[Funland] Nguồn gốc logo các loại xe

ZippoTài khoản đã xác minh

chuyên xoá bài và ban nick theo yêu cầu
Biển số
OF-36
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
2,980
Động cơ
612,729 Mã lực
Nơi ở
trển
Nguồn gốc logo các loại xe
http://gawlowski.com/matt/cars/car_logos.html

Nội dung được lấy từ tạp chí, tháng Bảy năm 1999. Tác giả: Martin Buckley.
Sau đó có một vài điểm cập nhật được dựa trên ý kiến phản hồi của độc giả và các nghiên cứu của riêng tôi, vì thế những gì bạn thấy ở đây có khác chút ít so với nội dung được công bố trên tạp chí CAR.



ALFA ROMEO

Cây thập tự màu đỏ và con rắn đeo vương miện đang ngoạm một hình người là lời cảnh báo cho những người sở hữu Alfa Sud, những người có thể phàn nàn về việc mất đi vị trí dẫn đầu của họ? Không, những hình tượng này là biểu tượng của thành phố Milan và liên quan đến Crusades, vì thế mà có hình cây thập tự. Hình người bị ăn thịt là con của Saracen, tùy thuộc bạn nghe câu chuyện từ đâu.



Bốn vòng tròn của Audi đại diện cho bốn công ty thuộc congxoocxium Auto-Union vào năm 1932: DKW, Horch, Wanderer, và Audi. Sau chiến tranh, cái tên Audi - trong tiếng Latin có nghĩa là “Hãy lắng nghe!” - biến mất, nhưng nó được khôi phục vào năm 1965 với việc sử dụng logo có 4 vòng tròn. Ngoài ra, cái tên này là một cách chơi chữ của từ 'hoerch', trong tiếng Đức có nghĩa là 'nghe', tên của một trong những người sáng lập ra Audi.


BMW

Hình tròn BMW là một hình cách điệu tượng trưng cho cánh quạt máy bay đang quay, và màu xanh biểu trưng cho bầu trời. Đúng vậy - Bayerische Motoren Werke đã sản xuất các động cơ cho ngành hàng không quân đội, dùng cho các máy bay đã ném bom chính những nhà máy mà ngày nay họ sở hữu. Thế giới quả thật là buồn cười.


CITROEN

Bạn có thể nghĩ rằng biểu tượng chữ V hướng lên trên là hình ảnh cho thấy khao khát vươn về phía trước, tiến đến công nghệ cao của Citroen. Nhưng không: Andre Citroen khởi nghiệp trong ngành sản xuất xe bằng việc làm các bánh răng truyền động, và hình hai chữ V là để thể hiện các răng cưa của bánh răng.


FERRARI

Đây không phải là hình chú ngựa đang nhảy lên, nó là một con lừa đang nhảy múa - Enzo đã bị treo lên như thế và anh ta muốn ai ai cũng biết điều đó. Hehe, không không, tôi đùa đấy. Thực ra thì hình ảnh chú ngựa nhảy lên nguyên là biểu trưng cho phi công ưu tú nhất của Italian WWI - Francesco Baracca, và cha mẹ của anh này đã thuyết phục Ferrari dùng hình ảnh tượng trưng của con trai họ cho những chiếc xe đua Alfa của anh ta.


FORD

Cánh tay phải của Henry Ford, Harold Wills, đã kiếm tiền bằng cách in business card ngay từ những ngày còn trẻ, vì thế khi Henry tìm kiếm logo cho hãng của ông vào năm 1903, ông đã bỏ bộ bản in cũ John Bull của ông. Phông chữ này chính là cái ông đã dùng cho danh thiếp của mình. Hình ôvan bao quanh xuất hiện vào năm 1912 và màu xanh được thêm vào cho model A vào năm 1927.



Fiat lần đầu tiên sử dụng logo 5 thanh ở Uno năm 1982, sau khi giám đốc thiết kế của Fiat là Mario Maioli - chạy xe qua nhà máy Mirafiori trong đêm sau một lần cắt giảm công suất - nhìn thấy logo FIAT khổng lồ trên nóc nhà máy, in trên nền trời đang mờ dần. Ông ta đã cho ra một phác thảo chớp nhoáng - 5 thanh biểu hiện không gian mà ông nhìn thấy giữa các chữ cái.


MASERATI

Giống như Alfa, biểu tượng của Maserati cũng là niềm tự hào của một thành phố - cái đinh ba là biểu tượng truyền thống của Bologna, nơi những chiếc xe của hãng được sản xuất lần đầu tiên.


MAZDA

Logo của Mazda không chỉ là một bông hoa tulip được cách điệu. Được phát triển bởi Rei Yoshimara, một người xây dựng hình ảnh doanh nghiệp nổi tiếng thế giới, hình chữ V tượng trưng cho những cánh bay trải rộng - theo ngôn ngữ của Mazda là 'Sự sáng tạo, cảm giác về một sứ mạng, sự lịch lãm và linh hoạt - là Mazda.' Chúng ta có lẽ chưa từng biết là có nhiều điều ẩn sau logo này đến thế.


MERCEDES

Ngôi sao ba cánh của Mercedes-Benz tượng trưng cho sự thống trị của nó với đất đai, biển cả và bầu trời. Nó được thấy lần đầu tiên trên xe Daimler vào năm 1909, và được kết hợp với vòng nguyệt quế của Benz vào năm 1926 để thể hiện sự thống nhất của hai công ty. Logo hiện nay với vòng tròn đơn chứa ngôi sao bên trong lần đầu xuất hiện vào năm 1937.


MITSUBISHI

Mặc dù Mitsubishi mới vào nước Anh được 25 năm nhưng họ đã sản xuất chiếc xe đầu tiên từ năm 1917. Công ty này ra đời từ năm 1870, khi họ đóng những con tàu đầu tiên - và hình ba viên kim cương tượng trưng cho chân vịt của tàu thủy.

Tên công ty có nghĩa là 'ba hình thoi'; nó cũng có thể được hiểu là 'ba hạt dẻ nước' hay 'ba viên kim cương'.

Gần đây một độc giả có ý kiến rằng logo này ra đời từ sự kết hợp của hai gia huy và thực sự không liên quan đến bộ phận nào của tàu thủy cả. Sự liên quan với ngành đóng tàu là một quan niệm sai lầm sinh ra từ thực tế là công ty này hoạt động trong ngành đóng tàu từ những ngày đầu thành lập.


PEUGEOT

Có một câu hỏi đây: mối liên hệ giữa Peugeot và Tượng Nữ thần Tự do là gì? Một trong những mẫu xe đầu tiên của Peugeot được biết đến là chiếc Lion-Peugeot, chiếc xe mang biểu tượng con sư tử của thành phố Belfort, nơi nó được sản xuất. Bartholdi, kiến trúc sư chịu trách nhiệm xây dựng Tượng Nữ thần Tự do, cũng là người tham gia vào công trình Belfort’s Inn.


