[Funland] Nguồn gốc của một số nhân vật lịch sử của Việt Nam

oto2banh1618

Xe điện
Biển số
OF-23278
Ngày cấp bằng
31/10/08
Số km
4,350
Động cơ
529,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội thân yêu
Cháu rảnh việc lang thang trên mạng, thì vớ được mớ thông tin này...Kính các cụ cùng đọc và chém:

Phụ lục 3 C Nguồn gốc 9 vị vua và chúa trong lịch sử Việt Nam 1. Nguồn gốc Mai Hắc Đế (?-722) Việt điện u linh viết Mai Thúc Loan có cha họ Mai, mẹ họ Vương. Nhưng truyền thuyết dân gian địa phương lại kể mẹ ông vốn là người làng Mai Phụ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, không chồng mà chửa, bỏ làng tới thôn Ngọc Trừng, huyện Nam Đàn, Nghệ An sinh con ở đó, mang họ Mai là họ mẹ. Việt sử lược thời Trần không nói gì về cuộc khởi nghĩa của ông. Toàn thư thời Lê nói đến, nhưng lại gọi ông là “tướng giặc”. Điều đó khiến nhà sử học Mỹ K. Taylor (1983: 192) ngờ rằng các sử gia Đại Việt đã coi Mai Thúc Loan là “người dị tộc”. Một số nhà sử học thời nay đoán ông có “bố Chăm -mẹ Việt” nên mới có nước da đen như người Chăm, mang họ mẹ như người Chăm (Trần Quốc Vượng 1996:426). Tạ Chí Đại Trường (2009 a: 106) cũng nghĩ vậy khi coi việc ông xưng danh hiệu Mai Hắc Đế là “một hành vi có ý thức” của người “mang màu da rạm nắng của dân hải đảo”, coi sự ủng hộ của các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân…đối với ông chứng tỏ “sự đồng cảm của những tập hợp tương tự” (tức người cùng tộc và có màu da rạm nắng). Tôi sẽ chứng minh ở đây Mai Thúc Loan gốc là người Lê ở đảo Hải Nam, nhưng có cội nguồn xa hơn là người Mân Phúc Kiến. Sách Văn hiến thông khảo thời Nguyên viết: người xứ Mân (Phúc Kiến) thường đi thuyền chở hàng hóa xuống xứ Lê (đảo Hải Nam), nhiều người ở lại làm ruộng không trở về nữa (tức sau đó trở thành người Lê). Việt điện u linh viết mẹ Mai Thúc Loan họ Vương. Đó chính là họ phổ biến của người Lê ở đảo Hải Nam và là họ tương ứng với họ Ông-một trong 4 họ của hoàng tộc Chăm (Phụ lục 4D). Hiện người Lê ở vùng ven biển đảo Hải Nam vẫn nói tiếng Mân Nam. Ở phía Nam đảo có một phương ngữ Mân gọi là tiếng Mại. Trong tiếng Chăm ở đảo Hải Nam, tức tiếng của di dân Chăm gốc Lê, các nhà ngôn ngữ cũng thấy có một lớp từ cổ thuộc về tiếng Mại. Họ Mai của Mai Hắc Đế chắc có gốc từ tên gọi nhóm Mại đó. Từ thời Hán, nhiều nhóm Lê đã đến vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh, trong đó có tổ tiên Mai Thúc Loan. Sau khi cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan thất bại năm 722, họ hàng và quân tướng của ông là người Lê đã di tản vào Bình-Trị-Thiên và dần làm chủ nước Champa từ thế kỷ 9 (Phụ lục 4B, 4D). Một số nhóm ở lại, là tổ tiên của người Đản Nãi, Cử Long thường “làm phản” ở thời Đinh-Tiền Lê và đến thời Lý mới bị đánh dẹp (Phụ lục 1 Đ). Mối quan hệ Champa-Đại Việt từ thời Tiền Lê đã nổi bão bùng sóng gió. Vào thời Trần, quan hệ hai nước bỗng có một thời trăng mật khi năm 1301, Trần Nhân Tôn đi thăm Champa 9 tháng, đến năm 1306 gả công chúa Huyền Chân cho Chế Mân để có được của hồi môn là hai châu Ô, Lý. Nhưng thời đó qua mau và trong vòng gần 30 năm sau (1361- 1390), Champa đã nhiều lần đánh phá Đại Việt, người Chăm thực sự là “giặc” với người Việt. Thời Ngô Sĩ Liên viết Toàn Thư cũng là thời xung đột Việt-Chăm nổ ra liên miên, nên đương nhiên với ông, người Chăm là “giặc”. Có lẽ, dựa vào một sử liệu nào đó nay đã mất, các sử gia nhà Trần và nhà Lê biết Mai Thúc Loan là người Chăm, từ đó có sự phân biệt đối xử mà với chúng ta ngày nay là bất công với ông. Việc sử nhà Trần bỏ qua Mai Thúc Loan có vẻ cũng có liên quan đến việc nhà Trần buộc những người trong hoàng tộc Trần từng đầu hàng giặc Nguyên đổi sang họ Mai (Phụ lục 4B). 2. Nguồn gốc Phùng Hưng (?-791). Theo Toàn Thư, Phùng Hưng là người Đường Lâm, huyện Phúc Lộc, Giao Châu. Việt Điện U linh viết: họ Phùng truyền đời làm Quan lang của người Di châu Đường Lâm. Nhà sử học Lê văn Lan, dẫn văn bia Quảng Bá cho biết cụ thể hơn: Phùng Hưng là cháu 7 đời của Phùng Tói Cái, người đã từng dự tiệc ở cung vua Đường Cao Tổ; là con của Phùng Hạp Khanh, người đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, sau về quê trở nên giàu có, trong nhà có hàng ngàn nô tỳ. 1 Phùng Tói Cái từng dự tiệc ở cung vua Đường, tức ông phải là quan lớn hay người đỗ đạt cao, kiểu như Khương Công Phụ, người xứ Thanh, đỗ tiến sĩ và làm quan cho nhà Đường đến chức tể tướng. Nếu văn bia Quảng Bá viết đúng, Phùng Hưng là dòng dõi “danh gia vọng tộc”. Vậy họ Phùng có nguồn gốc thế nào? May mắn, Schafer (1967:61-69) cho chúng ta biết: vào đầu thế kỷ 7, sau khi nhà Đường thống trị Lĩnh Nam, các cuộc khởi nghĩa của cư dân bản địa nổ ra chủ yếu ở Ung Châu và Dung Châu, nhất là ở vùng ven biển giữa Quảng Châu và Hà Nội. Đóng vai trò nổi bật trong các cuộc kháng chiến đó là hai bộ tộc Ninh và Phùng với các thủ lĩnh họ Ninh và họ Phùng. Họ Phùng có ông tổ người phương Bắc và bà tổ là con gái một thủ lĩnh bản địa phương Nam. Đó là một dòng họ có thế lực ở vùng ven biển phía Tây Quảng Châu với Phùng Áng là viên quan lớn cuối cùng của nhà Tùy ở Quảng Đông. Trong số lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa chống Đường của người Lĩnh Nam có một loạt người họ Phùng như Phùng Huyên ở vùng ven biển Liêm Châu (từ năm 623), Phùng Lân ở Quảng Châu (từ năm 728), Phùng Sùng Đạo (từ năm 769) và hai anh em Phùng Hưng, Phùng Hãi ở Bắc Việt Nam (từ năm 791). 1 http://vi.wikipedia.org/wiki/Phùng HưngNhư vậy, họ Phùng của Phùng Hưng đúng là một dòng họ lớn và mạnh của người Bách Việt ở Lĩnh Nam (bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Việt Nam). Họ Phùng có gốc từ tên bộ tộc Phùng. Vậy bộ tộc Phùng là bộ tộc nào? Cũng theo Schafer: Phùng trong tiếng Hoa Trung đại có âm Byung. Dễ thấy, Byung tương ứng với Bùng trong tiếng Việt. Theo Trần Quốc Vượng (1997:97), quê của Phùng Khắc Khoan hay Trạng Bùng là Phùng Xá, còn gọi là làng Phùng hay làng Bùng. Cả một vùng rộng lớn từ Đan Phượng (hay Đan Phụng) đến Phúc Thọ, quê Phùng Hưng đều có tên chung là Phùng. Chamberlain (1998 a) đã kết nối họ Phùng của Phùng Hưng với tên gọi Phong trong Phong Châu, nơi có nhiều người Mường. Ông cho rằng, thời Tấn, Phong Châu có tên là Tân Xương, nhưng Phong có thể là một địa danh cổ do các biến thể của nó được bảo tồn trong tên gọi Pọng của một số nhóm Việt-Mường, Thái, Khmu ở Nghệ-Tĩnh và Lào; trong họ Phùng của Phùng Hưng; trong tên Souvana Khamphong -ông nội vua Phạ Ngừm ( vị vua đầu tiên của nước Lào); trong tên Pra Khaphung- vị thần bảo hộ cho nước Sukhothai (một nước cổ của người Thái ở Thái Lan).v.v. Tuy nhiên, Chamberlain thừa nhận, với ông ” nguồn gốc thực sự của từ Phùng vẫn là một bí ẩn”. Ferlus (1996:20) cũng nhận thấy mối liên hệ họ hàng giữa Pọng/Phọng, tên gọi một nhóm Việt-Mường ở Tương Dương (Nghệ An) và ở Lào với Pọng, từ chỉ một đơn vị hành chính dưới mường của người Thái Đỏ ở Thanh Hóa; với Mường Pọng, tên gọi vùng núi Miến Điện và cả nước Miến Điện từ người Thái Đen và Thái Trắng. Ông đoán từ gốc của Pọng là blong nhưng không rõ nghĩa gốc của nó ra sao. Giờ đây, tôi có thể chỉ ra cả từ gốc và nghĩa gốc của tất cả các từ nêu trên. Chúng đều là các từ thuộc Họ Từ Người và vì thế có gốc từ một tên tự gọi tộc người có nghĩa Người (Phụ lục 4 B). Đó chính là tên gọi Mon/Môn với các biến thể Bùng/Pọng/ Phong/ Phùng.v.v. Tên gọi Mường Pọng chỉ miền núi hay nước Miến Điện bắt nguồn từ việc người Môn là một tộc người miền núi nhưng có vai trò quan trọng ở Miến Điện. Như vậy, bộ tộc Phùng của Phùng Hưng là một nhóm Mon-Mường gốc Mân. Theo Toàn Thư, Phùng Hưng sau khi chết được tôn là Bố Cái Đại Vương, được lập đền thờ và thường hiển linh, là vị thần đã âm phù cho Ngô Quyền đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng. Em Phùng Hưng là Phùng Hãi là người có sức khỏe phi thường và có tài đi thuyền (đưa một chiếc thuyền con chở nghìn hộc đi hơn 7km). Vị thần phù hộ cho Ngô Quyền đánh thắng giặc trên sông thường là một vị thần sông nước. Tài đi thuyền của Phùng Hãi cho thấy hai anh em họ Phùng có gốc là dân vùng ven biển. K. Taylor (1972:208) nhận xét: thời Phùng Hưng là thời Bắc Việt Nam có buôn bán đường biển rất phát triển. Điều này một phần do trước đó, vai trò của Quảng Châu như một hải cảng chính ở biển Đông đã bị sa sút. Nguyên nhân chính là sự nhũng nhiễu của quan lại Quảng Châu đã khiến các lái buôn nước ngoài xa lánh, thậm chí vào năm 758, người Ả Rập và Ba Tư ở đó đã nổi dậy giết quan quân ở đó. Năm 792, thái thú Quảng Châu đã phải thừa nhận:” Gần đây, các thuyền buôn với hàng hóa quí hiếm đã đột nhiên chuyển sang Giao Chỉ”. Chúng ta sẽ thấy sự phát triển của thương mại biển vào thời Trần và thời Mạc có liên quan chặt chẽ tới việc hai họ Trần, Mạc có gốc Đản- Mân. Sự phát triển của thương mại biển thời Phùng Hưng chắc cũng vậy. Như đã nêu, họ Phùng là một dòng họ có thế lực ở vùng ven biển phía Tây Quảng Châu, cũng là nơi dấy nghiệp của họ Trần và họ Mạc. Vấn đề quê gốc của Phùng Hưng- Đường Lâm hay Phúc Lộc ở đâu là một vấn đề từng gây tranh cãi. Giờ đây, quan điểm coi Đường Lâm ở vùng núi Thanh-Nghệ đã được khẳng định (Phụ lục 1 C). Điều này cũng phù hợp với điều văn bia Quảng Bá ghi thân phụ Phùng Hưng đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan-một người Lê gốc Mân và với ghi nhận. của Chamberlain về một loạt điểm tương đồng giữa cuộc đời Phùng Hưng với cuộc đời của vị anh hùng Chương Han, nhân vật chính của một sử thi phổ biến ở người Khmu, Lào và Thái Đen. Cho tới thời Lý, họ Phùng vẫn là một thế lực quan trọng với các nhân vật như sứ giả Phùng Chân sang Tống (1014), tướng Phùng Luật, người đã cùng với Điện Tiền chỉ huy sứ Đinh Lộc mưu làm phản (1041), tướng Phùng Trí Năng cầm quân đi đánh Ai Lao (1048), Thái phó Phùng Tá Chu, người thuyết phục Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh (1225) và sau đó được nhà Trần cử đi trấn thủ Nghệ An. Xét một loạt các bằng chứng nêu trên, chúng ta có thể xác định: Phùng Hưng có dòng dõi họ Phùng, gốc là người Mân Quảng Đông. Đúng như Chamberlain xác định, khi Phùng Hưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa dành độc lập thắng lợi, ông đã đưa họ hàng ra lập quê mới ở Sơn Tây với tên quê cũ Phúc Lộc-Đường Lâm, từ đó để lại một vùng đất Phùng/Bùng cùng với một quan niệm Đường Lâm-đất hai vua. 3. Nguồn gốc Đinh Bộ Lĩnh (924-979). Theo Toàn Thư, Đinh Bộ Lĩnh là người động Hoa Lư, Ninh Bình, con Đinh Công Trứ, thứ sử châu Hoan nhưng mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm. Chúng ta có một loạt dấu hiệu cho thấy họ Đinh có gốc từ người Đản Quảng Đông. Trần Quốc Vượng (2002:511) nêu hai sự kiện: năm 970, Đinh Tiên Hoàng sai sứ qua biển sang Quảng Châu giao hảo với nhà Tống; năm 972, Đinh Liễn, con trai Đinh Tiên Hoàng, sau khi đi sứ Tống về, được phong làm Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ (Vị Vua Giữ Yên Biển). 