rằng tắc đường không bao giờ do phương tiện gây nên, xe máy hay ô tô nó cũng chỉ là phương tiện, bản thân nó không thể tạo nên sự hỗn loạn khi tham gia giao thông. Vậy chỉ có thể tắc đường do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
HN hay SG hay những thành phố lớn khác bây giờ cứ ra đường thì sẽ phải đối mặt với vô vàn những khó khăn trong việc tham gia giao thông. Nào là khói bụi, tắc đường, rủi ro luôn rình rập. Em nhớ cách đây khoảng mươi mười năm về trước, khi mà kinh tế vẫn còn khó khăn thu nhập hàng tháng của một người lao động chỉ loanh quanh tầm 3-5/tháng thì giao thông vẫn khá thoải mái. Hồi đấy vẫn chưa có nhiều nhà cao tầng, đường xá cũng không được đẹp như bây giờ, sông Tô Lịch thì vẫn đen và hôi như thế, Trần Duy Hưng vẫn cung cấp thực phẩm cho các loài gia cầm nhiều lông nhưng không bay…9h sáng chạy xe đạp từ Giáp Bát xuống tận khu đường tàu cuối Hồ Tùng Mậu mà chỉ hết tầm 50 phút. Phải chăng kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, công suất của các loại phương tiện giao thông đường bộ tăng lên thì thời gian di chuyển cũng sẽ tăng lên??? Nghịch lý nằm ở đâu?
Từ bao năm nay, bài toán về chống ùn tắc giao thông đô thị luôn là một bài toán khó và rất khó. Rất nhiều những ý tưởng, những đề xuất đã được đưa ra nhưng tắc đường thì ngày càng gia tăng. Có người đã bảo tắc đường là do ý thức của người tham gia giao thông quá kém, cái này cũng chẳng sai. Ý thức tham gia giao thông đúng quy định, tôn trọng luật pháp hình như là thứ gì đó xa xỉ lắm. Người lái ô tô bảo người đi xe máy ý thức kém còn người đi xe máy lại bảo người đi ô tô ý thức tồi. Đã có bao giờ các bác tự hỏi mình rằng vì sao chúng ta dù biết rằng hành vi của mình là vi phạm luật giao thông đường bộ nhưng vẫn làm chưa. Có lẽ sẽ có nhiều lý do nhưng vì bất kỳ lý do gì thì chúng ta cũng đã quá dễ dãi với bản thân mình, đi sai làn, leo lề, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, không thắt dây an toàn…vân vân và mây mây. Dù chúng ta biết rõ luật đấy nhưng vẫn làm. Làm sao để ý thức tham gia giao thông trở lên tốt hơn?
Mỗi buổi chiều tan giờ làm, lại đánh vật với chiếc xe để về nhà. Dù rằng môn đạo đức lớp một có hẳn một bài 2 con dê qua chiếc cầu ai cũng biết đấy, còn cả mang lên mạng xã hội để chia sẻ đấy. Nhưng đang đi ngoài đường mà đằng trước hơi chậm một chút vì chờ đèn đỏ họ sẵn sàng lách lên để tràn sang phần đường của hướng đối diện chỉ để nhanh hơn một chút. Hệ lụy là tắc nguyên một con đường, nhanh đâu không thấy chỉ thấy mất thêm vài chục phút để chờ lực lượng chức năng tới đều phối mới đi được. Ông bạn em mỗi lần gặp mấy tình trạng điền vào chỗ chấm đều rất bức xúc kéo cửa xuống và thả ra một câu: đạm cà mau nhà mày, đi thế thì bên kia người ta đi làm sao. Ngu vừa thôi. Đợt này có mấy lần ngồi cùng xe với ông ấy thì không thấy hắn kéo cửa xuống chửi nữa mới hỏi đùa, ơ thế dạo này đang tu tâm à. Hắn chỉ cười khà khà, chửi nhiều mệt bome ra, kệ kụ chúng nó.
Việc kinh tế phát triển, đời sống của người dân tăng lên là một dấu hiệu tốt nhưng nó phải đi kèm với một sự phát triển đồng đều về mọi mặt. Kiểm soát chặt lượng xe bán ra để cân đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, di dời các trường đại học, nhà máy, bệnh viện ra khu ngoại thành để giải tỏa áp lực cho nội thành. Kiểm soát chặt việc đào tạo, cấp giấy phép lái xe em nghĩ khả năng chỉ cần làm được mấy ý nhỏ như trên là sẽ không còn việc cãi vã nhau tắc đường là do ô tô hay xe máy nữa. Theo các cụ có phải thế không ạ?