PORSCHE

Logo Porsche về cơ bản là biểu trưng của thành phố Stuttgart, thành phố được xây dựng trên vùng đất của một trại ngựa - vì thế có hình con ngựa. Những chiếc gạc nai và các dải màu đỏ đen là một phần biểu tượng của Vương quốc Wurttemberg.


RENAULT

Viên kim cương của Renault ban đầu là một biểu tượng gắn trên nắp capô. Còi xe được lắp phía sau biểu tượng này, vì thế từ năm 1922 phần giữa của biểu tượng được bỏ đi giúp âm thanh thoát ra. Ban đầu nó có hình tròn và nó trở thành viên kim cương vào năm 1924.



Rovers là những người rong chơi, giống những người Viking - vì thế mà biểu tượng gắn trên thuyền của người Viking được dùng với nhiều hình dáng khác nhau trên những chiếc xe Rover ngay từ thời kỳ đầu. Nó đã được cách điệu rất nhiều lần trên những mẫu xe SD1, nhưng sau đó nó được thay đổi thành biểu tượng như hiện nay, lần đầu tiên được dùng trên chiếc P6.


SKODA

Trông nó giống một con gà tây màu xanh đang bay (gà tây không bay, phải không ạ?) - có lẽ là thích hợp với một vài mẫu xe thời kỳ đầu của Skoda - nhưng thực ra đó là một mũi tên có cánh, không có ý nghĩa gì đặc biệt ngoài ấn tượng thông thường về tốc độ.


SUBARU

Subaru là công ty xe hơi Nhật Bản đầu tiên sử dụng tên từ tiếng mẹ đẻ của họ. Từ này chỉ một nhóm 6 ngôi sao - cũng được biết tới với tên gốc Nhật của nó là mutsuraboshi - thuộc chòm sao Kim Ngưu. Chúng ta còn biết từ đó có nghĩa là Pleiades.


TOYOTA

Người Nhật Bản khá là chuộng các loại logo phức tạp, điên rồ và ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Vì thế, logo hiện tại của Toyota, trông giống như một anh chàng chăn bò đội một chiếc mũ to đùng, thực ra là ba hình elip mô tả tình cảm của khách hàng, tinh hoa của sản phẩm, và những tiến bộ công nghệ vượt bậc cũng như những vận hội lớn lao phía trước. Cụ thể thế này:

Trong tiếng Nhật, 'Toyo' có nghĩa là sự giàu có, và 'ta' là gạo. Tôi được nghe kể rằng trong một vài nền văn hóa Á Đông người ta tin rằng những ai được ban cho sự giàu có về lúa gạo cũng được ban cho sự thịnh vượng.

Khi công ty được thành lập vào năm 1937, cái tên 'Toyota' được dùng thay vì họ 'Toyoda' của gia đình. Lý do của việc này là:
· Tuyên bố sự tách bạch giữa sự nghiệp của những sáng lập viên và cuộc sống gia đình của họ
· Dễ phát âm
· Tạo cho công ty một sự khởi đầu đầy triển vọng; 8 là một con số may mắn và để viết từ Toyota bằng chữ Katakana thì chỉ cần 8 nét, trong khi cần đến 10 nét để viết từ Toyoda



Volkswagen là một logo rất dễ hiểu! Trong tiếng Đức nó có nghĩa là "Xe của mọi người".



Volvo trong tiếng Latin có nghĩa là 'Tôi lăn', và hình tròn có mũi tên thực chất là ký hiệu của thép dùng trong bản đồ - ngành công nghiệp nổi tiếng nhất của Thụy Điển trước khi IKEA ra đời.

Vòng tròn và mũi tên tượng trưng cho cái khiên và cái mác của Thần chiến tranh (Sao Hỏa), cũng là biểu tượng của sắt. Mỗi hành tinh "cổ điển" đều được gắn với một kim loại: Mặt trời = vàng, Mặt trăng = bạc, Sao Thủy = thủy ngân, Sao Kim = đồng, Sao Hỏa = sắt, Sao Mộc = thiếc, Sao Thổ = chì.



Những chữ cái ở trên cùng là các chữ viết tắt tên người sáng lập ra Lotus, Anthony Colin Bruce Chapman. Tuy nhiên, mọi người không được biết vì sao ông chọn cái tên 'Lotus' cho công ty của mình. Màu xanh của nền logo là màu xanh British Racing, màu được dùng cho những chiếc của họ thời đó. Nền màu vàng biểu hiện những ngày tươi sáng phía trước mà Mr Chapmen kỳ vọng cho công ty của ông.


LAMBORGHINI

Logo của Lamborghini cũng rất dễ hiểu... nó là một chú bò tót. Bạn biết là Mr. Lamborghini rất thích môn đấu bò; điều này không chỉ thể hiện trên logo xe của ông mà còn dễ thấy ngay ở các tên xe... hầu hết các tên xe Lamborghini đều có mối liên hệ nào đó với môn đấu bò, đó có thể là tên một chú bò cụ thể hoặc tên một giống bò tót.


PANOZ

Chòm lông mào Panoz được thiết kế bởi người sáng lập công ty, Daniel Panoz. Các màu đỏ, trắng và xanh dương phản ánh rằng Panoz là một công ty của Mỹ; các hình xoắn là biểu trưng cho sự hòa hợp của tính cân bằng và đối xứng được thể hiện trong hình bát quát. Cây cỏ ba lá ở giữa logo thể hiện nguồn cội Ai Len của công ty cũng như của gia đình Panoz.


CIZETA

Logo Cizeta mô tả hình đầu sói, đại diện cho những con sói cái Tiberian đã nuôi nấng Romulus và Remus, những đứa trẻ mồ côi của Thần chiến tranh đã tìm ra thành Rome. Màu xanh dương và màu vàng là màu sắc của Modena, Italy. Từ 'Cizeta' là chữ viết tắt tên của người sáng lập, 'CZ' - Claudio Zampolli.



Vật tượng trưng cho bóng ma trên logo của Koenigsegg là để bày tỏ lòng tôn kính với Sweedish Air Force, phi đội đã chiếc đấu ở không phận nơi có nhà máy của Koenigsegg (họ dùng bóng ma làm biểu tượng cho mình).
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,637
Động cơ
597,359 Mã lực
Nhà bật lửa tầu keo thế, cho cái logo rõ "to"
 

nqhung56

Xe buýt
Biển số
OF-67793
Ngày cấp bằng
6/7/10
Số km
512
Động cơ
437,260 Mã lực
bổ ích quá
 

donnguyen

Xe hơi
Biển số
OF-81866
Ngày cấp bằng
4/1/11
Số km
117
Động cơ
415,100 Mã lực
cám ơn bác chủ thớt đã cho biết thêm nhiều thông tin thú vị. Voldka nhé
 

Oldstar

Xe tăng
Biển số
OF-85138
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
1,346
Động cơ
421,441 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó
thú vị thật, cảm ơn cụ chủ thớt
 

hoangrau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-12503
Ngày cấp bằng
7/1/08
Số km
162
Động cơ
524,880 Mã lực
Website
waodate.com
Cái ngôi sao 3 cánh đẹp nhứt đấy ợ.
 