1 1 Lưu ý: từ quân cũng chỉ vua nhưng ở cấp độ thấp hơn vương.Nêu ra hai sự kiện trên, Trần Quốc Vượng muốn nhấn mạnh “cái nhìn hướng về biển” của nhà Đinh. Nhưng chính với cái nhìn đó, họ Đinh đã thể hiện nguồn gốc dân biển của mình. Trần Quốc Vượng (1997:355) cũng cho hay: cả một dải Ninh Bình-Nam ĐịnhThái Bình mà sử sách ghi là Giao Thủy vốn là một vùng nước lợ thường có trai ngọc. Sông Châu, một nhánh sông Đáy ở Hà Nam, có tên trùng với tên sông Châu- sông Ngọc Trai ở Quảng Đông và thực tế cũng là con sông có nhiều trai ngọc với vỏ trai (sà cừ) dày có 7 màu. Vùng Vịnh Bắc Bộ nổi tiếng về trai ngọc với câu “Châu về Hợp Phố” và Hợp Phố là một quận của Giao Chỉ, đến cuối thế kỷ 3 mới thuộc về Quảng Châu. Theo Toàn Thư, Đinh Bộ Lĩnh thủa hàn vi thường đánh cá trên sông Giao Thủy, kéo lưới được viên ngọc khuê to nhưng sứt mất một góc do va vào mũi thuyền. Một truyền thuyết dân gian lại kể, Đinh Bộ Lĩnh hồi nhỏ bị chú đuổi đã tới vùng Giao Thủy đánh cá, mò trai và một hôm đã mò được một viên ngọc. Trần Quốc Vượng cho rằng đó là ngọc trai chứ không phải là ngọc khuê. Chúng ta biết, mò trai là một sở trường của người Đản. Một truyền thuyết khác lại kể: mẹ Đinh Bộ Lĩnh có mang với Thần Nước là một con rái cá, sinh ra Đinh Bộ Lĩnh. Sau dân làng bắt được rái cá, ăn thịt rồi vứt xương đi. Mẹ Đinh Bộ Lĩnh nhặt chỗ xương ấy, gói lại đem về treo ở bếp. Đinh Bộ Lĩnh lớn lên rất khỏe mạnh, thông minh, lại giỏi bơi lặn nên đã đem được bộ xương rái cá -cha mình đặt vào long mạch là miệng một con ngựa đá dưới vực sâu, nhờ đó sau trở thành Hoàng Đế. Cả sử Việt và truyền thuyết Việt đều nói mẹ của Đinh Bộ Lĩnh họ Đàm. Thủa trẻ vua Đinh đã từng cầm quân đánh nhau với chú của mình, một lần thua chạy qua cầu ở Đàm Gia Loan, cầu gãy, vua rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai con rồng vàng hiện ra bảo vệ vua nên sợ mà rút chạy…Khi xưng đế, Đinh Bộ Lĩnh chọn một chỗ đất đẹp ở Đàm Thôn định dựng đô. Nhưng vì đất hẹp, thế không hiểm nên đành đóng đô ở Hoa Lư. Vua Đinh lập 5 hoàng hậu, người đầu tiên có tên là Đan Gia… Tất cả những điều trên đã hé lộ nguồn gốc Đản của Đinh Bộ Lĩnh, bởi: - Theo Schafer (1967:221) truyền thuyết thời Đường ở Quảng Đông nói rằng đàn bà và trẻ con người Đản là rái cá và gọi người Đản là “Người Rồng”, là con cháu của Giao Long, Ngư Tinh… Như vậy, truyền thuyết Việt về ông bố rái cá của Đinh Bộ Lĩnh tương ứng với các truyền thuyết trên. -Trong tiếng Hoa, Đàm, Đan hay Đản đều có âm là Tan, vì thế Đàm Gia=Đan Gia=Đản Gia=Người Đản. Loan nghĩa là vịnh biển, một khúc sông cong, là từ thường gắn với nhiều địa danh ở Quảng Đông-Hồng Kông (ví dụ: các di chỉ Đá Mới Thâm Loan, Đại Loan, Hắc Sa Loan). Vì thế, các tên gọi Đàm Gia, Đàm Thôn, Đàm Gia Loan đều chỉ một làng của người Đản chuyên nghề đánh cá, mò ngọc trai từ Quảng Đông tới. Đan Gia, tên gọi hoàng hậu đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh khẳng định ông là người Đản nên người vợ đầu tiên cũng là người Đản.-Việc tên sông Châu ở Hà Nam trùng với tên sông Châu ở Quảng Đông không chỉ thể hiện cả hai sông đều có nhiều ngọc trai mà còn phản ánh mối liên hệ cội nguồn của một nhóm cư dân ở vùng sông Châu-Hà Nam với cư dân sông Châu- Quảng Đông. -Việc Đinh Bộ Lĩnh có gốc Đản Quảng Đông cũng lí giải mối quan hệ đặc biệt giữa Đinh Bộ Lĩnh và Trần Lãm, một sứ quân trấn giữ cửa Bố Hải (Thái Bình), người cũng có gốc từ vùng ven biển Quảng Đông (theo một thần tích được Trần Quốc Vượng dẫn từ Việt Sử Lược). Đinh Bộ Lĩnh và con là Đinh Liễn đã đem quân hội nhập với quân của Trần Lãm, sau đó được Trần Lãm trao toàn bộ binh quyền. Trần Thăng, em Trần Lãm sau lại thành rể họ Đinh. -Cũng theo Schafer (1967:51): họ Ninh của người Ninh là một họ quí tộc lớn đã cung cấp những thủ lĩnh quân sự cho người Lão Nam Bình ở Bắc Quảng Đông. Vào đầu thời Đường, nhà Đường đã chinh phục được vùng đất do người Ninh nắm giữ gọi là Ninh Việt, từ đó tiến đến Bắc Bộ Việt Nam. Một người họ Ninh được phong làm thứ sử Liêm Châu ở ven biển Quảng Đông. Người Ninh với họ Ninh có lẽ cũng là một nhóm tương tự với người Nông -họ Nông (tức Nùng). Tương truyền, người hai họ Ninh và Nông cũng có liên quan tới Rồng. Như đã nêu, họ Ninh cùng với họ Phùng của Phùng Hưng là hai họ quí tộc lớn của người Việt Quảng Đông từng lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường. Đào Duy Anh (1994:104) cho biết thêm: họ Ninh đời đời làm thủ lĩnh ở Nam Bình. Cuối thời nhà Trần ở Trung Quốc (557-589), một người họ Ninh là thái thú quận Ninh Việt. Họ Ninh cũng kế tục nhau làm hào trưởng ở vùng của người Man Tây Nguyên ở cả Quảng Đông và Quảng Tây. Rõ ràng, những gì nói về họ Ninh ở trên tương ứng với điều sử nhà Tống ghi “nhà Đinh nhiều đời là danh gia vọng tộc” và sử Việt viết: cha Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Công Trứ) là thứ sử châu Hoan. Rất có thể, họ Đinh của Đinh Bộ Lĩnh chính là một ngành tách ra từ họ Ninh (tương ứng đ=l=n, chữ Ninh 宁 cũng có bộ Đinh 丁) 1 . Xét tổng thể các bằng chứng trên, có thể khẳng định Đinh Bộ Lĩnh có nguồn gốc họ Ninh của người Đản ở Quảng Đông, sau cha ông được bổ làm quan nên tới vùng ven biển Hà-Nam-Ninh. Tên gọi Ninh Bình-quê hương ông có thể có liên hệ cội nguồn tới tên huyện Quân Ninh thời Đường (gồm Ninh Bình và Thanh Hóa nay), là đất của người Ninh gốc Đản-Mân. Đó cũng là vùng đất gốc của người Mường. 1 Các dòng họ xưa khi tách hay đổi họ thường giữ lấy một bộ hay chữ gốc để ghi nhớ họ gốc. 4. Nguồn gốc Lý Công Uẩn ( 974-1028)  Bằng chứng thư tịch Theo Toàn Thư, Lý Công Uẩn, vị vua sáng lập nhà Lý là người châu Cổ Pháp, Bắc Giang ( tức Tiên Sơn, Bắc Ninh nay). Mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiên Sơn cùng với thần nhân giao hợp rồi có mang, sinh ra vua. Khi vua 3 tuổi, mẹ ẵm đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn nhận làm con nuôi, nên có họ Lý. Hoàng Xuân Hãn (1966: 176, 206) cho biết: hai cuốn sách thời Tống là Tục tư trị thông giám trường biên của Lý Đào và Tốc thủy kỳ văn của Tư Mã Quang đều chép việc năm 1073, Từ Bá Tường, một tiến sĩ của nhà Tống gốc Quảng Tây đã viết thư cho vua Lý nói rằng:” Tiên thế Đại vương vốn là người đất Mân. Tôi nghe nói, công khanh ở Giao Chỉ có nhiều người Mân”. Hoàng Xuân Hãn nhận xét: Lý Công Uẩn có thể đúng là người gốc Mân bởi vào thời Bắc thuộc, có rất nhiều người từ Trung Quốc đã sang làm quan hay buôn bán ở Việt Nam. Dựa vào việc họ Lý dấu gốc tích, ông đoán họ Lý sang Việt Nam chưa lâu, bố Lý Công Uẩn là quan lớn ở nước Mân 1 và khi nhà Tống chiếm nước Mân (năm 971) mới chạy sang Việt Nam. Sau này, khi Lý Công Uẩn lên làm vua, vì muốn muốn lấy lòng dân nên mới tạo ra truyền thuyết mình là con thần. Không biết giả thuyết đó đúng hay không, nhưng một điều chắc chắn là đời Tống, người Tống đều nhận nhà Lý gốc Mân, không chỉ có Từ Bá Tường nói mà sách Mộng Khê bút đàm (của Thẩm Quát viết xong năm 1088) cũng nói thế. 2 Ít nhất, nhận xét của Hoàng Xuân Hãn cũng khớp với ghi nhận của Trần Quốc Vượng (1993:104), theo đó người Đình Bảng, Bắc Ninh cũng như các sách Đại Nam Thiền Uyển, Truyền Đăng Tập Lục, Thiền Uyển Tập Anh đều nói họ Lý "nối đời làm một dòng họ có thế lực". Anh em thiền sư Vạn Hạnh, Khánh Vân và Lý Công Uẩn đều thuộc dòng họ này. Nguồn gốc Mân của Lý Công Uẩn cũng phù hợp với điều Từ Bá Tường nói là nhiều công khanh triều Lý có gốc Mân. Việc một người làm vua kéo theo họ hàng, đồng hương làm vây cánh cho mình là điều hoàn toàn dễ hiểu. Trong Quế hải ngu hành chí, Phạm Thành Đại, một viên quan Tống ở Quảng Tây, cũng viết khá rõ về vai trò của di dân Mân ở Đại Việt “ Người Mân ven biển đi thuyền đến Đại Việt và chắc chắn là những người được chào đón nhiều nhất. Vua Đại 1 Mân là một trong 10 nước tồn tại ở vùng Đông Nam Phúc Kiến từ 909 đến 945. Nước Mân vào tay nhà Nam Đường năm 945, sau đó Nam Đường lại vào tay nhà Bắc Tống năm 976. 2 Một bài viết năm 2012 của Nguyễn Phúc Anh (http://nguyenphucanh.net/77) đã chứng minh rất thuyết phục về nguồn gốc Mân của Lý Công Uẩn từ góc nhìn sử liệu.Việt thường dặn các quan tham khảo ý kiến của họ khi quyết định một vấn đề gì. Nhiều người từ đất Mân đã tới đó và tương truyền Lý Công Uẩn cũng là người gốc Mân”. Dẫn ra điều nói trên, nhà sử học Mỹ Whitemore (2010:39) giải thích: vào thời đó, Phúc Kiến và đặc biệt ở cảng Tuyền Châu có hàng ngàn nho sĩ đến để mở lớp dạy học chữ Hán cho thương nhân nước ngoài. Sự phát triển giao thương trên biển giữa các cảng Tuyền Châu, Nhai Châu, Tần Châu, đảo Hải Nam và Vân Đồn thời đó đã đưa nhiều người trong họ theo các nhà buôn tới Đại Việt, điểm hội tụ của thương nhân Nam Trung Quốc và thương nhân đến từ phía Tây và phía Nam. Không ngẫu nhiên, nhà Trần, vốn gốc Mân, đã mở thêm nhiều kỳ thi và phần lớn những người đỗ đạt đến từ các tỉnh ven biển Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, nơi có nhiều di dân và nho sĩ đến từ Phúc Kiến. Dù không có bằng chứng cụ thể, nhưng bố của Chu Văn An (1292-1370) “Nhà giáo đầu tiên” của Đại Việt, một người giỏi nho-y-lý- số và giỏi cả buôn bán có lẽ cũng nằm trong số nho sĩ trên. Theo Trần Quốc Vượng (1993:155, 2000:712), truyền thuyết dân gian và thần tích làng Quang Liệt, quê mẹ của Chu Văn An cho biết ông có mẹ là người Nam, bố là người “Quảng Đức Bắc quốc”. Quảng Đức là một huyện lập ra thời Đông Hán ở An Huy. Bố của Chu Văn An là Chu Thiện/Chu Văn Hưng, một thương nhân Phúc Kiến do tị nạn quân Nguyên mới sang Đại Việt. Ngoài ra, nguồn gốc Mân của Lý Công Uẩn có thể còn liên quan tới các truyền thuyết về vật tổ chó của ông.  Tục thờ chó Về Lý Công Uẩn có một loạt truyền thuyết 1 và sự kiện vừa hư vừa thực liên quan đến chó: mẹ ông đến chùa Tiêu Sơn, đêm nằm mơ thấy Thần (chó) rồi có mang; ông sinh vào năm GiápTuất (974) tức tuổi chó; khi mẹ bế ông đến cửa nhà Lý Khánh Văn, con chó bằng đồng –một linh vật để trong nhà bỗng sủa vang, theo lời dặn của cha Lý Khánh Văn, là điềm báo có thánh nhân xuất hiện; trước khi ông ra đời, ở quê ông có con chó đẻ con mang sắc trắng đốm đen thành hình chữ “Thiên tử”; ông cho rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đúng vào năm Canh Tuất (1010)- năm chó; sau đó, một con chó mẹ từ chùa Ứng Thiên quê ông mang thai bơi qua sông Hồng tới núi Khán Sơn ở Thăng Long “cắn lau làm tổ” hay “ ổ đẻ”-một dấu hiệu của đất quí đất lành; vì thế, ông đã cho xây đền trên núi Khán và giữa hồ Trúc Bạch để thờ cúng Cẩu Mẫu và Cẩu Nhi … Câu hỏi đặt ra là: phải chăng những truyền thuyết về Mẹ Chó của Lý Công Uẩn có ý nghĩa tương tự với truyền thuyết về ông bố- thần nước rái cá của Đinh Bộ Lĩnh? Phải chăng chúng phản ánh tục thờ vật tổ chó của họ Lý và người Việt thời Lý? 1 Các truyền thuyết này được ghi bằng thơ trong Việt sử diễn âm (thế kỷ 16) và Thiên Nam ngữ lục (thế kỷ 17). Dấu tích của tục thờ Thần Chó thời Lý khá rõ, ngoài đền Cẩu Mẫu, Cẩu Nhi thì đền hiện mang tên Voi Phục cũng là một đền thờ Thần Chó. Đền Voi Phục, trấn phía Tây kinh thành Thăng Long hiện vẫn thờ Linh Lang, được coi là tên hiệu của hoàng tử Hoằng Chân, con vua Lý Thái Tông. Một thần phả viết Linh Lang là thần rắn nước đã đầu thai thành người để giúp vua Lý đánh giặc, mẹ là một cung phi quê ở làng Địch Vĩ, xã Bồng Lai, huyện Đan Phượng. Tuy nhiên, tên Linh Lang đã bộc lộ gốc tích thực của thần là Thần Chó (sói).1 Chính vì thế, làng Địch Vĩ, quê mẹ Linh Lang hiện vẫn có tục thờ Thần Chó - được gọi là Thành Hoàng Linh Giang Đại Vương hay Hoàng Thạch. Linh Giang tương ứng với Linh Lang và Hoàng Thạch cũng tương ứng với Hoàng Lang, một tên gọi khác của Linh Lang. Cũng theo thần phả trên, vua Lý đã cho phép 289 làng, trại trong cả nước xây đền miếu thờ Linh Lang, cho thấy tục thờ Thần Chó rất phổ biến thời Lý. Ở người Việt, tục này sau mai một và đã chuyển thành tục đặt và thờ chó đá ở cổng làng, cổng nhà như một vị thần bảo hộ cho người trong làng hay trong nhà. Trong khi đó, dòng họ Đinh Công ở xã Tân Minh, Thanh Sơn, Phú Thọ hiện vẫn có tục thờ “Mẫu Khuyển”, gắn với truyền thuyết một con chó đã cứu và nuôi ông tổ của người Mường trong cơn hồng thủy do cuộc chiến Sơn Tinh-Thủy Tinh gây ra . 