Chào các cụ, em là người mới, đọc comment của các cụ xong em thấy nhiều điểm chưa hợp lý nên mạo muội reg nick vào đàm đạo với các cụ. Cá nhân em không tin tại VN ko có quá nhiều người có tổng tài sản trên 1,000 tỷ (tính bằng tiền mặt), để chứng minh, em đưa ra các luận điểm như sau:
1) GDP Việt Nam tầm 250 tỷ USD/năm, giả sử con số này là tương đối thật và chính xác, và cứ mỗi người các cụ bảo quen biết đều có trên 1,000 tỷ (lưu ý đang quy đổi thành tiền mặt), vậy số người thật sự có tiền trong xã hội sẽ là 250 tỷ / (0.043 tỷ) = 5,800 người. Nếu so với con số 100 triệu dân tại VN thì các cụ có thể thấy con số người 5,800 người này là rất rất vô lý.
Em tính theo tỷ giá 1 USD = 23,000 VND => 1,000 tỷ = 43 triệu USD = 0,043 tỷ.
2) Với 250 tỷ USD/năm, và 100 triệu dân, GDP bình quân đầu người sẽ là 2,500 USD/năm. Nếu ví dụ năm sau GDP vẫn là 250 tỷ (ko đổi), thì GDP đầu người vẫn ko đổi, là 2,500 USD, tuy nhiên nếu nói người đó có thu nhập giữ lại là 5,000 USD qua 2 năm là không chính xác. Lý do là năm đầu tiên người đó có 2,500 USD và người đó phải trích tiền từ khoản thu 2,500 USD đó ra để "sinh sống", và chính việc người đó phải chi trả cho các hoạt động sống thường ngày sẽ tạo ra GDP. Từ đó suy ra, để tích luỹ được 1 khoản tiền là 43 triệu USD, người đó sẽ cần 17,200 năm.
3) Để GDP đầu người tăng lên, chỉ có 2 cách, hoặc là tăng thêm nhu cầu sinh hoạt trong xã hội (ví dụ các cụ mỗi ngày ăn hết 1 con gà, nay các cụ mỗi ngày ăn 2 con, điều này dẫn đến tổng cầu sản phẩm tăng, kích thích tổng cầu sản xuất tăng theo, từ đó tạo thêm ra của cải cho xã hội) hoặc phải XK ra nước ngoài thu nhiều tiền hơn (tổng cầu nội địa ko đổi, nhưng XK hàng hoá ra nước ngoài nhiều hơn nên tiền thu về nhiều hơn). Tốc độ tăng trưởng GDP mỗi năm là 6 - 7%, số tiền mà một người thu được năm nay cao hơn năm ngoái cũng chỉ tương ứng vs con số này.
4) Nhiều cụ sẽ phản bác VN có kinh tế ngầm, nên ko xác định được thu nhập thật sự của họ, cái này em đồng ý. Tuy nhiên, thu nhập của họ cũng sẽ được phân bổ để tính vào GDP (nhưng số lượng chưa thể thống kê chính xác), ví dụ một người chẳng may chơi đánh bạc trúng được 100 tỷ từ thế giới ngầm, người này đem tiền đi mua xe, nhà cửa, quần áo ..., thì số tiền người này chi vào các hoạt động như vậy vẫn sẽ được tính vào GDP.
5) Nhiều cụ quy đổi giá trị đất đai ra tiền mặt và cho rằng chủ của những ngôi nhà/mảnh đất đó có tổng tài sản trên ngàn tỷ => Nhận định này không hoàn toàn chính xác. Các cụ đang tính trên giá trị sổ sách chứ ko dựa vào tính thanh khoản của tài sản. Em ví dụ một người được bố mẹ cho thừa hưởng lại 1 mảnh đất 100m2 trên đường Đồng Khởi Q1 từ xa xưa, người đó vẫn sống trên mảnh đất đó và hàng ngày đi làm kiếm tiền. Theo thời gian, giá trị của miếng đất tăng vọt lên, theo như giá thị trường bây giờ là 1,5 tỷ/m2, thì trên lý thuyết người đó có tài sản 150 tỷ nhưng 150 tỷ này chỉ có được khi người đó thật sự bán miếng đất đó đi (thanh khoản đc), nếu không bán được thì tiền của người này có cũng chỉ là tiền thu về từ việc đi làm kiếm sống hàng ngày mà thôi.
6) Cũng tương tự như trên, giả sử đường Đồng Khởi có 100 căn nhà, và mỗi m2 đất được định giá là 1,5 tỷ. Bây giờ toàn bộ tất cả đều bán nhà cùng 1 lúc thì giá trị đất đai khi đó ko còn là 1,5 tỷ/m2 nữa mà sẽ thấp hơn rất nhiều (nguồn cung tăng lên dẫn đến giá giảm). Điều này cũng tương tự như giá cổ phiếu, cụ nào đã từng tìm hiểu chắc sẽ biết.
Em gửi thêm link bài báo này để các cụ cùng đọc và ngẫm nghĩ, trong đó có 2 điểm chính em muốn tóm tắt lại, đó là:
1) Theo báo cáo Thịnh Vượng của Knight Frank, VN có 458 cá nhân siêu giàu (có tài sản trên 30 triệu USD).
2) Tổng lượng cung tiền tại VN đang cao hơn GDP 1,63 lần (theo lý thuyết, tổng lượng cung tiền so với GDP chỉ nên có giá trị max = 1, vì như vậy có bao nhiêu tiền trong xã hội thì đều sẽ được vận dụng hết để tạo ra GDP).
Tuy nhiên, em cũng thừa nhận với các cụ là VN đang ngày một giàu lên, điều đó mọi người đều thấy rõ, tuy nhiên các cụ lưu ý sự giàu có ko phải là "quá cao siêu" như các cụ vẫn thường đọc báo, chỉ là họ giàu lên, nhưng so với thế giới thì VN vẫn còn kém rất nhiều.
Link 2 bài báo em gửi:
Báo cáo Thịnh vượng 2020 của Công ty tư vấn Knight Frank cho thấy số lượng người siêu giàu tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng nhanh.
thanhnien.vn
Em không phải dân tiến sĩ kinh tế, kiến thức chỉ đến vậy, cụ nào biết nhiều hơn thì xin chỉ giáo, em sẽ học hỏi.
Xin cám ơn