Linhperfume

Xe tăng
Biển số
OF-23833
Ngày cấp bằng
8/11/08
Số km
1,288
Động cơ
504,840 Mã lực
Website
www.facebook.com
còn có hãng có logo như 3 viên đạn cắm xuống là hãng nào ấy nhỉ các cụ. quên béng mất
 

vivuvo

Xe đạp
Biển số
OF-107600
Ngày cấp bằng
3/8/11
Số km
43
Động cơ
393,310 Mã lực
Bài viết hay nhưng vẫn còn thiếu vài hãng như các cmt ở trên đã nói. Mà mình tháy hơi chung chung. Cảm ơn bạn rất nhiều :)
 

sirien

Xe hơi
Biển số
OF-83971
Ngày cấp bằng
27/1/11
Số km
162
Động cơ
413,220 Mã lực
hay nhề. bít dc cái này ngồi uống bia hơi chém gió dc đấy :))
 

thịt ba chỉ

Xe máy
Biển số
OF-56198
Ngày cấp bằng
30/1/10
Số km
67
Động cơ
448,240 Mã lực
Nơi ở
HN - ĐN
Đọc cái này hay quá
 

wind_nol0v3

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-99467
Ngày cấp bằng
10/6/11
Số km
2,907
Động cơ
443,392 Mã lực
Cái này hay thanks cụ chủ

Gửi từ R800i của tôi, sử dụng ứng dụng Forum Runner
 

nextgen

Xe đạp
Biển số
OF-128818
Ngày cấp bằng
30/1/12
Số km
36
Động cơ
375,170 Mã lực
Những logo mà không có chữ em nhớ lâu hơn có chữ :D.
 

bintung

Xe tải
Biển số
OF-84806
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
352
Động cơ
412,940 Mã lực
Còn logo rolls royce có nghĩa gì thế các cụ :D
 

g60jx

Xe đạp
Biển số
OF-131737
Ngày cấp bằng
21/2/12
Số km
45
Động cơ
373,130 Mã lực
Bài này rất hữu ích. Thx
 

sale_haiphong

Xe buýt
Biển số
OF-120548
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
924
Động cơ
391,700 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Website
www.facebook.com
Kính các Cụ


[FONT=&quot]Maybach - khác biệt trong thế giới siêu sang[/FONT]

[FONT=&quot]Là người thiết kế chiếc Mercedes đầu tiên, Wilhelm Maybach còn là đồng tác giả của mẫu concept Maybach. Một chiếc là khởi đầu của dòng xe sang, một chiếc là nguyên mẫu của dòng siêu sang.[/FONT]

[FONT=&quot]Thành công từ nghèo khó[/FONT]

[FONT=&quot]Mùa hè năm 1865 tại Reutlingen (Đức), tại một trường học liên kết với nhà máy sản xuất máy móc dành cho trẻ mồ côi và vô gia cư do những người vốn là trẻ mồ côi và vô gia cư điều hành, Wilhelm Maybach gây được sự chú ý với người quản lý xưởng chế tạo, Gottlieb Daimler. [/FONT]


[FONT=&quot]Wilhelm Maybach (ngồi) - tác giả của một trong số những thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới.[/FONT]
[FONT=&quot]Daimler chính là người sáng lập của Daimler-Motoren-Gesellschaft (DMG), một hãng mà sau này được sáp nhập và trở thành Daimler-Benz. [/FONT]
[FONT=&quot]Mối quan hệ thân thiết giữa Maybach và Daimler được nuôi dưỡng từ khao khát hình tượng người cha của Maybach do bị mồ côi khi mới lên 10. Còn Daimler nhận ra ở Maybach một nhà thiết kế tiềm năng. Đó chính là khởi đầu của một mối quan hệ đã mang tới vô số cải tiến trong ngành công nghiệp ôtô, như động cơ 4 thì vào năm 1876 và động cơ chạy nhanh đầu tiên với xi-lanh thẳng đứng chạy xăng chế hòa khí phao.[/FONT]

[FONT=&quot]Năm 1887, Maybach chuyển đến chỗ ở mới, nơi phòng khách bị biến thành phòng làm việc. Hai năm sau, ông cho ra đời loại động cơ làm mát bằng nước hình chữ V với góc nghiêng 17 độ giữa hai dãy xi-lanh. Sự thành công từ những nghiên cứu của Maybach giúp Daimler gây dựng nên Daimler Motor Gesellschaft (DMG). [/FONT]

[FONT=&quot]Đang là giám đốc kỹ thuật, trong liên doanh mới này, Maybach chỉ còn là quản lý bán hàng. Không còn là đối tác của Gottlieb Daimler, Maybach rời hãng vào năm 1891. Một thời gian ngắn sau khi phải tái sử dụng phòng khách thành phòng làm việc, ông thuê một phòng trong khách sạn Hermann. Nhờ vốn có được khi còn làm việc cùng Daimler, Maybach tiếp tục phát triển các loại động cơ mới, nhưng chúng không còn mang tên Daimler, mà là Wilhelm Maybach.[/FONT]

[FONT=&quot]Năm 1895, Maybach trở về DMG và tiếp tục giữ vị trí giám đốc kỹ thuật. Hai năm sau, ông gặp Emil Jellinek, Tổng lãnh sự của đế quốc Áo - Hung tại Nice (Pháp). Chiếc Mercedes đầu tiên (đặt theo tên con gái của Jellinek) thành hình khi Jellinek gợi ý về một chiếc xe với trọng tâm thấp, bề rộng cơ sở rộng và động cơ có khả năng phân phối sức mạnh tới một trục cam ngoài. Phiên bản này có ngoại hình của một mẫu xe hiện đại và có ảnh hưởng khủng khiếp tới lịch sử sản xuất xe hơi.[/FONT]

[FONT=&quot]Maybach bắt đầu phát triển động cơ cho Mercedes chỉ ít lâu trước khi Gottlieb Daimler qua đời vào tháng 3/1900. Trong vài năm đầu thế kỷ 20, những chiếc Mercedes tham gia và giành những chiến thắng quan trọng tại nhiều cuộc đua. Wilhelm Maybach bắt đầu được cả thế giới biết đến như "vị vua của các kỹ sư".[/FONT]

[FONT=&quot]Cha và con trai[/FONT]

[FONT=&quot]Thời gian này, Maybach có nhiều bất đồng với những người quản lý mới của DMG, chỉ có Emil Jellinek là người duy nhất trong ban giám đốc ủng hộ ông. Đó là lý do khiến Maybach rời khỏi hãng này mãi mãi, vào năm 1907.[/FONT]

[FONT=&quot]Maybach và con trai Karl, cũng từng làm việc tại nhà máy của Daimler, dồn sự quan tâm tới loại khinh khí cầu du lịch sau vụ tai nạn vào năm 1908 của LZ4 Zeppelin, loại khinh khí cầu trang bị động cơ của Daimler. Và khi cha con nhà Maybach đề cử ý tưởng về loại động cơ mới với Count Zeppelin. Câu trả lời của người đứng đầu hãng khinh khí cầu là thành lập hãng sản xuất động cơ của chính mình, với Karl Maybach là giám đốc kỹ thuật.[/FONT]