2 Một dòng họ quan lang Mường tại xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn và xã Địch Giáo, huyện Tân Lạc, Hòa Bình hiện vẫn kiêng ăn thịt chó vì theo truyền thuyết, bà cụ tổ của dòng họ này nhờ bú sữa chó nên mới tồn tại và gây dựng được sự nghiệp.3 Có thể thấy, cả hai tục trên ở người Mường là dấu tích của tục thờ Cẩu Mẫu thời Lý và của tục thờ vật tổ chó của người Việt và Mường xưa. Tục thờ vật tổ chó cho đến nay vẫn được bảo lưu với nhiều cách thức, mức độ khác nhau trong nhiều tộc người ở Việt Nam và ĐNA. P. Maspero (1963) đã ghi nhận nhiều truyền thuyết về ông hay bà tổ chó cùng các tục kiêng ăn thịt chó, thờ chó, lấy họ chó, các nghi lễ mô phỏng tiếng chó gào rú, để tóc kiểu chó ở người Bana, Stieng, Khmer, Katu, Jarai, Chăm, Malay. Hiện tục đó vẫn đang tồn tại sâu đậm ở người Dao với truyền thuyết Bàn Hồ và một loạt phong tục: kiêng ăn thịt chó, trang phục mô phỏng màu sắc và đuôi chó, kiểu tóc và mũ hình đầu chó, mô típ chân chó trên trang phục.v.v. Chúng ta đã có nhiều bằng chứng về sự có mặt của di dân Mân-Đản Phúc Kiến ở Việt Nam. Và chúng ta cũng có những bằng chứng cho thấy người Mân Phúc Kiến là một nhóm người Dao cổ có tục thờ vật tổ chó. Eberhard (1968: 256, 433, 46) cho biết: - Họ Trần, một trong những họ lớn ở Phúc Kiến, là một bộ tộc của người Dao. - Người Đản là một nhóm Dao cổ, tức là cư dân săn bắt hái lượm vùng núi rừng trở thành cư dân săn bắt trên biển. 1 Tiếng Hán-Việt có hai từ sài và lang đều chỉ chó sói hay chó rừng. Từ sài rất gần gũi với từ cầy trong tiếng Việt. 2 http://www.cacdongho.vn/x 3 http://vhnt.org.vn/1009-Tết Trung thu có mối liên hệ cội nguồn với hội lễ mừng sinh nhật Bàn Hồ của người Dao xưa. Một trong những sự tích về hội lễ đó kể thần núi Vũ Di (Phúc Kiến) lệnh cho mọi người phải đi lên đỉnh núi để nghe nhạc và ăn cỗ của tổ tiên và thần linh. Tết Trung thu chính là Tết Năm Mới của người Dao và chắc chắn có nguồn gốc từ Phúc Kiến hay Hồ Nam và Quảng Đông, nơi có nhiều người Dao. -Truyền thuyết Dao kể kinh đô của Bàn Hồ hay nơi phát tích 12 họ của người Dao là Cối Kê (Chiết Giang). Sau đó vì bị đàn áp, 12 họ của người Dao phải dùng thuyền vượt biển về phía Nam. Truyền thuyết này cũng có ở người Xa -gốc ở núi Vũ Di-Phúc Kiến. -Hậu Hán thư xác định con cháu của Bàn Hồ (tức người Dao) sống ở vùng ven biển Đông Nam Trung Quốc, tức từ Chiết Giang tới Quảng Tây. Người Mân đúng là một nhóm Dao bởi tên gọi Mân hoàn toàn tương ứng với tên tự gọi đích thực của người Dao là Man/Mun/Miên. Thời Đông Sơn, người Mân đã trở thành một nhóm Lạc Việt như người Việt Chiết Giang với chữ Lạc bộ Mã. Những mô típ chồn/cầy/*** cá… trên trống đồng Đông Sơn muộn (Chương 4) đã phản ánh tục thờ vật tổ chó/rái cá của một số nhóm Lạc Việt gốc Mân-Đản vào cuối thời Đông Sơn, một tục tiếp tục tồn tại cho tới thời Đinh thể hiện ở truyền thuyết bố Đinh Bộ Lĩnh là rái cá. P. Maspero (1963: 785) từng nhận xét trong tên gọi nước Văn Lang, chữ Lang có nghĩa chó sói có thể có liên hệ với tên gọi Lang Nhân (Người –Chó sói) chỉ con cháu Bàn Hồ. Tôi sẽ chứng minh tên gọi Văn Lang có nghĩa gốc Người và có họ hàng với tên các nước Việt Chương, Việt Thường, Dạ Lang (Chương 7). Tên gọi Văn Lang xuất hiện đầu tiên vào thời Đường và rất có thể các sử gia Đường đã dùng chữ Lang chỉ chó sói để phản ánh tục thờ chó thần (Linh Lang) của người Việt thời này. Chúng ta đã có nhiều ví dụ về tên gọi tộc người hay nước của người Bách Việt được ghi bằng chữ Hán với các bộ chữ tượng hình phản ánh ít nhiều một đặc trưng của tộc người hay nước đó. Như vậy, có thể khẳng định, việc xuất hiện các truyền thuyết gắn Lý Công Uẩn với thần chó, việc lập các đền thờ thần chó phản ánh tục thờ vật tổ chó của các nhóm Việt gốc Mân thời Lý. Lý Công Uẩn là người gốc Mân nên cũng theo tín ngưỡng này. Các truyền thuyết gắn ông với Thần Mẹ Chó có ý nghĩa tương đương với các truyền thuyết gắn Đinh Bộ Lĩnh với Thần Bố Rái Cá, về bản chất đồng nhất ông với Thần Nước-Thần Rồng- Tổ tiên và là vị Thần Bảo hộ của người Việt-nước Việt. Ở người Việt, vì nhiều lý do (đặc biệt, sự khoái khẩu với thịt chó) đã khiến tục thờ chó mai một và chỉ còn rơi rớt đây đó ở người Mường.  Mộ hình “Lòng chảo” của Lý Công Uẩn Lăng mộ của Lý Công Uẩn ở Đình Bảng, Bắc Ninh có hình tròn, ở giữa trũng nên được gọi là “Lăng Lòng Chảo”.Dạng lăng mộ này có gốc từ dạng mộ hình mu rùa ở Nam Phúc Kiến, tương ứng với dạng nhà, thành hình rùa của người Bách Việt. Một biến thể của dạng mộ này là dạng mộ hình vành khuyên (uynh thành) đặc trưng ở vùng quanh Huế, liên quan đến nguồn gốc Mân của nhà Nguyễn (phần dưới).  Các cuộc di tản của hoàng tử nhà Lý Tư liệu gia phả họ Lý ở Hàn Quốc cho biết: Đô đốc thủy quân Lý Dương Côn, con thứ ba của vua Lý Nhân Tông, vào năm 1150 đã cùng gia tộc dùng thuyền đến tị nạn ở Cao Ly. Tiếp đó, năm 1226, khi nhà Lý mất, hoàng tử Lý Long Tường cùng 6000 gia thuộc đã dùng thuyền qua cửa Thần Phù ở Thanh Hóa chạy về phía Bắc, gặp bão lớn phải ghé vào Đài Loan. Khi Lý Long Tường quyết định đi tiếp, con trai là Lý Long Hiền lại bị ốm nặng, phải ở lại Đài Loan cùng với 2000 người. Sau đoàn thuyền của Lý Long Tường lại bị bão thổi dạt vào bờ biển phía Tây Cao Ly. Hai sự kiện trên đã không được ghi lại trong sử Việt Nam nhưng đó là hai sự kiện lịch sử có thực, bởi vào hai năm 1994 và 2009, con cháu của cả Lý Dương Côn và Lý Long Tường đều đã về Việt Nam bái tổ tiên tại từ đường họ Lý ở làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh. Theo Phan Huy Lê (2007), Lý Dương Côn có lẽ là con nuôi của Lý Nhân Tông. Sử Đại Việt, chủ yếu được soạn từ thời nhà Trần nên đã không ghi chép hai sự kiện này. 1 Câu hỏi đặt ra là vì sao, cả hai hoàng tử nhà Lý lại đều dùng thuyền vượt biển về phía Bắc và cùng tới Cao Ly? Việc con cháu Lý Long Tường ghi nhận việc thuyền của tổ tiên họ gặp bão lớn phải ghé vào Đài Loan, sau đó lại bị bão thổi dạt vào bờ biển Cao Ly gợi khả năng cả hai nhóm hoàng tộc Lý đến Cao Ly đều là một sự ngẫu nhiên. Có lẽ, dự định ban đầu của họ là về quê cha đất tổ ở Phúc Kiến. Nhưng hoặc vì bão, hoặc vì thấy đất Phúc Kiến vốn đã chật chội, không thể phát triển lâu dài nên Lý Dương Côn đã chọn đất Cao Ly. Sau này Lý Long Tường cũng theo gương người đi trước. Tóm lại, các bằng chứng sử học, ngôn ngữ học và dân tộc học thống nhất khẳng định nhà Lý có gốc Mân và cùng gốc với họ Trần. 5. Nguồn gốc Trần Cảnh (1218-1277) Toàn Thư, khi nói về Trần Thái Tông, tức Trần Cảnh, viết: “Trước kia, tổ tiên vua là người đất Mân (có người nói vua là người Quế Lâm). Một người tên là Kinh đến hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa, đời đời làm nghề đánh cá “. Gia phả họ Trần Việt Nam cho biết: tổ tiên nhà Trần có gốc Mân ở quận Tần Châu, Phúc Kiến. Ông tổ tên là Trần Quốc Kinh sang Việt Nam khoảng năm 1110, thời 1 vi.wikipedia.org/.../Lý_Long_Tường; http://nchq.org.vn/?Content=CTBV&MBV=919Lý Nhân Tông (1072-1127), lúc đầu ở xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, sống bằng nghề chài lưới, trên đường làm ăn đã chuyển dần tới làng Tức Mạc, huyện Thiên Trường, tỉnh Nam Định. Thực ra, Tần châu là một hải cảng ở Nam Quảng Tây (Tây Quảng Đông), vốn là một trung tâm buôn bán quan trọng ở vùng Vịnh Bắc Bộ giữa Đại Việt, đảo Hải Nam, Champa, Quảng Đông, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, nơi người Đản thường mang cá và hải sản đến trao đổi lấy vải và gạo. Một truyền thuyết thời Tống kể vị vua Trần đầu tiên là một người từ Trường Lạc, Phúc Châu (thủ phủ tỉnh Phúc Kiến) đến Tần Châu, gặp, yêu và lấy cháu gái vua Lý (Li Tana 2006: 101). 1 Có lẽ, truyền thuyết trên có liên quan tới thuyết họ Trần gốc Quế Lâm. Skinner (1985:275) cho biết, vào thế kỷ 11 (tức thời tổ tiên nhà Trần đến Quảng Đông và Việt Nam) là thời “toàn dân Phúc Kiến sống bằng nghề buôn bán trên biển”. Vùng Phúc Kiến-Quảng Đông, với dân số hơn 10 triệu người vào năm 1131, nơi không thể tự túc được lương thực đã trở thành nơi xuất khẩu hàng đầu nhân tài: những thủy thủ lão luyện, nhà buôn giỏi giang, những nhà sư, viên thư lại xuất sắc tới các vùng khác ở Trung Quốc cũng như tới Nhật Bản và các nước ĐNA. Nhà văn Vũ Ngọc Tiến, trên đường tìm tư liệu để viết cuốn tiểu thuyết lịch sử Khói mây Yên Tử đã tìm đến Nhạc Dương, Hồ Nam và gặp được Trần Định Nhân, hậu duệ đời thứ 27 nhà Trần, trực hệ của Trần Ích Tắc, người đã đầu hàng nhà Nguyên và sống lưu vong ở Trung Quốc. Trần Định Nhân còn giữ được cuốn gia phả họ Trần do Trần Ích Tắc soạn, trong đó viết: họ Trần gốc ở đất Mân, năm 227 TCN, ông tổ Trần Tự Minh đang làm quan cho Triệu Đà đã từ quan đi xuống phía Nam, trở thành tướng nước Âu Lạc, cùng Cao Lỗ giúp An Dương Vương chống Triệu Đà. Khi thành Cổ Loa thất thủ, Trần Tự Minh lui về sống ẩn dật ở đất Kinh Bắc. Sau 700 năm họ Trần ở Kinh Bắc đã phân ra nhiều nhánh, một nhánh sinh ra Trần Tự Viễn (582 - 637) là đệ tử xuất sắc nhất của sư Pháp Hiền ở Từ Sơn, người truyền bá Phật phái Thiền tông cùng với võ công Hổ quyền và Ưng - Xà quyền. Tự Viễn kế nghiệp thầy Pháp Hiền truyền bá Thiền tông và đem võ công cùng đệ tử chống lại sự đô hộ của nhà Tuỳ, nhà Đường. Dân khắp vùng đều sùng kính, tôn ông là Phật sống. 2 Chúng ta biết trong hoàng tộc Trần, Trần Ích Tắc là người rất thông minh và nhiều chữ. Trong những năm cuối đời sống lưu vong, có thể ông đã viết một cuốn gia phả họ Trần với nhiều điều ông biết mà các sử gia Đại Việt không biết. Nhưng có vẻ, những gì nói về ông tổ Trần Tự Minh là những nét thêm thắt tô điểm của con cháu hoặc là sự hư cấu của nhà văn Vũ Ngọc Tiến (?). Cho dù các nguồn tư liệu nêu tên gọi ông tổ nhà Trần và thời gian Ngài sang Việt Nam khác nhau thì tất cả đều thống nhất một điều: tổ tiên nhà Trần là người Mân Phúc Kiến. 1 Truyền thuyết này được chép trong Tề Đông Dã Ngữ, một sách cuối thời Nam Tống-đầu thời Nguyên, kể Trần Cảnh có tên gốc là Tạ Thăng Khanh. 2 http://4phuong.net/ebook/67690442/dau-la-noi-phat-tich-cua-ho-tran-va-vo-phai-dong-a.htmlĐó là điều sử sách Việt đã ghi rất rõ ràng, nhưng nhà sử học Tạ Chí Đại Trường (2006) đã có một bài viết với những phân tích dân tộc học làm sáng tỏ nhiều điều khuất lấp đằng sau sự thực đó. 1 Vì bài viết quá hay, nên tôi xin phép được trích dẫn một phần hơi dài ở đây, với những đoạn in ngả do tôi nhấn mạnh: “Nhà ta người miền dưới”, đó là lời Trần Nhân Tông năm 1299, khi ông bảo xăm hình rồng cho Anh Tông để khỏi quên truyền thống, nhưng Anh Tông trốn mất, từ đó các vua Trần không xăm hình rồng nơi đùi nữa. Danh nghĩa dân chài đã mất từ lâu khi Trần nắm quyền trị nước nhưng đây mới là dấu hiệu đoạn tuyệt hẳn với quá khứ dân dã của dòng họ này. . Nhóm Trần này (thay thế Lí 1226), “đời đời làm nghề đánh cá” nên dù có làm vua yên ổn, sắp xếp thứ bực tôn thất (1267), sai phủ Tông chính soạn ngọc phả của họ nhà vua (1304) thì cũng chỉ biết không quá 5 đời, ngay trên đất Đại Việt, là ở “hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường”, tỉnh Nam Định ngày nay. Kí ức xa hơn thì chỉ còn lờ mờ: “Tổ tiên là người đất Mân (Phúc Kiến), có người nói là Quế Lâm (Quảng Tây)”. Cuộc sống trên sông nước, làm di dân trôi nổi khiến họ không thể nhớ gốc tích xa hơn. Li Tana [1] đã nhìn ra đó là đặc tính của tộc Đản ghi chép trong thư tịch Trung Quốc xưa, có nguồn gốc Giao Chỉ, gọi là “Giao Chỉ Đản” (Lĩnh Ngoại đại đáp 1178) và còn lưu dấu đến bây giờ. . Ngày nay người tộc Đản đã được chính quyền Trung Quốc ghi với chữ mới: Đan/Đơn (Hán-Việt), bỏ mất tên với bộ Trùng khinh miệt xưa kia. Họ sinh sống dọc biển Quảng Đông, Quảng Tây, Hương Cảng , đảo Hải Nam, qua Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, mang các tên Thuyền Hộ, Đản, Đản Gia, Ngái, Soisangyang (Thuỷ Sinh Nhân)... Tuy được ghép vào bộ phận của tộc Hán chính thức và nói tiếng Hoa (phương ngữ Quảng Đông), nhưng bản thân những người này vẫn coi như một tộc riêng biệt, và nhiều học giả, kể cả người Hoa cũng công nhận như vậy. Người Đản thích tự gọi là “Người Sinh (từ) Nước”, trong quá khứ thường bị miệt thị, khinh rẻ. Quế hải ngu hành chí (1175) của Phạm Thành Đại ghi rõ: “Đản là tộc man sống trên biển.” Họ được mang tên “Thuyền Hộ”, cho là có chân ngắn, chỉ thích hợp với cuộc sống ở biển, có tài liệu còn nói họ có chân 6 ngón, và có đuôi ! Suốt đời họ sống trên thuyền, chỉ khi chết mới lên bờ chôn mà thôi. Họ thờ Thiên Hậu (thấy dấu vết ở Việt Nam), thần cá và thần rồng [2] . Ở Việt Nam ngày nay, người Hoa lân cận gọi họ là Đản Gia Lão (Quảng Ninh, Hải Phòng.) Nhóm Đản-Ở-Rừng ngày xưa thì nay là Ngái [3]. Nhóm Đản -Ở -Nước của thư tịch Trung Hoa bắt hàu, mò ngọc trai, thờ rồng nên còn có tên là Long Hộ (Từ hải). Tên Giao Chỉ Đản ở Lĩnh ngoại đại đáp có lẽ là để chỉ một bộ phận Đản chứ không phải là ghi nhận nguồn gốc bởi vì bộ phận Đản ở Trung Hoa rất Đông, và dấu hiệu đi về phía Nam rất rõ như trường hợp họ Trần, họ Mạc về sau. Với chứng cớ di chuyển ghi ở Toàn thư thì họ Trần ở đất Mân vào khoảng thế kỉ XI, ngang với lúc Lí bắt đầu cầm quyền. . Không có xác nhận trong sử kí triều đại để chứng tỏ họ Trần là thuộc tộc Đản nhưng các