Dòng bôi đậm của bác hay của ông Lê Anh thế?Cụ Lê Anh trả lời đây cụ:
Oài.
Nhiều bạn tâm sự với tôi là cái phát biểu mốc Zero "20 nghìn năm về trước.." giúp cho các bạn có được chỗ dựa. Một số lại bảo thích cái post "Con chó đang ngồi dưới gốc cây". Thi thoảng lại có người rủ đi ăn phở Covid.
Nhiều bạn bảo tôi viết thành báo khoa học. Thì sẽ viết, nhưng giá trị của một bài báo là để đem lại lợi ích cho cuộc sống; nay những gì tôi viết ra đã giúp các bạn hãnh diện về nguồn gốc dân tộc, hãnh diện về ngôn ngữ tiếng Việt và hãnh diện về văn hóa dân tộc -- vậy có khi chả cần viết báo chí làm gì, hoặc là nếu có viết thì cũng từ từ. Chết đi rồi thì danh cũng là đất.
Hiện tại tôi đang băn khoăn. Có hai con đường di cư tới Đông Nam Á, một đường 5500km và một đường 8500km. Có phải cụ tổ dân tộc Việt chúng ta đã đi theo con đường 5500km ven theo chân dãy Himalaya tới vùng Đông Nam Á này từ rất sớm, sớm hơn tới 10 nghìn năm so với người Nam Đảo đi theo đường 8500km, hay không? Di chỉ khảo cổ học ở Lào và Bắc Việt Nam liên quan tới nhau, và có rất nhiều di chỉ khảo cổ học ở Lào cũng như ở Việt Nam có tuổi tới vài chục nghìn năm -- trong khi ở Thái Lan và ở Campuchia thì chỉ có các di chỉ khoảng 6000 năm tuổi đổ lại.
Nhiều bạn quy cho tôi cái tội hay chửi bậy. Thậm chí là cái tút này mới chỉ viết đến đây thì ối người đã cho là tôi chửi xéo bọn ngợm khoa học, viết cho rõ lắm báo chí khoa học vào mà chả chùi đít được (chức quyền thì có ghê). Rồi là các vị ấy lại đệm thêm cái điệp khúc về một dạng tâm thần "mạng Neural Network" Seven up -- tức tầng 8. Rồi không quên chêm thêm ngợm Top "ra đề thi sai mà cũng chả thèm xin lỗi!".
Tôi thì hiền lành, chả chửi ai, toàn bị hiểu lầm. Có điều tôi hành văn tiếng Việt là siêu. Và không may cho ngợm khoa học nào mà đọc phải, thì chắc bị ECMO còn quá Covid-91.
Chúng ta nhắc lại mốc số 0 của lịch sử dân tộc Việt Nam
=====
"20 nghìn năm về trước mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m. Vùng Vịnh Hạ Long nay xưa là rừng núi, nơi có người tiền sử sinh sống. Trong suốt 10 nghìn năm sau đó mực nước biển dâng dần, Vịnh Hạ Long chìm xuống dưới làn nước biển nhưng phần đất Việt Nam tiền sử 10 nghìn năm về trước vẫn có hình dáng như ngày nay. Nước biển tiếp tục dâng người tiền sử di cư về hai phía của dãy Đông Triều. Về vùng đất phía Bắc là cư dân Bách Việt, về phía Việt Nam tiền sử là cư dân Sông Hồng. Bách Việt và cư dân Sông Hồng có cùng nguồn gốc ở đồng bằng Hạ Long, như do bị ngăn cản bởi các dãy núi cao mà, cho dù có sự thẩm thấu, nhưng sự khác biệt về văn hóa đã bắt đầu từ 10 nghìn năm về trước. Cư dân Sông Hồng là tổ tiên trực tiếp của dân tộc mà chúng ta gọi là Việt Nam ngày nay. Và chúng ta là chủ nhân thực sự, chủ nhân liên tục mảnh đất Việt nam này suốt 10 nghìn năm qua.
Trong 4000 năm tiếp theo mực nước biển tiếp tục dâng ngập hoàn toàn đồng bằng Bắc Bộ, sau đó nó giữ nguyên như hiện nay, không dâng thêm nữa. Đồng bằng Bắc Bộ ngày nay xưa là một Vịnh biển nông. Ở gần Hà Nội độ sâu khoảng 10m, ở những vùng duyên hải Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, độ sâu lên tới 50m. Trong suốt 6000 năm qua phù sa sông Hồng đã bồi lấp vịnh này để trở thành đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, vùi lấp đồng bằng Bắc Bộ xưa ở độ sâu mấy chục mét. Người tiền sử di cư vào các vùng núi cao. Khi đồng bằng Sông Hồng được phù sa bồi, bộ phận người di cư ra vùng đất mới bồi là người Kinh, bộ phận ở lại là người Mường. Dân di cư tới các gò cao xung quanh gò có nước tự chảy, vì thế mà hình thành ra văn hóa Gò Đống.
Dân tộc kinh và dân tộc Mường vẫn giữ được những nét chung của văn hóa từ 20 ngàn năm trước ở Vịnh Hạ Long. Các dân tộc thiểu số khác di cư tới Việt Nam vào thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên -- trong một nỗ lực chống lại sự Hán hóa. Họ định cư ở những vùng núi cao.
Trong lịch sử có rất nhiều cuộc di cư nhỏ lẻ từ ven biển phương Bắc tới Việt Nam Những cư dân này có cùng hệ gen với người địa phương, và họ bị đồng hóa văn hóa để tạo thành một cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất."
=====
Nếu đúng là người Việt di cư dọc theo đường 5500km thì trên thực tế ông cha cũng ta đã làm chủ toàn bộ mảnh đất Việt Nam hình chữ S này trước cả Chiêm Thành.
Nó được giải thích bởi
"Hiện tại tôi đang băn khoăn. Có hai con đường di cư tới Đông Nam Á, một đường 5500km và một đường 8500km. Có phải cụ tổ dân tộc Việt chúng ta đã đi theo con đường 5500km ven theo chân dãy Himalaya tới vùng Đông Nam Á này từ rất sớm, sớm hơn tới 10 nghìn năm so với người Nam Đảo đi theo đường 8500km, hay không? Di chỉ khảo cổ học ở Lào và Bắc Việt Nam liên quan tới nhau, và có rất nhiều di chỉ khảo cổ học ở Lào cũng như ở Việt Nam có tuổi tới vài chục nghìn năm -- trong khi ở Thái Lan và ở Campuchia thì chỉ có các di chỉ khoảng 6000 năm tuổi đổ lại."
Sao ông Lê Anh giải thích ở dưới Lào Việt di chỉ vài chục nghìn năm mà Thái Cam 6000 năm, mà lại hỏi đi đường xuyên ngang theo vĩ tuyến hay đi từ dưới lên nhỉ?