[FONT=&quot]Maybach Zeppelin DS 8 đời 1932 giống như một biểu tượng của những nguyên tắc mà từ đó những chiếc Maybach ra đời: tạo ra thứ tốt nhất từ những vật liệu tiên tiến nhất, xe của giá trị vĩnh cửu, được sản xuất với đẳng cấp cao nhất của sự hoàn hảo.[/FONT]
[FONT=&quot]Sau 10 năm, những thành công và sáng kiến trong thiết kế động cơ của nhà Maybach giúp những chiếc khinh khí cầu trở thành phương tiện bay chuyên chở hành khách thường xuyên vượt qua cả những chặng đường dài. 10 năm ấy cũng giúp Wilhelm và Karl Maybach nắm trong tay 40% số vốn của Zeppelin. Hai cha con lại chuyển mối bận tâm sang ngành công nghiệp ôtô.[/FONT]
[FONT=&quot]Đó là lúc hãng Zeppelin Airship được đổi tên thành Maybach-Motorenbau GmbH và bắt đầu thiết kế xe hơi dựa trên bộ khung gầm của Mercedes-Benz. Chỉ trong vòng 2 năm sau đó, Maybach Type W3, một mẫu xe sang trọng với các tiêu chuẩn kỹ thuật cao xuất hiện và trình làng tại triển lãm Berlin năm 1921. Lúc này, trách nhiệm lớn trong thiết kế và điều hành công ty đã dồn lên vai Karl Maybach.[/FONT]

[FONT=&quot]Điều làm nên khác biệt[/FONT]

[FONT=&quot]Karl Maybach không theo đuổi ý tưởng sản xuất xe hàng loạt, mà hướng đến đối tượng khách hàng chịu chi cho những sản phẩm chất lượng cao.[/FONT]

[FONT=&quot]Năm 1929, mẫu xe đầu tiên trang bị động cơ 12 xi-lanh ra đời với tên gọi Maybach Type Zeppelin DS 8 chỉ một năm sau khi Maybach Zeppelin xuất hiện và nhanh chóng trở thành biểu tượng của xe hơi hạng sang. Xe có khả năng đạt tốc độ tối đa 150 km/h. Cùng năm, Wilhelm Maybach qua đời, khi đã kịp chứng kiến những thành công đáng tự hào của con trai.[/FONT]

[FONT=&quot]Đây cũng là thời kỳ vàng của Maybach-Motorenbau GmbH với những sản phẩm như Maybach DSH với động cơ 6 xi-lanh công suất 130 mã lực và tốc độ tối đa 140 km/h, Maybach SW35 và 38 với động cơ 3.5 và 3.8 công suất 140 mã lực và tốc độ tối đa 150 km/h, hay Maybach Zeppelin DS7 và DS8. [/FONT]

[FONT=&quot]Maybach Landaulet - mẫu mui trần đặc biệt trong giới siêu sang.[/FONT]
[FONT=&quot]Nhưng không phải sức mạnh khiến những chiếc Maybach mới trở nên đặc biệt. Xe được lắp ráp thủ công với những loại vật liệu cao cấp và sang trọng bậc nhất. [/FONT]
[FONT=&quot]Khoảng 1.800 chiếc Maybach ra đời trong khoảng 20 năm. Đến 1941, hãng thay đổi mục tiêu và bắt đầu sản xuất động cơ cho quân đội, hải quân và đường sắt. Phải đến năm 1996, logo 2 chữ M lồng vào nhau trong hình tam giác mới trở lại với người hâm mộ. Maybach tiếp tục chinh phục khách hàng nhà giàu.[/FONT]

[FONT=&quot]Đánh dấu sự tái xuất của thương hiệu siêu sang là Mercedes-Benz Maybach concept xuất hiện tại triển lãm Tokyo năm 1997. Năm 2002, có tới 2 mẫu xe mới trình làng: Maybach 57 và Maybach 62 và được nới rộng bằng các phiên bản 57S (2005) và 62S (2007). Đặc biệt là phiên bản mui trần độc đáo Maybach Landaulet vào năm 2008.[/FONT]

[FONT=&quot]Lúc này, việc đặt hàng một chiếc Maybach được so sánh với việc mua một chiếc du thuyền. Mỗi xe được lắp ráp bằng tay và theo sở thích riêng của từng khách hàng. Có tới 2 triệu tùy chọn cho những ai mua xe Maybach. Tức là hãng này có thể làm ra ít nhất 2 triệu xe mà không cái nào giống cái nào.[/FONT]

[FONT=&quot]Một số dấu ấn riêng của Maybach[/FONT]

[FONT=&quot]Bên cạnh đèn LED ban ngày và lưới tản nhiệt mạ crôm thì viền đèn pha mạ crôm là điểm nhấn phía mũi xe Maybach. [/FONT]

[FONT=&quot]Mỗi chiếc Maybach là một kiệt tác với dấu ấn riêng của mỗi khách hàng. Cột B có thể hiện lên những hình họa bằng tia laser theo lựa chọn của mỗi người. Các họa sĩ tại nhà máy của Maybach cũng có thể vẽ những họa tiết theo ý khách hàng lên cột C. Trong cabin, vàng là kim loại hoàn hảo để kết hợp cùng những loại vật liệu cao cấp khác.[/FONT]

[FONT=&quot]Ví dụ cho đẳng cấp Maybach có thể kể đến chiếc 57 S đời 2006 trang bị động cơ 6 lít V12 được rao bán trên mạng với giá 380.000 USD.[/FONT]
[FONT=&quot]Tùy chọn và nội thất xe Maybach[/FONT]


[FONT=&quot]Họa tiết đèn laser ở cột B.[/FONT]

[FONT=&quot]Gia huy hoặc họa tiết ở cột C do họa sĩ của Maybach thực hiện theo chọn lựa của khách hàng.[/FONT]

[FONT=&quot]Không chỉ có lái xe, khách ở hàng ghế sau có thể theo dõi thông số kỹ thuật của xe nhờ cụm đồng hồ trên trần.[/FONT]

[FONT=&quot]Chi tiết mạ vàng ở vô-lăng.[/FONT]

[FONT=&quot]Logo 2 chữ M phía trong cửa xe có thể là những họa tiết theo tùy chọn của khách hàng.[/FONT]

[FONT=&quot]Thợ thủ công ở Maybach có thể trạm chổ các họa tiết khác nhau trên mỗi chiếc Maybach.[/FONT]

[FONT=&quot]Tựa đầu ghế ngồi có thể được gắn pha lê Swarovski.[/FONT]

[FONT=&quot]Hoặc được thêu gia huy hoặc họa tiết tùy chọn.[/FONT]

[FONT=&quot]Chiếc bàn gấp là tùy chọn giữa hai ghế sau.[/FONT]

[FONT=&quot]Ngăn giữ lạnh giữa hai ghế sau là tùy chọn không tính thêm tiền.[/FONT]