bằng cớ dân tộc học dựa vào chứng liệu lịch sử và suy đoán ngay từ lời nói và sinh hoạt của họ lúc khởi đầu khiến ta nghĩ như thế, dù là có thể khiến nhiều người mang tính tự tôn phản đối. Trong các thần tích lưu giữ ở các đền thờ vùng tỉnh Thái Bình thì những người khởi đầu họ Trần đều mang tên các loài cá: Ông tổ đầu tiên (Trần) Kinh là cá Kình, Trần Hấp là cá Chắm/trắm, Trần Lí là cá Chép (lí ngư), Trần Thừa là cá Dưa, Trần Liễu là cá Nheo, Trần Cảnh là cá (Lành) 1 Toàn văn trên: http://www.idr.edu.vn/diendannghiencuu/1Canh [4] 1 . Khi Nhân Tông xác nhận “Nhà ta người Miền Dưới – người vùng sông biển”, phải chăng đó là âm vang của tên tông tộc “Người Sinh (từ sông) Nước / Thuỷ Sinh Nhân”? Trần Thủ Độ, người dựng nghiệp Trần, hiên ngang tuyên bố: “Ta chỉ là con chó săn thôi...”, đủ cho sử quan chê nhẹ: “... tuy không có học vấn...” Ngay cả ông vua đầu, Thái Tông, cũng không thoát nhận định: “... tuy có tư chất tốt đẹp trời ban nhưng chưa có học thức...” Đây cũng là căn cứ để ta tin vào thuyết chính Nhân Tông mới là tác giả của Khoá hư lục đầy ý nghĩa kinh sách sâu sắc. Nhưng Thái Tông nổi bật ở sự liều lĩnh, xông xáo của chàng trai sông nước khi “bỏ thuyền lớn trong cõi (thuyền biển, trên sông lớn của tông tộc), chỉ đi thuyền nhỏ” xông vào đất Tống, bị lộ hình tích lại đương nhiên bứt rào cản, nhổ cọc mang về! Đến ông anh gặp mùa nước lụt, thản nhiên dùng thuyền đi chầu, nhân dịp hiếp cung phi Lí. Lúc cùng khốn nổi loạn thất bại, lại “dùng thuyền độc mộc, giả làm người đánh cá” đến xin hàng – và vua, qua mười mấy năm ở kinh đô, lúc đó cũng đang ở trên thuyền chứ không phải ngủ yên ấm trong cung điện lấy được của nhà Lí! Họ Trần “đời đời chuộng dũng cảm... nếp nhà theo nghề võ, thường xăm hình rồng vào đùi” (Nhân Tông). Và đàng sau những cá nhân nổi bật mang dấu vết xăm đơn giản là cả một tập đoàn rằn rện có tên “thái long” (rồng hoa): “Thời quốc sơ, quân sĩ đều xăm hình rồng ở bụng, ở lưng và hai bắp đùi”. Và dân ở Vân Đồn còn có dấu hiệu mò ngọc trai sau khi nhà Trần làm vua đến hơn trăm năm (1348). Đâu cần phải có nhà dân tộc học so sánh nào đứng đó để ghi chép? . Tính sông nước khiến ta xếp lại tên Yết Kiêu. Hai người nô nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn, một tên là Dã Tượng (Voi Rừng) vì Đản có một bộ phận phá rừng lấy gỗ gọi là Mộc Đản, ngày nay qua Việt mang tên tộc Ngái / Ngải (Sán Ngải: Người Ở Rừng). Yết Kiêu ghi bằng chữ Hán nơi Toàn thư thường được giải thích là Chó Săn. Có vẻ dịch giả hơi vị nể một nhân vật đã đứng tên trên đường phố chứ Từ hải chỉ đưa nghĩa:”chó đồng, loại thở ngắn hơi”. Chữ “kiêu” ở sách sử mang bộ Mã nhưng cũng có chữ kiêu mang bộ Điểu, như thế hợp với chữ “yết” kèm theo (cũng có âm đọc khác) mang ý nghĩa “tháo ra”, hay đồng âm với chữ “yết” là “cổ họng”. Ta không đòi hỏi sử quan phải là nhà điểu học nhưng gộp các hình tượng từ các chữ được điều chỉnh, ta có hình dáng một con cồng cộc, con chim nuôi mang vòng thắt nơi cổ họng, bắt cá mà không nuốt được của đám dân sông nước vùng hạ Dương Tử. 2 Lúc Trần Quốc Tuấn thua quân, thấy Yết Kiêu vẫn giữ thuyền chờ mình, thốt lên lời khen về “chim hồng hộc bay cao nhờ sáu trụ cánh”, lời liên tưởng ấy hẳn không phải là tình cờ. Tính cách sông nước cũng giải thích được sự buông thả tính dục và lối kết hôn trong thân tộc của nhà họ Trần. Tất nhiên cũng có chứng cớ họ lấy người khác họ (như mẹ Trần Cảnh họ Lê) nhưng bởi chỉ quây quần trên ghe thuyền nên tính nội hôn là nổi bật, rồi càng gay gắt hơn khi làm vua, phải gả con cho nhau để giải quyết vấn đề tranh chấp giữa nhà Trần Cảnh và Trần Liễu, 3 trước khi giải đãi buông thả khuôn khổ qua thời gian. Lên làm vua mà con trai còn đi ăn cướp cho thoả chí tung hoành thì người nữ chọn trai cho vừa ý thích cũng chỉ là sự tương đồng trong sinh hoạt mà thôi. Cho nên, 1 Tại làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, Thái Bình hiện vẫn có tục thi cá chép sông và cá trắm luộc “để tưởng nhớ thủa hàn vi của tổ tiên nhà Trần”. Thái ấp của Trần Thị Dung-vợ Trần Thủ Độ ( tên gốc cá Ngừ) xưa là ấp Ngừ, nay là làng Ngừ, xã Liên Hiệp, Hưng Hà. 2 Chim cồng cộc=chim cốc. 3 Tục nội hôn anh em con chú con bác (patrilateral parallel cousin marriage) là một tục khá phổ biến ở người Ả rập, Do Thái, Hy Lạp, Trung Quốc xưa nhằm tăng cường sự cố kết và bảo vệ quyền lợi của dòng họ phụ hệ.Theo Nho giáo, tục đó bị coi là loạn luân và người Hoa thường ưu tiên hôn nhân “con cô con cậu” tức ngoại hôn theo dòng mẹ.dòng họ lên làm chủ nước, Chàng Cả Trần Liễu hiếp cung phi Lí lúc ban ngày ban mặt trong lần có buổi hội họp quần thần, bị nhóm nho thần cựu trào đàn hặc, tuy phải xuống chức nhưng nơi chốn bị “nhơ uế” ấy lại mang tên Thưởng Xuân (hai năm sau được nhắc thêm lần nữa), biểu lộ một tâm tình phơi phới, khoái trá, đầy khích động tính dục của tập hợp Trần không một chút ân hận, hối tiếc nào. . Do tính cách di chuyển của tông tộc như thế nên bây giờ ta có thể hiểu tại sao sử quan phân vân về nguồn gốc Trần: Mân hay Quế Lâm (Quảng Tây)? Có thể trên đường phát xuất từ đất Mân, họ đã ghé vào Quảng Tây một giai đoạn. Và trước khi đến Nam Định, họ cũng đã bám trụ trên vùng Quảng Yên, với chứng tích “Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên / An Bài, Yên Hưng, Yên Bang” là đất phong (1237) cho Trần Liễu để đền bù chuyện mất vợ. Trần đến đất Việt mà ở trên sông nước thì không phải va chạm với Lí đang nắm quyền trên đất liền. Như thế cũng có nghĩa là họ hành động độc lập, chia từng khu vực quyền lực với các toán sông nước khác. . Ta không rõ các nhóm ấy tên gì nhưng thấy họ xuất hiện mang tính tập thể sông nước trong hội nghị Bình Than (1282) trên một bến sông (vũng Trần Xá), họp “vương hầu và trăm quan”, trong một ý nghĩa bao quát, thô thiển, đó là họp lãnh tụ Miền Dưới và Miền Trên (Thăng Long)…. . …Vấn đề họ Mạc cũng khá phức tạp. Có những thủ lãnh Mạc (không có gì chứng minh là đồng tông) đeo đẳng suốt đời Lí, qua Trần tuy ép mình làm gia thần (như Mạc Đĩnh Chi với Trần Ích Tắc) nhưng vẫn còn thế lực đến Hồ, Minh thuộc, Hậu Lê, qua thời gian, lập nên triều Mạc. Toàn thư đã sắp xếp ra một phả hệ liên tục kể từ Mạc Hiển Tích (thế kỉ XI), và còn cả bia đá đời Lê Thánh Tông (1470) liên hệ đến làng Cổ Trai của Mạc Đăng Dung, nhưng thư tịch Trung Quốc lại níu họ Mạc Cổ Trai vào với một dòng di cư khác. Mạc Kính Thự trong tờ biểu cầu cứu Mãn Thanh đã kể gốc ông cha ở thôn “Chaxiang [Trà Hương], huyện Đông Quan, Quảng Đông” [6] . Có thể họ Mạc thất thế phải viện dẫn thật xa đời để làm kế nhờ cậy, chứ đến lúc này thì Mạc đã hoà hợp với vùng trên, mang ý thức Việt rõ ràng rồi, chứng cớ là con cháu những người trên vùng biển chạy loạn thế kỉ XVI tập họp trên các đảo ven bờ Quảng Tây ngày nay nhận mình là Việt, rồi với sự xuất hiện của Cộng hoà XHCN Việt Nam họ đã đổi thành Kinh [7] . Nhưng dù sao thì Mạc Hiển Tích ve bà Thái hậu mà không ai dám xử, Mạc Đĩnh Chi trên xứ Bàng Hà bị xoá sổ, dân làm nô mà không sao cả, còn đỗ trạng, đi sứ, tất cả chứng tỏ một vài họ Mạc đã có quyền lực riêng biệt trên một vùng đồng ruộng, sông nước làm kiêng nể các chính quyền ở Thăng Long. Cũng có thể với thế lực địa phương khó khu trừ đó mà Trần Quốc Tuấn bao dung, đưa thêm một cánh tay an toàn cho họ Mạc, với dụng ý lấy vây cánh trong âm mưu chống đối dòng làm vua để trả thù nhà theo lời dặn của cha. Khánh Dư bị thất sủng vì trai gái với bà công chúa, dâu ông mang chức vụ công là “Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội toàn quốc” nhưng bên trong luôn nuôi chí trả thù cho cha. Vua “sợ phật ý Quốc Tuấn mới sai người đánh chết Khánh Dư ở hồ Tây”. Nhưng ông lại ngầm bảo đánh nhẹ, không phải vì thương nghĩa Nam mà vì thế lực Chí Linh, chứng tỏ là đã “xuống chiếu thu hết quan tước, tịch thu tài sản không để lại một chút gì” mà vẫn còn đất ở Chí Linh vì “châu Chí Linh vốn là của riêng của Thượng tướng Trần Phó Duyệt”, chắc là cha Khánh Dư, vua không thể đụng tới được. Ngày nay, trên bản đồ hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương hầu hết các xã đã bỏ tên xưa, lấy tên các nhân vật lịch sử, kể cả những người thời nay, trong đó có tên Nhân Huệ (Vương) ở môt góc hợp lưu của sông Thái Bình và Kinh Thầy. Những hành động về sau của ông tiểu thủ lãnh: phối hợp quyền lực và mưu mẹo bán nón Ma Lôi, cai trị đất Vân Đồn theo cách “gà chó đều kinh” ở cửa khẩu tiền bạc của đất nước, rồi biện bạch với vua vềhành động của mình, rằng “dân, lính là vịt dành làm vật nuôi cho tướng là chim ưng”, khi bị vua “rầy la” bỏ về xứ yên lành, tất cả chứng tỏ đó không phải là hành động ngang tàng của một cá nhân mà là biểu tượng của một thế lực địa phương miền biển. Thế lực đó rồi sẽ tàn lụi khi nhóm Trần-làm-vua tóm thâu quyền hành lãnh thổ, chứng tỏ về sau không thấy dấu vết con cháu Khánh Dư đâu hết… . …Sống riêng biệt trên sông nước, Trần không hề chuẩn bị mở rộng quyền hành trên đất liền. Nơi ấy đang có một triều đình, dù sao cũng là một trung ương cố gắng kết tập theo mẫu hình Hán Đường Tống một cách thô thiển với các ông “thư” gia làm tính, viết chữ (Hán), học kinh Phật và Nho, tập tành làm thơ, đi thi, leo lên từng cấp bậc trong triều đình... Trần Thủ Độ “không có học vấn” như sử quan chỉ rõ, có lấy nước cho họ Trần thì cũng chỉ bằng vào âm mưu thu xếp và từ quyền lực của tập đoàn. “Nhà Trần Lí nhờ nghề đánh cá nên giàu...”. Người đời nay có thể thắc mắc không biết họ đã tổ chức việc đánh bắt, phân phối như thế nào, có giống như tổ chức Đầu nậu gần đây không, có liên kết nghề nghiệp riêng với tổ chức thương mại, cướp biển hay không để tạo thành uy thế khiến “người quanh vùng theo về, nhân có quân chúng, cùng nổi lên làm giặc.” Vậy là họ Trần đã bắt đầu đặt chân lên đất liền tuy đại bản doanh vẫn còn là một tập họp bềnh bồng của thuyền bè Đông đúc, chưa hẳn có tên riêng: ấp Biển / Hải Ấp. “Ấp” không phải nhỏ như ngày nay mà là một đơn vị trong đất liền khi nổi dậy cũng khiến vua Lí phải thân chinh. Tước phong Thuận Lưu bá cho Trần Tự Khánh với nghĩa “xuôi dòng” cũng cho thấy tính lưu động sông nước của nhóm Thuận Lưu. Và ngờ rằng thôn Lưu Gia của Hải Ấp, trên mặt chữ mang nghĩa: ”thôn của nhà họ Lưu” nhưng thật ra có thể hiểu theo chính nghĩa là “vùng gió mát” của sông nước, bởi vì không thấy nhân vật họ Lưu nào nổi lên ở đây hết. . …Bên kia sông Hồng, hương Tức Mặc xuất hiện trên chính trường (1210) như một vị thế kém quan trọng hơn nhưng khi chiếm được chính quyền, Trần đã sai Phùng Tá Chu đến xây nhà cửa, cung điện (1239) để trở thành phủ Thiên Trường, nơi cất cung Thánh Từ của Thái thượng hoàng, chốn kinh đô thứ hai của Trần. Dòng chính đã có đất thì các vương hầu chậm chạp cũng phải lập điền trang (1266) để thành điền chủ tiếp theo, bỏ nghề sông biển. Hệ thống trang điền của vương hầu Trần mà Ngô Sĩ Liên kể ra rõ ràng nằm ở vùng biển. … … Trần Tự Khánh lên thay Trần Lí, không nhiều tự tín cho đến khi móc nối được với thế lực địa phương Lí trở cờ… Thế nhưng việc Tự Khánh nắm được tập đoàn vua Lí –đã khiến ông có danh nghĩa phát triển sức mạnh tông tộc để khi chết đi, Trần Thủ Độ có cơ hội thay đổi triều đại. Sức mạnh đó toàn là ở lực lượng đường thuỷ, được nhận rõ trong các cuộc tiến quân, cả trong việc tạo thuận lợi cho quân thuỷ như trong trận đánh Nguyễn Nộn (1218), phá vỡ đê để “quân theo thế nước tràn vào”. . …Kết quả nối kết hai kinh đô trên đồng, dưới biển đã đem lại thành công cho họ Trần sâu xa hơn là ta tưởng. Thăng Long đem lại vị thế chủ nước, bắt buộc vua, hoàng tộc thu thái kiến thức, từ đó mở rộng đất nước theo hướng văn minh. Thiên Trường giữ lại truyền thống dụng võ, có người dân chỉ được quyền làm lính trong đội quân nòng cốt Tinh Cương, Thiên Thuộc, mở rộng ra là cả một lực lượng thuỷ quân làm chủ suốt vùng sông biển ngay trong những lúc thất thế. Thuyền chở vua quan thoát tay giặc, quân trên thuyền tránh né khi giặc tấn công rồi quay trở lại chiếm lĩnh trận địa tạo chiến thắng. Tất cả những trận thắng quyết định đều là trên đường thuỷ. Có gì lạ khi Trần Quang Khải ca tụng Chương Dương, Hàm Tử dù chưa nhắc tới Tây Kết, Vân Đồn? Và trong khi chống đối để phát triển lực lượng, bảo vệ đất đai, Trần chắc không ngờ rằng họ sẽ đem lại ba “nhân vật lịch sử”, ba “anh hùng dân tộc” cho Đại Việt: Triệu Quang Phục, Trương Hống, Trương Hát. Truyện tích của nhân vật nào được họ Trần phong tặng để nhờ cậy thần linh yểm trợ chống Nguyên cũng đều được trưng dẫn gốc gác sách sử, thế mà ông Triệu Quang Phục bỗng nhảy ngang ra từ đời Trần với Lí-Đệ tử-Phật, được phong làm Hoàng đế Cõi trên bởi chính một hoàng đế Cõi dưới, ngược ngạo không theo một nguyên tắc nào cả. Trần chẳng cần đếm xỉa gì đến nguyên tắc Nho ấy chỉ vì họ thấy đã lên cấp ở trần gian thì cũng phải nâng cấp cho kẻ được Con Rồng Bản Mệnh của tông tộc họ bảo hộ trên Cõi thiêng. Thế là ta có một ông hoàng đế Ma-da được thờ cúng, xuất hiện từ đầm lầy, hoá thân vào trong sóng biển, kéo theo hai ông thần sông nhỏ hơn với tước Vương cho cân xứng và để phát lời thơ thần phù trợ: “Nam quốc sơn hà...”