HN hay SG hay những thành phố lớn khác bây giờ cứ ra đường thì sẽ phải đối mặt với vô vàn những khó khăn trong việc tham gia giao thông. Nào là khói bụi, tắc đường, rủi ro luôn rình rập. Em nhớ cách đây khoảng mươi mười năm về trước, khi mà kinh tế vẫn còn khó khăn thu nhập hàng tháng của một người lao động chỉ loanh quanh tầm 3-5/tháng thì giao thông vẫn khá thoải mái. Hồi đấy vẫn chưa có nhiều nhà cao tầng, đường xá cũng không được đẹp như bây giờ, sông Tô Lịch thì vẫn đen và hôi như thế, Trần Duy Hưng vẫn cung cấp thực phẩm cho các loài gia cầm nhiều lông nhưng không bay…9h sáng chạy xe đạp từ Giáp Bát xuống tận khu đường tàu cuối Hồ Tùng Mậu mà chỉ hết tầm 50 phút. Phải chăng kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, công suất của các loại phương tiện giao thông đường bộ tăng lên thì thời gian di chuyển cũng sẽ tăng lên??? Nghịch lý nằm ở đâu?
Từ bao năm nay, bài toán về chống ùn tắc giao thông đô thị luôn là một bài toán khó và rất khó. Rất nhiều những ý tưởng, những đề xuất đã được đưa ra nhưng tắc đường thì ngày càng gia tăng. Có người đã bảo tắc đường là do ý thức của người tham gia giao thông quá kém, cái này cũng chẳng sai. Ý thức tham gia giao thông đúng quy định, tôn trọng luật pháp hình như là thứ gì đó xa xỉ lắm. Người lái ô tô bảo người đi xe máy ý thức kém còn người đi xe máy lại bảo người đi ô tô ý thức tồi. Đã có bao giờ các bác tự hỏi mình rằng vì sao chúng ta dù biết rằng hành vi của mình là vi phạm luật giao thông đường bộ nhưng vẫn làm chưa. Có lẽ sẽ có nhiều lý do nhưng vì bất kỳ lý do gì thì chúng ta cũng đã quá dễ dãi với bản thân mình, đi sai làn, leo lề, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, không thắt dây an toàn…vân vân và mây mây. Dù chúng ta biết rõ luật đấy nhưng vẫn làm. Làm sao để ý thức tham gia giao thông trở lên tốt hơn?
Mỗi buổi chiều tan giờ làm, lại đánh vật với chiếc xe để về nhà. Dù rằng môn đạo đức lớp một có hẳn một bài 2 con dê qua chiếc cầu ai cũng biết đấy, còn cả mang lên mạng xã hội để chia sẻ đấy. Nhưng đang đi ngoài đường mà đằng trước hơi chậm một chút vì chờ đèn đỏ họ sẵn sàng lách lên để tràn sang phần đường của hướng đối diện chỉ để nhanh hơn một chút. Hệ lụy là tắc nguyên một con đường, nhanh đâu không thấy chỉ thấy mất thêm vài chục phút để chờ lực lượng chức năng tới đều phối mới đi được. Ông bạn em mỗi lần gặp mấy tình trạng điền vào chỗ chấm đều rất bức xúc kéo cửa xuống và thả ra một câu: đạm cà mau nhà mày, đi thế thì bên kia người ta đi làm sao. Ngu vừa thôi. Đợt này có mấy lần ngồi cùng xe với ông ấy thì không thấy hắn kéo cửa xuống chửi nữa mới hỏi đùa, ơ thế dạo này đang tu tâm à. Hắn chỉ cười khà khà, chửi nhiều mệt bome ra, kệ kụ chúng nó.
Việc kinh tế phát triển, đời sống của người dân tăng lên là một dấu hiệu tốt nhưng nó phải đi kèm với một sự phát triển đồng đều về mọi mặt. Kiểm soát chặt lượng xe bán ra để cân đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, di dời các trường đại học, nhà máy, bệnh viện ra khu ngoại thành để giải tỏa áp lực cho nội thành. Kiểm soát chặt việc đào tạo, cấp giấy phép lái xe em nghĩ khả năng chỉ cần làm được mấy ý nhỏ như trên là sẽ không còn việc cãi vã nhau tắc đường là do ô tô hay xe máy nữa. Theo các cụ có phải thế không ạ?