[FONT=&quot]Những món đồ bằng bạc làm thủ công là một trong những đặc điểm làm nên thương hiệu Maybach.[/FONT]

[FONT=&quot]Maybach còn có loại nước hoa riêng cho khách hàng mua xe.[/FONT]
[FONT=&quot]Các mẫu xe Maybach[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Maybach 57.[/FONT]
[FONT=&quot]Maybach 57 S.[/FONT]
[FONT=&quot]Maybach 62.[/FONT]

[FONT=&quot]Maybach 62 S.[/FONT]
[FONT=&quot]Maybach Landaulet.[/FONT]
 
Chỉnh sửa cuối:

sale_haiphong

Xe buýt
Biển số
OF-120548
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
924
Động cơ
391,700 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Website
www.facebook.com
[FONT=&quot]Lamborghini – Từ máy cày đến siêu xe[/FONT]

[FONT=&quot]Lamborghini chính là đối trọng lớn nhất của Ferrari. Nhưng có thể bạn không biết rằng khởi nguồn của hãng siêu xe danh tiếng này lại là một hãng sản xuất đầu máy kéo.[/FONT]

[FONT=&quot]

Giai thoại về sự ra đời của hãng xe Lamborghini

Lamborghini có tên đầy đủ là Automobili Lamborghini S.p.A. (ALSpA), là thương hiệu xe Italia do Ferruccio Lamborghini lập ra vào năm 1963. Ferruccio Lamborghini thời bấy giờ vốn là một triệu phú trong ngành công nghiệp sản xuất đầu máy kéo tại Ý. Ông bắt đầu sự nghiệp tại một gara nhỏ, nhưng sau đó nhanh chóng mở rộng hoạt động kinh doanh do nhu cầu về đầu máy kéo tăng nhanh. Bên cạnh máy kéo, Ferruccio còn sản xuất đèn đốt tinh dầu và hệ thống điều hòa, và những lĩnh vực này cũng đem về cho ông rất nhiều lợi nhuận.

Trở thành một trong những người giàu có nhất nước Ý, Ferruccio có thể mua cho mình hầu như tất cả những gì ông muốn, bao gồm cả những chiếc siêu xe thời bấy giờ như Mercedes SL300 hay Ferrari và Jaguar. Tuy nhiên, chiếc Ferrari của ông bắt đầu gặp những vấn đề về bộ ly hợp, và vì không thể sửa nó ở những cửa tiệm địa phương, Ferruccio quyết định đến gặp thẳng Enzo Ferrari để khiếu nại. Enzo, với bản tính kiêu hãnh vốn có, đã đuổi “lão nông dân” này về đi. Ferruccio giận lắm, và vào lúc đó ông đã quyết định sẽ cho Enzo Ferrari thấy một chiếc siêu xe thực thụ là như thế nào.

Trên đây là giai thoại về nguyên nhân hình thành thương hiệu Lamborghini. Thực tế có thể khác đôi chút, nhưng rõ ràng vào thời điểm ấy, Ferruccio đang rủng rỉng tiền bạc, và thị trường siêu xe còn rất mới mẻ. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để ông thành lập một hãng xe riêng, chuyên sản xuất những sản phẩm không chỉ có tốc độ nhanh mà còn sở hữu những kiểu dáng độc đáo.
[/FONT]
[FONT=&quot]“Siêu xe” khởi nguồn cho thương hiệu Lamborghini[/FONT]
[FONT=&quot]

Quá trình thành lập Automobili Lamborghini S.p.A.

Ferruccio thành lập Automobili Lamborghini S.p.A. trên một khuôn viên rộng 90.000 mét vuông gần thành phố Bologna. Toàn bộ nhà máy được xây dựng xong chỉ sau 8 tháng, và là một kiến trúc rất hiện đại thời bấy giờ với nhiều khoảng không gian mở và vật liệu kính ở khắp mọi nơi. Ông đã phải bỏ ra số tiền 500 triệu Lire để biến giấc mơ của mình thành hiện thực.

Yếu tố quyết định của một nhà máy sản xuất ô tô không phải là máy móc, mà là con người. Do đó Ferruccio bắt đầu tuyển mộ những nhân sự giỏi nhất trong ngành, như Giotto Bizzarrini – sau khi ông này rời bỏ Ferrari, để thiết kế và sản xuất một chiếc xe V-12 cho Lamborghini. Không lâu sau đó, một động cơ đã được chế tạo xong, với 400 mã lực tại tốc độ quay 11.000 vòng/phút. Tuy nhiên, điều Ferruccio mong muốn không phải là một chiếc xe đua đơn thuần, mà là một chiếc xe thể thao hiệu suất cao (Grand Touring), nên động cơ đó đã được giảm xuống ở mức 280 mã lực tại 7.000 vòng/phút. Giotto cảm thấy không phù hợp với yêu cầu của Ferruccio nên đã sớm ra đi trước khi quá trình thử nghiệm hoàn tất.

Mất Giotto, Ferruccio tuyển mộ được thêm 2 nhân vật nữa cho đội ngũ kỹ thuật của mình là Giampaolo Dallara và Giampaolo Stanzani. Bên cạnh đó, ông còn mời được Bob Wallace, một tay lái lão luyện người New Zealand, giữ chức trưởng nhóm lái thử nghiệm. Có trong tay những cộng sự đắc lực như thế, bản mẫu chiếc Lamborghini 350 GTV lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng tại Triển lãm xe Turin năm 1963. Tương lai của ALSpA rất tươi sáng trong những năm 60 của thế kỷ trước, với 350 GTV và 2 mẫu xe tiếp theo là 400 GT và 400 GT 2+2 đã góp phần giúp thương hiệu Lamborghini được biết đến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tên tuổi của Lamborghini chỉ thật sự trở thành huyền thoại, và là ước mơ của nhiều người kể từ khi sản phẩm Lamborghini Miura được trình làng.

Những thăng trầm của một thương hiệu siêu xe

Lamborghini có một khởi đầu rất suôn sẻ, với nhà sáng lập Ferruccio lắm tiền nhiều của lại đầy đam mê, và một đội ngũ công sự đầy tài năng. Trong những năm đầu của thập kỷ 70, ALSpA tập trung sản xuất dòng Miura nổi tiếng, và đã xuất xưởng được 400 chiếc. Đây là mẫu xe đã đem lại dòng lợi nhuận đầu tiên cho Lamborghini sau 10 năm đầu tư, và nó cũng rất được khách hàng tiềm năng quan tâm. Tuy nhiên, tình hình bắt đầu chuyển biến xấu khi mảng kinh doanh đầu máy kéo của Ferruccio gặp khó khăn, và ông buộc phải bán một phần công ty ALSpA cho một nhà công nghiệp người Thụy Sĩ tên Georges-Henri Rosetti. Mặc dù Ferruccio đã khẳng định ông sẽ vẫn tiếp tục điều hành công ty, nhưng cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã khiến ông kiệt quệ và không lâu sau đó, Ferruccio bán nốt 49% cổ phiếu của công ty cho một người Thụy Sĩ khác là Rene Leimer.