. . Nhưng thế quân bình của hai trục kinh đô đó rồi có lúc phải gãy đổ. Thăng Long với vị thế quan trọng thường trực phải lấn lướt Thiên Trường, nơi an dưỡng của ông vua về hưu. Miền Dưới trở thành thứ yếu từ thời điểm điển hình là lúc Anh Tông từ chối xăm hình rồng trên đùi (1299). Họ Trần đã làm chủ nước đến 2/3 thế kỉ rồi thì không vì lẽ gì lại cứ phải mang dấu vết của thời ngụp lặn xưa kia? Không phải chỉ con cháu từ chối “truyền thống” mà người thế hệ trước cũng không còn vững tin nữa. Nhân Tông có thể đòi truất phế ông con say rượu vì điều đó hợp với tính cách đương thời, nhưng khi Anh Tông trốn mất thì đành bảo “xăm cho Quốc Chẩn”, như một hành động gượng gạo để giữ thể diện, khỏi phải thú nhận mình lạc hậu với thời thế mà thôi. Truyền thống phai nhạt dần lan đến cấp dưới: từ 1323 quân sĩ không xăm hình rồng nữa, khả năng đi biển yếu đi cho nên trong chuyến viễn chinh 1376, Duệ Tông đã phải cúng cung nhân Nguyễn Bích Châu cho thần Po Riyak của kẻ địch để cầu mong được thuận buồm xuôi gió! [1] Li Tana, “A View from the Sea: Perspectives on the Northern and Central VietNamese Coast”, Journal of Southeast Asian Studies 37 (1), Feb. 2006, 100-101. Tác giả viết tên làng theo lối phiên âm mới, không có chữ Hán kèm theo nên không chuyển sang chữ Hán Việt thông thường được. Nhân tiện xin cảm ơn anh Lê Quỳnh BBC đã gửi tặng tài liệu. [2]P. Hattaway, Operation China, Piquant, California 2000, 169, 232. [3]Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội 1978, 388, 389. [4]Nguyễn Duy Hinh (Văn minh Đại Việt, Nxb. Văn hoá Thông tin & Viện Văn hoá Hà Nội 2005, 148) dẫn Đông A liệt thánh tiểu lục lưu giữ ở thôn Cổ Xá xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, Thái Bình và ở các nơi thờ Trần Quốc Tuấn. Tập nghiên cứu hơi dày (958 trang) so với thực tế cần thiết, giá rút lại còn độ một phần tư thì tránh được cho tác giả khỏi mang tiếng về bản quyền. [5]Vũ Phương Đề, Công dư tiệp kí, Nxb. Văn học 2001, 209. [6]x. 1. [7]x. 2. Có lẽ tác giả ngụ ý nói tới “Việt tộc tam đảo” - còn gọi chính thức là Kinh tộc (the Jings) - có khoảng hơn 15.000 người, tụ cư sinh sống trong ba hòn đảo nhỏ là Vạn Vĩ (Wanwei), Ô Ðầu (Wutou) và Sơn Tâm (Shanxin), huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. BT [8]Thơ văn Lí Trần, II, tập thượng, Nxb. Khoa học xã hội, 1989, 801-802. [9]Nhiều tác giả, Nam Ông mộng lục và những truyện khác, Nxb. Văn học 2001, 16. [10]Các chứng dẫn khác đều lấy của Toàn thư, Đại Việt sử lược. Bài viết của Tạ Chí Đại Trường đã xác định cụ thể hơn là nhà Trần gốc người Đản ở Phúc Kiến-Quảng Đông. Vậy người Đản ở đó vào thời trước thời Trần có gì đáng chú ý? Schafer (1967: 53, 62, 277) cho chúng ta biết thêm: -Vào thời Đường, một số thủ lĩnh họ Trần đã lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa ở Lĩnh Nam, tiêu biểu nhất là Trần Hành Phan, người vào năm 728 đã cùng với hai thủ lĩnh họ Phùng và họ Hà lãnh đạo cư dân bản địa ở Quảng Đông nổi dậy chiếm hơn 40 thành trì. Trần Hành Phan tự xưng là “Hoàng Đế”, “Thiên Tử”, còn Hà và Phùng được phong lần lượt là “Nguyên soái” và “Nam Việt Vương”. -Từ nhiều thế kỷ, người Đản nổi tiếng là những người giỏi đi biển. Vị thần bảo hộ của họ là Phạm Lãi, tướng nước Việt, người có tên tuổi gắn với nghề làm thuyền, nghề nuôi cá và nghề buôn. 1 - Trong Thuyết văn thời Hán, tên Đản được dùng để chỉ chung cư dân phương Nam. La Hương Lâm (1934) coi người Đản là người Việt cổ, anh em với người TàyThái. - Từ thời Hán đến thời Đường, người Đản có mặt ở Tứ Xuyên, Hồ Nam và Quảng Tây. Thơ Hàn Dũ có câu:” Người Man ở rừng, người Đản ở hang”. Người Đản vùng ven biển được gọi là “Người Rồng” (Long Hộ). - Đầu thời Tống, có một nhóm Việt ở Liêm Châu (Quảng Đông) chuyên mò ngọc trai, kiếm trầm hương, thổi khèn bầu và đánh trống đồng, ở cùng nơi và có cùng lối sống như người Đản. - Người Lê ở đảo Hải Nam, vào thời Đường cũng ở vùng ven biển phía Tây Quảng Châu (bao gồm bán đảo Lôi Châu) đã hòa nhập với người Đản. -Ở vùng rừng núi giữa Lĩnh Nam và Bắc Bộ có người Ô Hử, có lẽ là một nhóm Âu, con cháu của Vua Tre trong truyền thuyết. Một số làm nghề mò ngọc trai và kiếm lông chim bói cá. Họ có vẻ là họ hàng với người Việt Nam, nhưng cũng giống người Đản và được đồng nhất với người Lý. Eberhard (1968:241,256) lại cung cấp một số thông tin rất có giá trị khác về họ Trần và người Đản như sau: -Một truyền thuyết kể: ở sông Tây, Quảng Tây có một con rồng- lợn chuyên ăn thịt ngan ngỗng. Khi bắt được nó, không ai dám ăn thịt nó trừ người họ Trần và họ Kha. Họ Kha là một dòng họ của riêng ở Phúc Kiến nhưng cũng có ở Chiết Giang. Họ Trần thì nổi tiếng hơn. Đó là một họ lớn, ở rất nhiều nơi và là một trong những dòng họ quan trọng nhất ở Phúc Kiến từ xưa đến nay. Người họ Trần là thủ lĩnh của nhiều nhóm Việt ở Phúc Kiến trước khi người Hoa tới. Tại Chiết Giang cũng có nhiều chi họ Trần. Nhiều tộc phương Nam cũng có họ Trần. -Thời xưa, trên đất Sở có một nước Trần đã bị Sở diệt. Nước Trần có nhiều phong tục phương Nam, ví dụ, dùng nhiều ma thuật, bùa phép và rất phóng khoáng trong tình dục. Theo thiên văn, họ Trần ứng với sao Giác, tức “sừng” của con rồng trên trời và vì thế là con cháu của thần rồng. Người họ Trần cũng giỏi thuần dưỡng voi. Họ cũng tự coi là con cháu của thần sấm sét, có họ hàng với rồng-sấm và lợn. Điều đó có nghĩa rồng cũng được gắn với lợn. Thực tế, dạng rồng-lợn ít được nói tới, nhưng một 1 Theo Sử Ký, sau khi rời nước Việt , Phạm Lãi đến đất Đào, đổi tên thành Đào Chu Công và trở thành một thương gia giàu có. khi được nói tới thì luôn có quan hệ với người phương Nam. Một truyền thuyết kể: một con rồng nửa lợn- nửa đàn bà bay lên trời vào ngày 24-6 âm lịch tạo ra mưa to lũ lớn. Khi lao xuống hồ, nó giết cá phá thuyền nhưng cuối cùng, nó bị 9 con rồng khác đánh bại. Núi, sông, suối mang tên Cửu Long và truyền thuyết về 9 rồng xuất hiện ở nhiều nơi: Chiết Giang, Giang Tô, Phúc Kiến, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên. Hansson (1996: 107-121) lại có một số thông tin lý thú khác: -Ở Quảng Đông, người Đản được gọi là Thát Gia (Người *** Cá). Ở Phúc Kiến họ còn có tên là Khúc Đề (Chân Vòng Kiềng) do sống lâu ngày trên thuyền có mui thấp. -Vào thời Tống, người Đản có mặt ở Tần Châu, Liêm Châu, ven biển Quảng Tây và nhiều nơi trên đảo Hải Nam, ở Quảng Châu và Huệ Châu, Quảng Đông. Thời Nguyên có người Đản chuyên mò ngọc trai ở Phúc Kiến. -Trước thế kỷ 17, khác với người Hoa, người Đản lấy người cùng họ. - Lối sống và văn hóa của người Đản ở Nam Trung Quốc và của cư dân hải du ở ĐNA có nhiều nét tương đồng. -Vào thời Tống, một nhóm Đản chỉ có 3 họ: Đỗ, Ngũ và Trần. Địa chí thời Minh, Thanh ghi nhận một số nhóm có các họ Mạch, Bộc, Ngô, Tô, Hà, Cố, Tằng. Cuối thời Thanh, người Đản Phúc Kiến có các họ Ông, Âu, Trì, Phố, Giang, Hải. Đó là các họ không phổ biến và một số họ rất ít thấy ở Trung Quốc nói chung. 1 Rõ ràng, những thông tin trên của Schafer, Eberdhard, Hansson hoàn toàn phù hợp với những nét đặc trưng của nhà Trần mà Tạ Chí Đại Trường đã nêu. Cũng có thể thấy, nhiều phong tục của người Đản đã trở thành phong tục của người Việt. 6. Nguồn gốc Lê Lợi (1385-1433) Một số học giả như Nhượng Tống, Trần Quốc Vượng, K.Taylor đều tin Lê Lợingười sáng lập nhà Lê là người Mường. Nhượng Tống (1904-1949) là người đầu tiên dịch Toàn Thư ra tiếng Việt. Trong bản dịch, ông đã phê phán Ngô Sĩ Liên là “ngây thơ” khi “lượm lặt chuyện Mường ráp vào sử ta” để lấy lòng Lê Lợi, một người gốc Mường. Ông cho rằng truyền thuyết Lạc Long-Âu Cơ trong Toàn Thư là một sự kết hợp truyền thuyết Mường với các thuyết của Nho giáo. Truyền thuyết Mường mà Nhượng Tống ám chỉ là một truyền thuyết đã từng được Cuisinier (1948: XII) ghi lại, đại ý như sau: “Thời Yit Yang xảy ra một cuộc đại hạn hán.Trước đó, công chúa hươu sao Ngu Cơ, hoàng tử cá Lương Wong đã thành vợ thành chồng. Ngu Cơ đẻ trăm trứng, nở ra 50 con gái cùng 50 con trai. Hạn hán gây đói kém, hai vợ chồng cãi vã rồi chia ly. Lương Wong đưa 50 con đến các vùng cửa sông tạo ra các đời vua mặc áo vàng, Ngu Cơ dẫn 50 con lên vùng núi rừng tạo ra các đời vua áo đen”. 1 Lưu ý: các chữ chỉ họ Trì, Phố, Giang, Hải đều có bộ thủy chỉ lối sống gắn với nước của người Đản. Họ Ông có nghĩa người đánh cá già (ngư ông), họ Âu gốc Lạc/Việt.Cusinier chú thích Yit Yang là Hùng Vương, Lương Wong là Lương Vương. Nhưng theo tôi, Yit Yang= Việt Vương, Lương Wong=Long Vương= Lạc Long Quân, và Ngu Cơ=Âu Cơ. Trong sách “Khởi nghĩa Lam Sơn” (1977), hai nhà sử học Phan Huy Lê-Phan Đại Doãn viết Lê Lợi có cụ hay ông tổ 3 đời là người Việt làm nghề dạy học ở vùng Mường. Trần Quốc Vượng (1998:279), dựa theo văn bia của trạng nguyên Lương Thế Vinh thế kỷ XV do ông Phó Chủ tịch huyện Thọ Xuân công bố trên báo Nhân Dân năm 1993, cho rằng Lê Lợi nếu không phải 100% người Mường thì cũng 60% người Mường vì mẹ ông là người Mường và nhiều người tham gia phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn cùng với ông cùng là người Mường. Nhưng một bài viết của Phạm Tấn năm 2008 1 lại cho biết văn bia nói trên không hề có câu nào nói mẹ của Lê Lợi gốc Mường (!). Dựa vào Đại Việt thông sử của Lê Quí Đôn và một cuốn gia phả họ Lê, Phạm Tấn chứng minh bố mẹ Lê Lợi đều là người Việt, từ đó, khẳng định Lê Lợi là người Việt. Trong khi đó, Tạ Chí Đại Trường, trong các cuốn Sử Việt đọc vài quyển (2005), Bài sử khác cho Việt Nam (2009) 2 tiếp tục chứng minh Lê Lợi là người Mường. Ông đưa ra các luận cứ sau: -Không có sử sách chính thống nào nói Lê Lợi là người Mường (cho dù Văn thề Lũng Nhai ghi Lê Lợi là phụ đạo Khả Lam), nhưng có vẻ các sử gia cũng không phủ nhận điều này. -Họ Lê của Lê Lợi có vẻ là một họ chung cho các tộc người ở miền núi, có liên quan tới các tên gọi Lê, Liêu, Lái, Lý từ người Hoa gọi các nhóm người vùng núi rừng. -Tên một số tướng lĩnh của nhà Lê như Lê Đa Bồ, Lê Ba Lao không có vẻ là tên Việt. -Một số công thần của nhà Lê như Đinh Liệt, Đinh Lễ, Đinh Công, Đinh Thắng có họ Đinh là một họ quí tộc lớn của người Mường. -Sự xung đột bên trong triều đầu thời Lê có vẻ như giữa các nhóm tộc người chứ không phải giữa các dòng họ. Sự liên minh của nhà Lê chủ yếu là với các nhóm phía Tây (Lào) cũng có tính chất tương tự. -Lời mở đầu của Lam Sơn thực lục cho thấy tính chất du canh du cư của các ông tổ họ Lê. Con Lê Lợi làm vua mà không chịu học, chỉ thích cầm nỏ bắn chim, coi đất kinh thành như nơi rừng núi. Cháu chắt nhà Lê dù làm quan to (Đại Tư Đồ, Thái Úy) vẫn ham săn bắn. -Lê Lợi xưng là “Lam Sơn Động chủ”, Lê Thánh Tông, với quyền lực rộng lớn hơn, vẫn xưng là “Thiên Nam Động Chủ”. 1 http://www.tienphong.vn/van-nghe/111212/Le-Loi-co-phai-la-nguoi-Muong.html 2 Cuốn Sử Việt đọc vài quyển được công bố trên mạng từ 2005 và được ebook Publishing Center xuất bản năm 2012.