Kể từ lúc này, Lamborghini chính thức không còn liên quan gì đến người sáng lập Ferruccio nữa. Một điều rất may là 2 vị chủ mới, Georges-Henri và Rene quyết định vẫn giữ tên gọi của hãng là Lamborghini. Mặc dù vậy, những người chủ mới vẫn không thể lấy lại ánh hào quang ngày nào cho thương hiệu siêu xe của Ý. Countach, mẫu xe bán khá chạy trong giai đoạn này, vẫn không thể tạo ra dòng tiền đủ để hãng chi trả chi phí nguyên vật liệu. Vì lý do đó, nhiều khách hàng đã phải đợi đến 2 năm mới được giao xe.

Tia sáng hi vọng đến với ALSpA khi hãng giành được hợp đồng sản xuất dòng xe M1 cho BMW. Tuy nhiên, thay vì bắt tay vào sản xuất theo hợp đồng, Lamborghini lại dùng nguồn tiền do BMW cấp để phát triển mẫu Cheetah cho riêng mình. Không lâu sau đó, BMW đã cắt hợp đồng sản xuất M1 với Lamborghini. Hãng xe Italia lâm vào nguy cơ phá sản.

[/FONT][FONT=&quot]Những năm cuối của thập kỷ 70 chứng kiến một sự lao đao của Lamborghini khi bi tuyên bố phá sản bởi tòa án Italia. Hãng siêu xe trở rơi vào tình trạng “bơ vơ” vì quá trình mua lại công ty gặp nhiều trục trặc. Tình hình chỉ bắt đầu khá hơn từ năm tháng 7/1980, khi hai anh em Mimran người Thụy Sĩ nhảy vào cuộc. Họ mua lại Lamborghini vào năm 1984 với giá khoảng 3 triệu USD và hãng xe được đổi tên thành Nuova Automobili Ferruccio Lamborghini S.p.A. (NAFLSpA). Một số mẫu xe phát triển dưới thời nhà Mimran gồm có Countach, Cheetah và Jalpa.

NAFLSpA bắt đầu làm ăn có lãi trở lại thì đùng một cái, vào tháng 4 năm 1987, chủ tịch tập đoàn Crysler là Lee Iacocca tuyên bố ông đã mua lại công ty Sant’Agata của Patrick Mimran. Crysler đổi tên hãng xe trở lại cái tên cũ, đồng thời giữ nguyên bộ khung nhân sự. Hoạt động dưới sự điều hành của ông chủ Mỹ trong khoảng 5 – 7 năm, Lamborghini tiếp tục bị bán đi vì Crysler nhận ra rằng lối kinh doanh của Lamborghini vẫn là nhỏ lẻ và không phù hợp với phong cách của một hãng lớn như Crysler.

Trong tay các ông chủ mới đến từ vùng viễn đông, nhân sự của Lamborghini có nhiều thay đổi. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của dòng xe Diablo VT Roadster, một sản phẩm rất thành công tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, niềm vui chẳng tày gang, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á cuối những năm 90 đã khiến cho những ông chủ Indonesia lâm vào khó khăn. Lamborghini cố gắng bấu víu vào cái bóng của Diablo nhưng vô ích. Giám đốc điều hành của hãng là Di Capua bắt đầu tiến hành các cuộc thương lượng hợp tác với tập đoàn Audi AG để sử dụng động cơ của hãng trên sản phẩm của Audi.

Bất ngờ xảy đến vào năm 1998 khi Ferdinand Piëch, một quan chức cấp cao của Audi AG, tuyên bố muốn mua lại ALSpA. Di Capua thuyết phục các ông chủ Indo đồng ý bán Lamborghini cho Audi AG, và đến ngày 27/8/1998, Audi AG chính thức trở thành chủ nhân duy nhất của hãng siêu xe Ý. Tập đoàn của Đức đã đầu tư khá nhiều tiền của cũng như nhân sự cấp cao vào Lamborghini, để đưa hãng xe từ chỗ bết bát trở lại vị trí đáng tự hào như ngày hôm nay. Những mẫu xe nổi tiếng như Gallardo, Murcielago hay Reventón đều được sáng tạo ra dưới thời của Audi AG.

Một số mẫu xe nổi tiếng của Lamborghini

1. Lamborghini Miura (1966 – 1974)

Khi Lamborghini giới thiệu chiếc 350GT vào năm 1964, khách hàng ngay lập tức bị hấp dẫn và 350GT gặt hái nhiều thành công. Tuy nhiên, Ferruccio quả quyết rằng ông còn có thể làm tốt hơn thế. Ông muốn có một chiếc xe với thiết kế và công nghệ hoàn hảo, một chiếc xe gây ấn tượng mạnh và gợi lên sự đam mê. Và kết quả là Miura ra đời.

[/FONT][FONT=&quot]Miura là tên một trại súc vật ở Tây Ban Nha, nơi có những chú bò tót nổi tiếng với bản năng chiến đấu dũng mãnh. Ở thời điểm đó, có khá nhiều hãng xe sử dụng thiết kế động cơ đặt giữa, như Ford, Porsche và Ferrari, song Ferruccio không hề thích thú với kiểu thiết kế này. Ông sử dụng một nhóm 3 người để thiết kế Miura, sau 3 bản mẫu, Miura chính thức được sản xuất vào tháng 12/1966 và từ đó đến nay vẫn nằm trong tốp 3 chiếc xe đẹp nhất thế giới. Ban đầu Lamborghini dự định chỉ sản xuất 30 chiếc, nhưng sau đó đã thay đổi quyết định do lượng đặt hàng tăng lên chóng mặt. Hãng đã sản xuất cả thảy 764 chiếc Miura, bao gồm các phiên bản như P400, P400S, P400SV hay P400 Jota.

2. Lamborghini Countach (1974 – 1990)

Countach là mẫu xe thể thao động cơ đặt giữa được Lamborghini đưa vào sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1974 đến 1990. Đây có thể xem là mẫu xe tiên phong và định hình phong cách hầm hố, góc cạnh của các dòng xe Lamborghini nói riêng và siêu xe nói chung. Thiết kế đẩy cabin lái về phía trước nhằm tăng diện tích cho động cơ, và đặc biệt là cửa ra vào đóng mở kiểu cắt kéo cũng từ chính Countach mà ra.

[/FONT][FONT=&quot]Cái tên Countach bản thân nó cũng có một “tiểu sử” thú vị riêng. Đây là một từ cảm thán trong ngôn ngữ địa phương tại Ý có tên Piedmontese, thường được sử dụng bởi nam giới mỗi khi nhìn thấy một người phụ nữ tuyệt đẹp. Những lô Countach đầu tiên sử dụng chung động cơ V12 4 lít của Miura, sau này được nâng cấp lần lượt lên 5.0 lít rồi 5.2 lít. Có cả thảy 5 phiên bản Countach được sản xuất, bao gồm LP400, LP400S, LP500S, LP5000QV và một phiên bản đặc biệt nhân kỷ niệm 25 năm Countach ra đời. Tổng cộng, Lamborghini đã chế tạo được 2.042 chiếc Countach trong vòng đời 16 năm của nó. Cái tên Countach chỉ bị lu mờ phần nào kể từ khi kẻ kế nhiệm nó xuất hiện, Lamborghini Diablo.

3. Lamborghini Diablo (1990 – 2001)

Nhắc đến siêu xe của Lamborghini, đặc biệt là trong thập niên 90 của thế kỷ trước, cái tên nổi nhất chắc chắn là Diablo. Đây là mẫu xe kế nhiệm của Countach, và cũng là siêu xe đầu tiên của Lamborghini đạt vận tốc tối đa trên 200 dặm/h (320 km/h). Diablo được phát triển từ Dự án 132 khởi động vào năm 1985, và vẫn như truyền thống của Lamborghini, nó được đặt tên theo một giống bò tót.

[/FONT][FONT=&quot]Chiếc Diablo đầu tiên ra mắt công chúng vào ngày 21/1/1990 với giá bán 240.000 USD và thuộc thế hệ Diablo thứ I. Xe sử dụng động cơ V12 5.7 lít, cho công suất 492 mã lực. Diablo có thể tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong 4.5 giây và đạt vận tốc tối đa 202 dặm/h (325 km/h). Cùng trong thế hệ này có những phiên bản như Diablo VT, Diablo SE30 và SE 30 Jota, Diablo SV và Diablo VT Roadster.

Thế hệ thứ II của Diablo bắt đầu với Diablo SV vào năm 1999. Lúc này Lamborghini đã dừng mẫu Diablo cơ bản, Diablo SV trở thành phiên bản tiêu chuẩn của dòng Diablo. Điểm khác biệt dễ thấy giữa thế hệ này với thế hệ trước là Diablo không còn dùng kiểu đèn pha mắt ếch như trên đời cũ. Nội thất của Diablo SV cũng có một số thay đổi, và đặc biệt là động cơ được tăng lên đến 530 mã lực. Sau Diablo SV, Lamborghini lần lượt sản xuất thêm các phiên bản Giablo VT/VT Roadster, Diablo GT, Diablo VT 6.0/VT 6.0 SE. Ngoài ra, hãng siêu xe Ý còn xuất xưởng một số phiên bản đặc biệt cho đường đua chuyên nghiệp như Diablo SV-R hay Diablo GTR. Lamborghini đã sản xuất cả thảy 2.884 chiếc Diablo trước khi nhường ánh hào quang lại cho dòng xe Lamborghini Murcielago nổi tiếng.

4. Lamborghini Murcielago (2001 – 2010)

Kế thừa thành công của 2 bậc tiền bối là Countach và Diablo, Murcielago ra mắt lần đầu tiên vào năm 2001 với tư cách là mẫu siêu xe 2 chỗ ngồi cao cấp nhất của Lamborghini. Đây cũng là dòng xe đầu tiên xuất xưởng dưới thời ông chủ Đức Audi. Murcielago là tên chú bò tót đã sống sót sau 28 nhát kiếm trong một trận đấu bò ở Tây Ban Nha vào năm 1879. Có lẽ vì sở hữu cái tên “oanh liệt” như vậy mà dòng Murcielago đã thành công rực rỡ trong suốt 9 năm tồn tại, với tổng số lượng xe xuất xưởng lên đến 4.099 chiếc.

[/FONT][FONT=&quot]Tương tự như Diablo, Murcielago cũng có 2 thế hệ, với thế hệ đầu từ năm 2001 đến 2006. Trong khoảng thời gian này, mẫu xe chủ yếu được gọi với cái tên đơn thuần là Murcielago. Xe sử dụng động cơ V12 6.2 lít, 580 mã lực, tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong 3.8 giây.

[/FONT][FONT=&quot]Tháng 3/2006, Lamborghini ra mắt thế hệ Murcielago mới với cái tên đầu tiên: Murcielago LP640-4. Hai chữ cái LP viết tắt của Longitudinale Posteriore, với ý nghĩa chỉ vị trí đặt của động cơ, còn 640 chính là công suất mà phiên bản này có thể đạt được, 640 mã lực. Giá đề xuất cho Murcielago LP640 tại thị trường Mỹ vào thời điểm đó là 318.000 USD cho phiên bản tiêu chuẩn. Một số phiên bản tiếp theo có thể kể đến là LP640-4 Versace, LP650-4 Roadster và LP670-4 SuperVeloce.

5. Lamborghini Gallardo (2003 đến nay)

Những siêu xe trước đó của Lamborghini đều thuộc nhóm những siêu xe hàng đầu thế giới, nhưng Gallardo lại là một siêu xe khá “tầm thường”. Đây cũng chính là siêu xe bán nhiều nhất trong lịch sử hãng xe danh tiếng tới từ Ý. Mẫu xe được xếp vào dòng “bò con” (baby Lambor) đã xuất xưởng được hơn 10.000 chiếc. Vì là “bò con” nên Gallardo có thiết kế hiền lành nhất trong gia đình Lamborghini. Xe có 2 chỗ ngồi, kiểu dáng gọn, ít các chi tiết hầm hố hơn Murcielago hay Aventador. Kiểu cửa xe cắt kéo nổi tiếng cũng không được sử dụng trên Gallardo, khiến cho những ai muốn thưởng thức trải nghiệm đó buộc phải độ chú Gallardo của mình lên.

Một chiếc Gallardo tiêu chuẩn sở hữu động cơ V10 5.0 lít, cho công suất 493 mã lực, với thời gian tăng tốc tứ 0 đến 100 km/h trong khoảng 4.2 giây và đạt vận tốc tối đa 192 dặm/h (309 km/h). Qua 7 năm tồn tại, Lamborghini đã cho ra mắt khá nhiều những phiên bản Gallardo khác nhau, điển hình có thể kể đến như Gallardo SE, Gallardo Spyder, Gallardo Superleggera, LP560-4, LP570-4 Superleggera, LP570-4 Spyder Performante và mới đây nhất là
[/FONT][FONT=&quot]Gallardo LP570-4 Super Trofeo Stradale[/FONT][FONT=&quot]. Gallardo cũng là mẫu xe thường được Lamborghini tặng cho lực lượng cảnh sát Ý làm phương tiện sử dụng.

6. Lamborghini Reventon (2007 – 2009)

Đây chính là siêu xe triệu đô đầu tiên của Lamborghini, một biến thể “siêu cấp” của Murcielago, chiếc xe được giới thiệu lần đầu tiên tại Frankfurt Motor Show 2007. Reventon được lấy cảm hứng từ siêu máy bay tàng hình F-22 Raptor của Mỹ, với kiểu dáng, nội thất và đặc biệt là cụm đồng hồ chức năng giống như “chân trời giả” trên F-22.