-Dấu tích miền núi vẫn le lói trong cách tổ chức triều đình và cách ứng xử của nhà Lê với các tập đoàn khác. Hệ thống “thủ lĩnh” của nhà Lê là những thủ lĩnh gốc Mường. -Họ Lê làm vua gần 100 năm nhưng vua vẫn mặc khố. Trong quan tài Lê Tương Dực (1516) có vật tùy táng là một cái khố -một dấu vết Mường. - DNA (gene di truyền) của rùa Hồ Gươm giống DNA rùa Thanh Hóa, Hòa Bìnhngày nay, tức rùa Hồ Gươm cũng có gốc từ vùng Mường. 1 Theo tôi, để chứng minh Lê Lợi là người Mường thì các luận cứ trên chưa thật thuyết phục. Các sử gia xưa không quan tâm đến chuyện Lê Lợi người Việt hay người Mường. Hơn nữa, nếu tổ tiên Lê Lợi là người Việt đã sống ở vùng Mường 4 đời, đã lấy vùng Mường làm nơi phất cờ khởi nghĩa thì ông và con cháu ông-dù là người Việt vẫn có thể có đầy đủ những điều nói trên. Dù vậy, tôi cũng sẽ tiếp tục chứng minh Lê Lợi là người Mường nhưng với các bằng chứng khác. Đó là: - Họ Lê, âm Bắc Kinh là Li, âm Quảng Đông là Lai, nhưng âm Phúc Kiến là Lê giống như âm Việt 2 . Vì thế, nhiều khả năng, họ Lê của Lê Lợi có mối liên hệ cội nguồn trực tiếp với người họ Lê gốc Mân ở Phúc Kiến. -Việc dòng họ Lê của Lê Văn Hưu là người làng Kẻ Bôn, bên sông Bôn, còn gọi là sông nhà Lê thể hiện mối liên hệ gắn bó giữa họ Lê với người Bôn/Môn/ Mường. Lưu ý tên Bôn rất gần gũi với Bân là từ chỉ người Mân trong Mân ngữ. -Theo Nguyễn Hoàng Thân (2012:67-75), bia mộ của ông tiên hiền khai canh dòng họ Lê (đến nay đã sau 16 đời hay 400 năm) ở làng Mân Quang/Mân Quan, Hòa Quí, Quảng Nam có nhắc tới Mân Liêm. Mân Quan và Mân Liêm đều là hai địa danh ở Phúc Kiến. Như vậy, địa danh Mân Quang do di dân Mân Phúc Kiến mang tới Thanh Hóa, sau đó tới Quảng Nam, muộn nhất cũng từ giữa thế kỷ 17. Không rõ nhánh họ Lê này có cùng nguồn gốc với nhánh họ Lê của Lê Lợi và của nhánh họ Lê của Lê Văn Hưu hay không, nhưng ít nhất đó cũng là một bằng chứng về mối liên hệ cội nguồn trực tiếp giữa họ Lê ở Thanh Hóa nói chung và người Mân. -Thanh Hóa là một điểm đến tập trung của di dân Mân từ thời tiền sử và lịch sử. Như chúng ta sẽ thấy, họ Nguyễn và họ Trịnh, hai họ vua chúa ở Thanh Hóa cũng có gốc Mân Phúc Kiến. Vấn đề ở đây là những người Mân hay Việt khi lên sống lâu đời ở vùng rừng núi với người Mường thì sau dần trở thành người Mường. Tổ tiên của Lê Lợi đã được cử làm quan ở vùng Mường và có con cháu tới đời Lê Lợi đã trở thành người 1 DNA rùa Hồ Gươm không chỉ giống DNA rùa Quảng Phú (Thanh Hóa) mà còn giống DNA rùa Suối Hai, Hương Ký ( Hà Tây), Đồng Mô (Hòa Bình). Cho đến nay, đa số các nhà di truyền trong ngoài nước khẳng định rùa Hồ Gươm cùng loài với rùa Thượng Hải, chỉ có thiểu số cố chứng minh đó là một loài riêng. Xem http://www.baomoi.com/Cong-bo-ket-qua-phan-tich-ADN-rua-Ho-Guom/79/6162003.epi. 2 http://en.wikipedia.org/wiki/Li_ (surname).Mường. Điều này cũng đã xảy ra với các quí tộc Âu Lạc gốc Thục, tướng lĩnh Nam Chiếu gốc Thái di tản, tị nạn ở vùng Mường, quí tộc gốc Mân được các nhà Lý, Trần cử lên làm quan vùng Mường (Chương 13, 17). Tóm lại, tổ tiên Lê Lợi là người gốc Mân đến sống ở vùng Mường và có thể coi là người Mường. 7. Nguồn gốc Nguyễn Kim (1468-1545) Trong hai tác phẩm đã nêu trên, Tạ Chí Đại Trường cũng chứng minh Nguyễn Kim, người sáng lập nhà Nguyễn cũng có gốc Mường với các luận cứ sau: -Nguyễn Kim có quê là Gia Miêu Ngoại trang, Quý Hương, Hà Trung, tổng Thượng Bạn, xưa thuộc Mường Cheo của người Mường. -Tên Gia Miêu ( lúa má tươi tốt) với ý “dòng dõi vua chúa” nhưng từ “ngoại trang” cho thấy “dấu vết xa lạ không chỉ với vùng đồng bằng mà cả với chính “trang”! -Nguyễn Hoàng thân với đạo sĩ, không dùng sư tăng, thể hiện sự gần gũi với thày mo là đặc trưng của các tộc thiểu số. -Họ Nguyễn kết thông gia với họ Lê của Lê Lợi vốn là người Mường. -Sử quan Nguyễn khi viết về các tướng lĩnh thời các chúa Nguyễn, chỉ nêu tên mà không nêu họ, chứng tỏ các tướng lĩnh đó có địa vị thấp kém ban đầu ( ý là người miền núi-người Mường). -Nguyễn Hoàng và con cháu khi đi nhận chức các nơi thường chuyển nơi ở, đó là dấu tích lối sống du canh du cư của tổ tiên xưa. - Tục sắc bùa từ xứ Mường đã theo chân các chúa Nguyễn lan tỏa tới Trung và Nam Bộ (Quảng Nam, Gia Định, Bến Tre). Tục này, với dạng phức tạp nhất nhưng có nhiều yếu tố cổ nhất xuất hiện ở Nghệ An (giáp Thanh Hóa-quê hương nhà Nguyễn) và Thừa Thiên-Huế (kinh đô nhà Nguyễn). -Một số món ăn cung đình và dân gian Huế giống món ăn Mường (theo Trần Từ).1 -Linh mục Pháp Cadière nhận xét: tiếng Huế giống tiếng Mường (do dân Huế bắt chước tiếng của họ Nguyễn). Trong các luận cứ trên, tôi thấy 3 luận cứ cuối là khá thuyết phục bởi tín ngưỡng, thói quen ẩm thực và ngôn ngữ là những truyền thống tộc người khá bền bỉ. Ngoài ra, chúng ta cũng có một số dấu hiệu khác về gốc Mường của họ Nguyễn: - Nguyễn Kim khi chết được chôn ở Bái Trang, Tạ Chí Đại Trường cho rằng tên đó giống tên đất Bái của Lưu Bang, người khởi nghiệp nhà Hán. Tuy nhiên, Bái Trang là Làng Bái, và Bái là một tên gắn với người Mường do có gốc Mon (Phụ lục 1 Đ). Phạm Tấn (2008) cho biết gia phả họ Lê ở xã Thọ Ngọc, Thọ Xuân, Thanh Hóa viết: Lê Lợi là cháu nội của Lê Mỗi, người làng Bái Đô. 1 Theo Trần Từ (1996) người Mường và Huế nấu canh xương bằng thân cây chuối,người Mường gọi là "loọng", còn xứ Huế gọi là "lọm"; người Huế có “bánh lá, người Mường có “pẹng lạ” hay” pẹng goẹng”.Như vậy Bái Trang (làng gốc của Nguyễn Kim) và Bái Đô (làng gốc của ông nội Lê Lợi) đều là các làng gốc Mon-Mường. -Sau khi nhà Trần thay nhà Lý, phần lớn người họ Lý chuyển sang họ Nguyễn. Sau khi nhà Hồ thay nhà Trần, nhiều người họ Trần cũng chuyển sang họ Nguyễn. Không rõ họ Nguyễn của Nguyễn Kim có gốc họ Lý hay Trần, nhưng do cả hai họ trên đều có gốc Mân, nên họ Nguyễn cũng có gốc Mân. Hình 1: Dạng mộ truyền thống ở vùng quanh Huế; Dạng mộ truyền thống của người Mân Nam Phúc Kiến. Nguồn: www.vietlyso.com/forums; http://en.wikipedia.org/wiki/Speakers_of_Min_Chinese. -Một dạng mộ truyền thống của người Mân ở Nam Phúc Kiến được gọi là “mộ hình mu rùa” (qui xác mộ) do phần mộ chính có hình một con rùa. Có nhiều cách lý giải về dạng mộ này: mộ mô phỏng hình rùa bởi rùa là biểu tượng cho sự trường thọ, vì thế con cháu của người trong mộ hình rùa sẽ trường thọ; tục xây mộ hình rùa có liên quan đến mong ước mộ sẽ được thần Quán Vũ-thần chiến tranh-với biểu tượng là một con rùa đen che chở; mộ hình rùa là biểu tượng vũ trụ-trời tròn-đất phẳng.v.v. Hình vành cung bao ngoài mộ tạo thành hình núi non theo thuật phong thủy che chắn cho mộ. Dù thế nào, theo tôi, dạng mộ trên cũng có mối liên hệ cội nguồn với dạng nhà và thành hình rùa của người Bách Việt (Chương 8). Hình vành khuyên quanh mộ là sự phát triển của dạng mộ thuyền của người Chiết Giang, Phúc Kiến và cũng là dạng mộ truyền thống của người Mường. Một biến thể của dạng mộ này cũng xuất hiện dày dặc ở vùng quanh Huế, đặc biệt là dạng mộ có vành mộ hình khuyên (uynh thành). Tư liệu của Cadière (1928) cho thấy một số mộ có nấm hình tròn (dân gian gọi là mộ trứng ngỗng hay mộ dáng bánh dày), gợi tới mộ hình rùa xứ Mân. Hình khuyên quanh được coi là hình con giao (giao long) hay con cù (cá sấu) và đầu hai vành khuyên của một số mộ có hình đầu cù. Cù chính là một biến thể của klu chỉ rồng (rắn/cá sấu/trâu) trong tiếng Mường.Không ngẫu nhiên, dạng mộ truyền thống Mân-Mường này xuất hiện chủ yếu ở vùng nhà Nguyễn lập nghiệp và cùng với các dấu hiệu, bằng chứng khác, chỉ ra nguồn gốc Mân-Mường của Nguyễn Kim, ông tổ vương triều Nguyễn. 8. Nguồn gốc Trịnh Kiểm (1530-1570) Trong khi chứng minh Lê Lợi, Nguyễn Kim gốc Mường, Tạ Chí Đại Trường lại chứng minh họ Trịnh của Trịnh Kiểm có gốc Thái. Ông đưa ra các luận cứ sau: -Họ Trịnh gốc từ Chiềng –từ chỉ trung tâm của một mường Thái, đồng thời là tên một nhóm Thái đông đảo nhất ở Nghệ Tĩnh: Tày Chiềng hay Tày Mường. -Làng của mẹ Trịnh Kiểm có tên là làng Chiêng, làng của Trịnh Kiểm có bến đò Chiêng. -Người đem voi biếu Lê Lợi và nhà sư để mả cho Lê Lợi đều từ Lào sang và đều có họ Trịnh. Người Lào là một nhóm Thái. - Trịnh Khả, do biết tiếng Lào nên được Lê Lợi cử sang Lào nhờ vua Lào giúp binh lương. -Gia phả chúa Trịnh không nói họ Trịnh gốc từ một tộc thiểu số, nhưng dấu vết nghèo khó (Phan Huy Chú và truyền thuyết nói Trịnh Kiểm hồi bé ăn cắp gà nuôi mẹ hay ăn trộm ngựa khiến mẹ chết) và mối liên hệ mật thiết giữa Trịnh Kiểm với một gia đình Chàm là những dấu hiệu gián tiếp. -Bốn ông tổ trong gia phả họ Trịnh đều lấy người họ Hoàng-một họ thường thấy ở người Tày-Nùng phía Bắc. Đó là hôn nhân giữa những người cùng tộc người chứ không phải giữa các dòng họ. -Họ Trịnh không thể cướp ngôi vua Lê vì sự yếu ớt của tập đoàn Tày-Thái trước tập đoàn Mường-Việt ở kinh đô. Tuy nhiên, theo tôi, một lần nữa, các luận cứ của Tạ Chí Đại Trường về nguồn gốc Tày-Thái của họ Trịnh lại tỏ ra hơi bấp bênh và yếu ớt. Ngược lại, tôi sẽ chứng minh họ Trịnh có gốc Mường với các luận cứ sau: -Do tương ứng ch= tr, inh=iêng (ching-chiêng, kinh=kiêng), nên về ngữ âm, Trịnh có họ hàng với Chiềng (từ chiềng trong tiếng Hán-Việt là trình). Nhưng theo một qui luật đã chứng minh, ở người Bách Việt, từ chỉ dòng họ thường có gốc là một từ chỉ nhóm tộc người chứ không phải là một từ chỉ địa vực (Phụ lục 4B). Trong tên gọi Tày Chiềng, Chiềng là từ chỉ địa vực với nghĩa người Thái ở chiềng, một từ chỉ làng gốc Nam Á nhưng sau đã trở thành từ đặc trưng cho điểm cư trú của người Thái Tây Nam. -Việc người họ Trịnh từ Lào sang không nhất thiết chứng tỏ đó là họ của người Thái bởi ở Lào cũng có nhiều nhóm gốc Mường (ví dụ nhóm Pọng). Việc Trịnh Khả biết tiếng Lào cũng không có nghĩa ông là người gốc Thái bởi người vùng biên giới ViệtLào thường biết cả tiếng Lào và tiếng Việt. -Họ Hoàng đúng là một họ phổ biến, thậm chí là một họ quí tộc lớn ở người TàyNùng. Nhưng đó cũng là một họ lớn của người Mân và hiện là một trong 10 họ chính của người Mường1 . Việc bốn ông tổ họ Trịnh đều lấy người họ Hoàng phản ánh truyền thống dòng họ và không nhất thiết phản ánh truyền thống tộc người. -Theo Phạm Tấn (2008) dẫn Lê Quí Đôn cho biết mẹ Lê Lợi là Trịnh Ngọc Thương, có ông tổ là Trịnh Thậm, người sách Mộc Trưng. Như vậy, họ Trịnh cũng thông gia với họ Lê gốc Mường của Lê Lợi. Sau này, quan hệ vua Lê-chúa Trịnh cũng dựa trên quan hệ thông gia Lê-Trịnh. Hoàng hậu nổi tiếng nhất họ Trịnh là Trịnh thị Ngọc Chúc, vợ Lê Thần Tông (1607-1662), là tác giả cuốn Chỉ Nam Ngọc Âm giải nghĩa- cuốn từ điển bằng thơ song ngữ Hán-Việt đầu tiên về văn hóa dân tộc, theo truyền thuyết đã hóa thân thành tượng Phật Quán âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp. -Người họ Trịnh cũng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ đầu. Trịnh Khả và Trịnh Khắc Phục là hai đại công thần “Bình Ngô khai quốc” của nhà Lê. -Đất gốc của họ Trịnh ở miền Bồng Thượng- Bồng Trung- Bồng Hạ, Bồng cũng là một từ họ hàng với Bôn/Pọng/Môn/Mường. - Đặc biệt, đám ma Chúa Trịnh dùng hươu kéo xe tang/quan tài, một tục cho thấy mối liên hệ nguồn gốc sâu sa giữa họ Trịnh với người Mường. 