Chiếc xe được trang bị động cơ V12 6.5 lít, công suất tối đa đạt 650 mã lực, momen xoắn cực đại 660 Nm. Reventon mất 3.4 giây để tăng tốc từ 0-100 km/h và tốc độ tối đa đạt 340 km/h. Tuy nhiên, một chiếc Reventon ở Ả-Rập đã từng vượt qua tốc độ 356 km/h, đây là tốc độ cao nhất từng được ghi nhận ở một chiếc xe do Lamborghini sản xuất.

[/FONT][FONT=&quot]Hai năm sau khi Reventon xuất xưởng, Lamborghini giới thiệu chiếc Reventon Roadster. Chiếc xe vẫn được trang bị động cơ V12 6.5 lít giống bản coupe, nhưng công suất tối đa của Reventon Roadster đạt tới 670 mã lực, momen xoắn cực đại đạt 660 Nm. Chiếc xe cũng cần 3.4 giây để tăng tốc tới 100 km/h, tuy nhiên tốc độ tối đa của bản mui trần này “chỉ đạt” 330 km/h.

[/FONT][FONT=&quot]Đã có 20 chiếc Reventon bản coupe xuất xưởng, mỗi chiếc có giá 1.0 triệu Euro. Reventon Roadster còn hiếm hơn khi Lamborghini chỉ sản xuất 10 chiếc và giá xuất xưởng lên tới 1.1 triệu Euro. Đây là những siêu xe đắt nhất từng được Lamborghini sản xuất.

[/FONT][FONT=&quot]7. Lamborghini Aventador[/FONT][FONT=&quot] (2011 đến nay)[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT][FONT=&quot]Lamborghini Aventador LP700-4 – Sự lựa chọn tuyệt vời[/FONT][FONT=&quot]

Được giới thiệu tại triễn lãm ô tô Geneva Thụy Sĩ hồi đầu năm, Aventador là thành viên mới nhất trong gia đình Lamborghini, và là mẫu xe thay thế cho dòng Murcielago danh tiếng. Ngay sau khi ra mắt, Aventador đã được đặt hàng hết cho năm 2011, và việc giao xe sẽ bắt đầu trong 6 tháng cuối năm. Giá bán đề xuất cho một chiếc Aventador tiêu chuẩn tại Mỹ là 379.700 USD.

[/FONT][FONT=&quot]Aventador LP700-4 sử dụng động cơ V12 6.5 lít, cho công suất 690 mã lực. Với “trái tim” mạnh mẽ như vậy, siêu xe chỉ mất 2.9 giây để tăng tốc từ 0 lên 100 km/h, và đạt vận tốc tối đa ở mức 350 km/h. Aventador có mức tiêu thụ nhiêu liệu khoảng 17 lít xăng/100 km.

8. Lamborghini Estoque

Estoque là một cái tên đặc biệt trong danh sách các mẫu xe đáng chú ý của thương hiệu Lamborghini. Được giới thiệu tại triển lãm ô tô Paris 2008 với tư cách là một bản mẫu, Estoque là siêu xe Lamborghini đầu tiên thuộc dòng sedan 4 cửa (những mẫu xe trước đây của hãng đều là 2 cửa, 2 chỗ ngồi). Ngay từ giây phút giới thiệu, giới mê xe đã bị ấn tượng mạnh bởi kiểu dáng sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên phong cách hầm hố, mạnh mẽ của Lamborghini.

[/FONT][FONT=&quot]Trong khi khách hàng đang háo hức chờ đợi ngày bán ra chính thức thì đùng một cái, Lamborghini tuyên bố hủy kế hoạch sản xuất Estoque vào tháng 3/2009. Điều này khiến cho những đối thủ như Porsche rất vui mừng, vì với tầm giá trên 200.000 USD, nếu được sản xuất, Estoque sẽ là đối thủ đáng gờm của Porsche Panamera. Vào thời điểm đó, chủ tịch kiêm CEO của Lamborghini là Stephan Winkelmann đã khẳng định hãng có nhiều cơ hội với những dòng xe khác ngoài siêu xe, song Lamborghini không có ý định đưa bản mẫu Estoque vào sản xuất.

Tuy nhiên, những người yêu thích mẫu xe này cũng có lý do để hi vọng, khi thời gian gần đây có nhiều tin đồn cho biết có thể Lamborghini sẽ cân nhắc lại quyết định sử dụng mẫu xe Estoque.

[/FONT][FONT=&quot]9. Lamborghini Sesto Elemento[/FONT][FONT=&quot]

Cách đây ít ngày Lamborghini đã chính thức xác nhận sẽ đưa Sesto Elemento vào sản xuất. Đây sẽ là siêu xe triệu đô mới nhất của Lamborghini sau Reventon. Và cũng giống như Reventon, sẽ có 20 chiếc Sesto Elemento xuất xưởng.

[/FONT][FONT=&quot]Chiếc xe được đặt tên theo thứ tự của carbon trong bảng hệ thống tuần hoàn – Sixth, nhưng viết theo tiếng Ý – và tỷ lệ sức mạnh/trọng lượng của Sesto Elemento gần giống như tỷ lệ của một siêu mô-tô. Chiếc xe được tạo ra với sự giúp đỡ của hãng máy bay lớn nhất nước Mỹ, hãng Boeing. Sesto Elemento được tạo nên phần lớn từ một loại vật liệu mới được Lamborghini coi như sự thay thế dành cho sợi carbon, một loại sợi carbon mới được tạo ra với sự hợp tác của Boeing. Chiếc xe có thể được coi như thế hệ kế tiếp của siêu xe Gallardo, một sự thay thế mà Lamborghini đã từng nhắc tới từ hai năm trước.

[/FONT][FONT=&quot]Với trọng lượng chỉ 999 kg, Sesto Elemento là một siêu xe cực kỳ nhẹ, chiếc xe được trang bị hệ truyền động bốn bánh, cùng với động cơ V10 5.2 lít lấy từ siêu xe Gallardo LP570-4 Superleggera. Nhờ đó mà Sesto Elemento có thể đạt tỷ số công suất/trọng lượng là 570 mã lực/tấn, con số ấn tượng hơn nhiều so với tỷ số 370 mã lực/tấn của Ferrari 458 Italia. Nhờ có sức mạnh cùng trọng lượng cực kỳ nhẹ của mình mà Sesto Elemento có thể tăng tốc nhanh như một siêu mô-tô hay “ông hoàng tốc độ” Bugatti Veyron. Theo Lamborghini, Sesto Elemento chỉ cần 2.5 giây để tăng tốc từ 0 tới 100 km/h, tốc độ tối đa của chiếc xe tương đương với LP570-4 Superleggera, có tin cho rằng, tốc độ tối đa của Sesto Elemento có thể còn lên tới 350 km/h.

Cũng theo thông tin được Lamborghini đưa ra, Sesto Elemento cần chưa tới 10 giây để hoàn thành quãng đường 400 mét, một khoảng thời gian mà chỉ có những siêu xe hàng đầu như Veyron mới có thể làm được. Với trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với LP570-4 Superleggera, lượng nhiên liệu tiêu thụ mà mức khí thải của Sesto Elemento cũng thấp hơn đáng kể so với “người anh em” của mình.
[/FONT]
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top