1 Theo .wikipedia.org/wiki/Thảo_luận:Hoàng (họ): Vào thế kỷ 9 TCN, có nước Tây Hoàng ở Nghi Thành, Hồ Bắc sau rời về Hoàng Xuyên, Hà Nam.Thế kỷ 7, nước Hoàng bị Sở chiếm, dân nước Hoàng mang họ Hoàng chuyển về Hồ Bắc và xuống Nam Dương Tử. Thế kỷ 14, một nhánh họ Hoàng đến Phúc Kiến. Thế kỷ 17, nhà Thanh phế nhà Minh, nhiều người họ Hoàng từ Phúc Kiến-Quảng Đông vượt biển sang Đài Loan và xuống ĐNA. Hiện họ Hoàng là họ lớn thứ 3 ở Nam Trung Quốc. Lưu ý: Nghi Thành, Hồ Bắc là kinh đô của nước La-Lạc Việt có vua họ Hùng, nước La bị Sở thôn tính cũng vào thế kỷ 7, họ Hoàng được coi là một biến thể của họ Hùng (Phụ lục 7A). Hình 2: Đám ma chúa Trịnh với 8 hươu kéo linh cữu. Nguồn: Trịnh Quang Vũ Chúng ta biết, người Mường thờ Mẹ hươu Ngu Cơ và trống đồng có hình hươu được dành cho các gia đình quí tộc (Cuisinier 1948: 445). Với người xưa, chết được coi là một cuộc hành trình trở về với tổ tiên và con vật được coi là vật tổ thường đóng vai trò dẫn đường cho hồn người chết. Từ quan niệm đó, có tục làm quan tài hay các con thuyền chở hồn người chết mang hình chim-hình rồng ở người Đông Sơn xưa và người Dayak nay (Phụ lục 16B). Trong đám ma họ Quách-một họ quí tộc Mường, các bố mo cũng mang những lá cờ có hình hươu và cá. Như vậy, việc đám ma chúa Trịnh có hươu kéo quan tài phản ánh tục thờ Bà Tổ hươu của người Mường và là một minh chứng cho thấy họ Trịnh gốc Mường. Mặt khác, tương tự như họ Lê và họ Nguyễn, họ Trịnh cũng có gốc Mân Phúc Kiến. Được biết, họ Trịnh là một trong 4 họ chính của người Mân Phúc Kiến (Lâm, Hoàng, Trần, Trịnh). Nhân vật lịch sử nổi tiếng nhất của họ Trịnh ở đây là Trịnh Thành Công (1624-1662), người đã lãnh đạo lực lượng trung thành với nhà Minh chiếm Đài Loan, lập nước Đông Ninh chống nhà Thanh. Cha Trịnh Thành Công-Trịnh Chi Longvốn là người Tuyền Châu, Phúc Kiến, sau trở thành một thương nhân-thủ lĩnh quân sự- quan lại kiêm cướp biển tung hoành khắp vùng biển Phúc Kiến-Đài Loan-Nhật Bản. Mẹ Trịnh Thành Công là người Nhật gốc Phúc Kiến, có họ Ông của cha dượng, một thợ rèn cũng có gốc Tuyền Châu1 . (Ông là một họ của người Đản Phúc Kiến gắn với người Ông Bê). Trong quá trình kháng Thanh, Trịnh Thành Công đã cử người đi thuyền đến các nước ở ĐNA, trong đó có Đàng Trong để mua vũ khí, lương thực. Một số người đã ở lại Việt Nam. Trịnh Hội (ông nội của Trịnh Hoài Đức), gốc Phúc Kiến có thể nằm trong số người đó. Trịnh Chiêu / Trịnh Quốc Anh vua nước Thonburi (Xiêm/Thái Lan) từ 1767 đến 1782, cũng là người Mân Triều Châu. Ông đã có công giải phóng người Xiêm khỏi ách thống trị Miến Điện và thống nhất nước Xiêm. Có những dấu hiệu cho thấy rất có thể họ Trịnh ở Phúc Kiến là một nhánh tách ra từ họ Trần như từ chỉ họ Trịnh/Cheng gần gũi với từ chỉ họ Trần/Chen; chữ Trịnh 郑 và chữ Trần 陈 đều có chữ phụ 阝 (còn gọi là chữ a, nghĩa là gò đất, to lớn). Một số dòng họ khi tách và đổi sang họ mới thường giữ một bộ hay chữ trong chữ chỉ họ cũ để thể hiện nguồn gốc. Ví dụ: một chi họ Trần ở Việt Nam khi chuyển sang họ Đặng, chữ Đặng 鄧 cũng có chữ phụ 阝. Sau khi nhà Mạc đổ, nhiều chi họ Mạc phải đổi thành họ khác. Theo nguyên tắc “biến dị nhi đồng” ( đổi sang họ khác nhưng vẫn có điểm 1 .wikipedia.org/wiki/Trịnh_Thành_Công. Các tư liệu Trung Quốc cho biết nước Trịnh gốc ở Hà Nam. vào cuối thời Đường, một nhánh họ Trịnh từ Hà Nam tới Phúc Kiến. Bình Nguyên Lộc ( 791, 153) cho biết trung tâm nước Trịnh là sông Bộc, nước Trịnh là nước của người Bách Bộc, người Trịnh nói cùng ngôn ngữ với người Sở. chung), do chữ Mạc 莫 có bộ thảo đầu, một số chi lấy các họ cũng có bộ thảo đầu như Hoàng 璜, Lê 藜, Phạm 范 ; một số chi giữ lại tên đệm Đăng trong tên Mạc Đăng Dung và đổi thành các họ Phan Đăng, Lê Đăng, Hoàng Đăng. Trần Quốc Vượng (2005:941) cho biết: nhà dân tộc học Nguyễn Đức Từ Chi lấy bút danh là Trần Từ là do dòng họ Nguyễn Đức (Hà Tĩnh) của ông có gốc họ Trần. Có lẽ, tổ tiên ông đã lấy họ Nguyễn do chữ Nguyễn 阮 cũng có chữ phụ 阝. Việc các họ Lê, Nguyễn, Trịnh cùng là người Mường gốc Mân ở Thanh Hóa chắc cũng liên quan tới việc Thanh Hóa trở thành một điểm đến của nhiều nho sĩ Mân vào thời Lý-Trần như đã nêu. 9. Nguồn gốc Mạc Đăng Dung ( 1483-1541) Trong bài viết về họ Trần, Tạ Chí Đại Trường cũng đã chấm phá một số nét về họ Mạc, họ sau cũng lập nên một triều đại Mạc (1527-1592) ở Việt Nam. Theo đó, họ Mạc cũng là một nhóm Đản, tổ tiên gốc Quảng Đông và là một thế lực khiến họ Trần có phần kiêng nể. Có thể, họ Trần kiêng nể họ Mạc bởi họ Mạc cũng cùng nguồn gốc như họ Trần và có nhiều điều gần gũi với họ Trần. Thật vậy, Trần Quốc Vượng (2003: 521, 777-804), một mặt “không tin” thuyết nói Mạc Đăng Dung gốc Nho có ông tổ 7 đời là Mạc Đĩnh Chi (1280-1346), mặt khác cũng nêu bật những dấu ấn Đản-dân chài trong sự nghiệp của nhà Mạc, một sự nghiệp có nhiều nét tương tự với sự nghiệp của nhà Trần như sau: - Sử Việt Nam cho biết Mạc Đăng Dung có nguồn gốc dân chài, quê ở làng Cổ Trai. Tên Cổ Trai xuất hiện ở hàng chục làng ven biển từ Hải Phòng đến Quảng Nam. Đó chính là phiên âm Hán-Việt của Kẻ Chài=Vạn Chài=Làng Chài. - Việt Kiệu Thư (1540) của Lý Văn Phượng viết: tổ tiên Mạc Đăng Dung vốn là người Đản ở huyện Đông Hoãn, Quảng Châu. 1 Đời bố mới sang Việt Nam. -Mạc Đăng Dung là con nhà nghèo, có sức khỏe, giỏi đánh vật nên mới trở thành “đô lực sĩ “của vua Lê. Đó là người sinh ra giữa “thời loạn”, “làm nên nghiệp lớn” nhờ có nhiều “thủ đoạn” để dẹp loạn. -Các đền chùa do nhà Mạc xây dựng xuất hiện dày dặc trên cả một dải ven biển từ Hải Phòng đến Quảng Ninh là vùng đất gốc của nhà Mạc. -Nhà Trần gốc dân chài Nam Định-Thái Bình đã có cái nhìn phóng khoáng về biển. Song nhà Mạc gốc dân chài Hải Phòng lại còn có cái nhìn về biển phóng khoảng hơn. Nhà Mạc dựng kinh đô mới là Dương Kinh ở vùng ven biển Hải Phòng, là thành phố ven biển đầu tiên của Việt Nam. Chiến thuyền và thương thuyền Mạc tung hoành từ Vịnh Hạ Long tới Quảng Nam và thời Mạc là thời mở cửa rộng rãi cho sự phát triển của ngoại thương Việt Nam, bằng chứng là gốm sứ thời Mạc đã được xuất khẩu tới nhiều nước ở ĐNA. 1 Gia phả Mạc tộc Việt Nam cũng ghi nhận điều này. Đông Hoãn là một huyện ven biển Quảng Đông.-Đức Quan Âm Nam Hải, vị Bồ tát phù hộ cho thương nhân trên biển được thờ phổ biến ở các chùa thời Mạc. Cặp vợ chồng Tiên Dung-Chử Đồng Tử, theo truyền thuyết là những người đi buôn trên biển đầu tiên từ thời Hùng Vương, được thờ phổ biến như Tổ Sư của nghề đi buôn trong các chùa thời Mạc. Chử Đồng Tử trở thành một trong “Tứ Bất Tử” của người Việt ( cùng với Thánh Tản Viên, Thánh Dóng, Mẫu Liễu Hạnh). Cũng ở thời Mạc, đạo Thiên Chúa theo các giáo sĩ và thuyền buôn phương Tây bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam và cũng bắt đầu từ vùng ven biển. Nhưng cũng phải nhờ Schafer (1967:51) chúng ta mới biết rõ hơn một số điều về nguồn gốc họ Mạc như sau: -Họ Mạc có gốc từ một nhóm Mạc Dao, còn được gọi là người Mạc, từng sống rải rác ở Hồ Nam, có đặc trưng là nam giới mặc áo quần lanh trắng, nữ mặc áo lanh xanh và váy nhiều màu. - Muộn nhất là vào thời Đường, người Mạc xuất hiện ở các vùng giáp ranh Tây Nam Hồ Nam và Đông Tứ Xuyên. -Các thủ lĩnh của người Mạc mang họ Mạc đã tham gia vào cuộc tổng khởi nghĩa của người Man Quảng Tây chống nhà Đường vào nửa sau thế kỷ 8, trong đó, hai người nổi tiếng là Mạc Thuần, được gọi là Vệ Nam Quân (Vua giữ đất phương Nam) và Mạc Tầm, được gọi là Nam Hải Quân (Vua Biển phương Nam). -Vào đầu thế kỷ 9, họ Mạc xuất hiện ở Liêm Châu, Bắc Quảng Đông, nhưng có thể đã đến Lĩnh Nam vào đầu thời Đường hoặc trước đó. -Dưới con mắt của người Hoa, người Mạc là một cư dân sống ngoài vòng cương tỏa. Họ giỏi làm nương rẫy, thạo săn bắt nơi núi rừng và khéo buôn bán trên biển. Trong truyền thuyết Hoa, họ được coi là họ hàng với Mộc Tinh (Thần Rừng) và Ngư Tinh (Thần Biển). Các truyền thuyết nói về một vị anh hùng họ Mạc cưỡi voi, về một loài rắn độc ở biển cắn người họ khác chết nhưng cắn người họ Mạc không chết. Khi buôn bán trên biển, họ Mạc đi cùng với Người Rồng (tức người Đản). -Vào thế kỷ 20, con cháu họ Mạc vẫn còn ở một số làng ở Quí Châu. Ngôn ngữ của họ hiện được xếp vào nhóm Kam-Thủy, hệ Thái-Kađai. Có thể thấy một số điểm truyền thuyết nói về họ Mạc ở Trung Quốc tương tự một số điểm truyền thuyết nói về người Đản ở Việt Nam, cụ thể là: -Trong Lĩnh Nam Chích Quái, truyền thuyết Ngư Tinh cũng nói về những người Đản sống trong hang dưới biển, sau biến thành người chuyên nghề bắt cá đổi gạo, dao, búa, còn truyền thuyết Hồ Tinh (Thần Cáo) lại kể vào thời Lý Công Uẩn, có người Bạch Y Man sống ở chân núi Tản Viên. Người Bạch Y Man, tức người Man mặc quần trắng, chính là nhóm Mạc Dao có nam phục màu trắng nêu trên. -Truyền thuyết Ngư Tinh nói về người Đản cũng phù hợp với một đoạn trong Sơn Hải Kinh nói về người Đản Giao Chỉ “nửa người nửa cá, sống dưới đáy biển, nổi lên buôn bán với người và khóc ra những giọt lệ biến thành hạt trai”. Truyền thuyết Hồ Tinh lại cho thấy một nhóm Mạc Dao hay “người Đản ở rừng” đã có mặt ở Việt Nam vào thời Lý.Về nguồn gốc tên gọi Mạc Dao, sử nhà Tùy viết ở quận Trường Sa, tỉnh Hồ Nam có một nhóm di dân ở cùng với người Hoa được gọi là Mạc Dao (Miễn Dao Dịch) nhờ tổ tiên có công với tổ tiên người Hoa. Rõ ràng, đó là một cách lý giải theo kiểu từ nguyên dân gian. Thực ra, Mạc Dao chính là phiên âm đảo tên tự gọi đích thực của Dao: Yu Man/Dìu Miền/Dao Miền. Theo Đào Duy Anh (2010: 249): sách Thông chí viết: Man thị là hậu duệ người Kinh Man ở đất Kinh Sở (Hồ Nam). Man và Ma gần âm nhau nên Man=Ma. Theo tôi, Mạc tương ứng với Ma, tương tự Lạc tương ứng với La, phản ánh sự tương ứng giữa các từ có nguyên âm cuối mở với các từ có phụ âm cuối đóng (Phụ lục 4C). Do mối liên hệ Man=Moi=Mai=Ma=Mac=Mach, họ Mạc (âm Quảng Đông) cũng tương ứng với họ Mạch-麥 (âm Hán-Việt) hay Mai (âm Bắc Kinh). Đó là 1 trong 5 họ chính của người Đản Quảng Đông và cũng là 1 trong 8 họ lớn của người Choang Quảng Tây. 1 Chúng ta biết, một số nhóm Choang ở Quảng Tây có gốc người Việt Thường Hồ Nam, còn gọi là người Kinh Man tức Dao. Truyền thuyết Việt lý giải việc sau khi nhà Mạc thất thế, Mạc Kính Cung chạy sang Long Châu, Quảng Tây, sau đó đem quân trở về chiếm Lạng Sơn, Tuyên Quang, xây thành đắp lũy và trấn giữ đất Cao Bằng gần 80 năm là làm theo lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một người giỏi lý số đã vạch đường chỉ lối sinh tồn không chỉ cho nhà Mạc mà còn cho cả nhà Nguyễn. Tuy nhiên, trong cái số có cái lý, và cái lý đó chính là việc Cao Bằng giáp với Quảng Tây, vùng đất gốc của họ Mạc. Tóm lại, các nhóm Đản mang họ Mạc đã xuất hiện ở Việt Nam từ thời Lý và có thể là tổ tiên của cả Mạc Hiển Tích, đại thần đời Lý Nhân Tông ( 1072-1127) và Mạc Đĩnh Chi thời Trần Anh Tông ( 1276-1320). Kết luận 1-Tổ tiên của 9 dòng họ vua chúa, tức đại đa số các dòng họ vua chúa trong lịch sử Việt Nam không phải là những di dân Phúc Kiến-Quảng Đông đầu tiên tới Việt Nam. Họ chỉ tiếp nối một truyền thống có từ thời Phùng Nguyên và Đông Sơn. 2-Dù đến từ đất Trung Quốc, nhưng rõ ràng họ là người Bách Việt. Tên gọi các họ của họ, dù trùng hợp với các họ của người Trung Quốc, nhưng đều gần gũi và có gốc từ tên gọi các nhóm Bách Việt. Sau ngàn năm Bắc thuộc người Việt Nam vẫn là người Việt Nam bởi từ vua chúa tới dân đều là người Bách Việt. 2 1 http://en.wikipedia.org/wiki/Mai_(Chinese_surname); http://en.wikipedia.org/wiki/Tanka_people 2 Trên một số trang mạng, khi nói đến việc nhà Trần gốc Mân Phúc Kiến, có người đã lầm lẫn cho rằng nhà Trần gốc Hoa. Trong trường hợp này, tộc người và quốc gia là hai khái niệm khác .nhau. Hiện có nhiều người Việt là công dân Pháp, Mỹ, Úc.v.v.3-Tờ Bầu trời lịch sử (Trung Quốc) cuối tháng 8/2008, có một bài viết trong có đoạn: Đinh Bộ Lĩnh gốc người Việt Quảng Đông; Lê Hoàn gốc người Thục Tứ Xuyên; Trần Cảnh triều Trần, Lê Lợi triều Lê, Trịnh Kiểm triều Trịnh, Nguyễn Phúc Ánh triều Nguyễn đều là người gốc Mân Phúc Kiến. Học giả Dương Danh Hy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, dẫn lại câu trên trên báo mạng Tổ quốc của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du Lịch ngày 16-9- 2008 và đề nghị: “Rất mong các nhà lịch sử Việt Nam cho biết nhận xét trên có đúng hay không?” Tôi không biết tác giả bài báo trên đã dựa trên những sử liệu nào, chỉ biết, cuốn Tề Đông Dã ngữ thời cuối Tống có viết về nguồn gốc Mân của nhà Trần, hai cuốn Hoàng Triều văn hiến thông khảo và Thanh triều thông điển thời Thanh có viết về nguồn gốc Trung Quốc chung chung của nhà Nguyễn. 1 Giờ đây, với những gì đã nêu trên, tôi xin được trả lời với học giả Dương Danh Hy: nhận xét của tác giả bài báo trên là đúng với Đinh Bộ Lĩnh và Trần Cảnh, rất có thể đúng với Lê Lợi, Trịnh Kiểm, Nguyễn Phúc Anh, và cũng có thể đúng với Lê Hoàn. 2 1 http://www.viethoc.org/phorum/read.php?10,9370,page=2. 2 Về nguồn gốc của Lê Hoàn, hiện giới sử học Việt Nam đưa ra 3 giả thuyết: Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Nam (xem http://vi.wikipedia.org/ Mục Lê Hoàn). Do quân tướng Thục Phán khi di tản chạy qua Ninh Bình tới Thanh-Nghệ (Chương 12), việc Lê Hoàn có tổ tiên gốc Thục Tứ Xuyên là điều hoàn toàn có thể.

TRICHS NGUON: http://vanhoanghean.com.vn/PDF/PL3C.pdf
 

BangFiesta

Xe điện
Biển số
OF-323083
Ngày cấp bằng
10/6/14
Số km
4,626
Động cơ
322,506 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
:( báo cáo cụ thớt.
Cụ tách ra thành từng đoạn đi rồi post dần lên ạ.
 

Taihoatu

Xe lăn
Biển số
OF-41027
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
14,017
Động cơ
598,025 Mã lực
Dài quá, chịu rồi
 

superhv

Xe hơi
Biển số
OF-360878
Ngày cấp bằng
31/3/15
Số km
112
Động cơ
260,090 Mã lực
Cụ làm vài cái xuống dòng hộ cháu với nhìn dài quá ạ
 

oto2banh1618

Xe điện
Biển số
OF-23278
Ngày cấp bằng
31/10/08
Số km
4,350
Động cơ
529,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội thân yêu
các cụ đọc theo link dùng file pdf thì chuẩn hơn...

Theo e nghĩ đây là 1 tài liệu đáng để tham khảo
 

Reddinang

Xe điện
Biển số
OF-294663
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
3,521
Động cơ
347,992 Mã lực
Nơi ở
Chỉ là nơi đất ở
Cụ để như bãi rác thế này, nhìn đã thấy ghê :-ss:-ss:-ss
 

BangFiesta

Xe điện
Biển số
OF-323083
Ngày cấp bằng
10/6/14
Số km
4,626
Động cơ
322,506 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu

oto2banh1618

Xe điện
Biển số
OF-23278
Ngày cấp bằng
31/10/08
Số km
4,350
Động cơ
529,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội thân yêu
Nick từ 2008. Chạy tới Xe Tăng mà cụ post chả khác gì nick đi bộ cả X_X^:)^
-----------------------

CÁC CỤ BỎ QUÁ...VÌ TÀI LIỆU NÀY E CŨNG ĐANG MẢI ĐỌC PDF FILE NÊN CHƯA THỂ TÁCH RA HẦU CÁC CỤ ĐC...

CÁC CỤ NÀO Q TÂM VỀ LỊCH SỬ THÌ ĐỌC FILE PDF THEO LINK BÊN DƯỚI NHÉ
 

hgb

Xe container
Biển số
OF-66600
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
7,157
Động cơ
415,112 Mã lực
Có cụ nào túm tắt ko, dai quá ạ
 

datbq

Xe tải
Biển số
OF-206699
Ngày cấp bằng
19/8/13
Số km
453
Động cơ
321,772 Mã lực
Kinh, thế này mới là chém:D
 

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,658
Động cơ
280,566 Mã lực
Ý của cụ chủ thớt là gì ?
 

Chưa Có Dép

Xe điện
Biển số
OF-337469
Ngày cấp bằng
6/10/14
Số km
3,444
Động cơ
306,129 Mã lực
Em hoa hết mắt rồi, bắt đền cụ chủ;
Tóm tắt ý chính cho em nhờ :(
 

BangFiesta

Xe điện
Biển số
OF-323083
Ngày cấp bằng
10/6/14
Số km
4,626
Động cơ
322,506 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
-----------------------

CÁC CỤ BỎ QUÁ...VÌ TÀI LIỆU NÀY E CŨNG ĐANG MẢI ĐỌC PDF FILE NÊN CHƯA THỂ TÁCH RA HẦU CÁC CỤ ĐC...

CÁC CỤ NÀO Q TÂM VỀ LỊCH SỬ THÌ ĐỌC FILE PDF THEO LINK BÊN DƯỚI NHÉ
Cụ chia thành từng thời hoặc từng nhân vật mà post.
Thú thực là em rất muốn đọc những tài liệu thế này ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top