Em hóng đoạn này?
Em cũng chỉ copy paste lại của người khác thôi ạ. Gửi thêm cụ 1 bài khác:
1. NHỮNG NGƯỜI ĐOẠT NHIỀU HUY CHƯƠNG IMO NHẤT
Thế giới có bao nhiêu người có 4 lần đoạt HCV IMO? 7, trong đó có 2 người Mỹ, 2 người Đức (nữ: 4 vàng, 1 bạc. Nam: 4 vàng, 1 đồng), 1 người Thái (4 vàng, 1 bạc). 2 người còn lại 1 Serbia (thuộc liên bang Nam Tư cũ) và 1 Ca gốc Tàu.
Thế giới có bao nhiêu người 3 lần đoạt HCV IMO? 45. Trong đó có 5 Đức, 5 Romania, 4 Mỹ, 4 Hungary, 4 Bulgaria, 3 Anh, 3 Nga, 2 Xô Viết, 2 Hàn (1 Bắc, 1 Nam), 2 Sing, 2 Nhật, 1 có: Ba Lan, Ukraina, Hong Kong, Moldova, Úc, Peru, và Ấn.
Thế giới có bao nhiêu người 2 lần đoạt HCV IMO? Tôi không chắc lắm, bởi riêng VN đã có 9 người.
Vậy thành tích cao nhất thế giới thuộc về ai? Một người Canada gốc Trung Quốc, Tống Tác Quần, anh sinh ra tại Thiên Tân, Trung Quốc. Năm 5 tuổi, anh theo cha mẹ đi định cư tại Canada. 12 tuổi, anh được đưa sang Mỹ học tại trường tư nổi tiếng nhất thế giới là Phillips Exerter Academy, nơi có tới 99% học sinh trường này đều được các trường đại học danh tiếng nhất của Mỹ nhận. Ban Toán của trường này do Zuming Feng, một huấn luyện viên IMO kỳ cựu phụ trách giảng dạy. (Anh này mà ở lại TQ có khi không lọt qua đội tuyển tỉnh
)
Tống có 6 lần dự thi IMO, trong đó có 5 lần vàng và 1 lần đồng. Huy chương đầu tiên anh nhận được là năm 13 tuổi (trẻ nhất là Terence Tao 10 tuổi 363 ngày).
Xếp sau Tống là 1 nhân sự người Serbia, Teodor von Burg, cũng có 6 lần thi, đoạt được 4 vàng, 1 bạc và 1 đồng.
2. CHINA MO
Vậy tại sao đế quốc đứng đầu về Toán tại IMO như Trung Quốc, lại không có nhân sự nào nằm trong danh mục trên?
Khi tôi đi tìm thông tin về cuộc đời buồn của người Anh có 3 lần đoạt HCV, trong đó có 2 lần đoạt giải đặc biệt, thì tôi tìm thấy khá nhiều nhân sự là cựu IMO, lẫn cựu trượt IMO luận bàn.
Một anh Thuỵ Sĩ cạnh khoé (Thuỵ Sĩ, quê hương của các nhà toán học Leonhard Euler, 4 anh nhà Bernoulli, và Jacob Steiner, xếp hạng 60, kém cái mẩu đảo Ma Cao -TQ 5 hạng), ở Trung Quốc, những người chiến thắng IMO có thể được nhận vào các trường đại học mà không cần phải thi đầu vào và vô số phần thưởng.
Ở Thụy Sĩ, phần thưởng có thể có là chút tiền mặt, hay học bổng được hỗ trợ tài chính tại Đại học Bern (dù cũng được, nhưng kém hơn về toán so với hai viện kỹ thuật ở Lausanne và Zürich). Và có thể có một hoặc hai từ mô tả trên báo địa phương.
Tuy nhiên, lợi thế là bất kỳ ai đã tham gia Olympic Toán học Thụy Sĩ đều có thể đăng ký làm … tình nguyện viên ở đó. Và ảnh bảo, ảnh đã không thể nghĩ ra phần thưởng nào tốt hơn thế.
Cái nào khó hơn: lọt vào đội tuyển IMO của quốc gia bạn hay nhận được huy chương? Một nhân sự TQ bàn.
Vào đội IMO của Trung Quốc khó hơn nhiều so với việc giành huy chương IMO. Không có nghi ngờ gì về điều đó.
Tỉnh của anh có dân số tương đương với Đức (hơn 80 triệu, tương đương 85% dân số VN). Hàng năm có khoảng 30-100 học sinh có cơ hội nhận được huy chương từ IMO. Thêm 100-200 học sinh có ít cơ hội hơn nhưng không phải là không có. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 15 người trong số họ được chọn vào đội tuyển của tỉnh sẽ đến với … Trung Quốc MO.
Để được lựa chọn, họ phải trải qua 3 vòng thi: Vòng đầu tiên dài 2 tiếng với sự tham dự của hàng chục nghìn người. Vòng thứ hai dài 4 giờ, với số lượng vài nghìn người tham dự. Vòng thứ ba một lần nữa kéo dài 4 giờ, với hàng trăm người tham dự.
Giả sử bạn may mắn là một trong 15 người được chọn, thì bạn sẽ tham dự China MO vào mùa đông, tranh tài trong 9 giờ với khoảng 300 đối thủ rất mạnh đến từ khắp Trung Quốc. Bạn cần phải nằm trong số 60 người hàng đầu để được tham gia trại huấn luyện.
Trại huấn luyện này rất nổi tiếng trong giới Olympic toán học, được coi là cuộc thi toán khó nhất trên thế giới, khó hơn IMO và USAMO, từ nhiều đánh giá uy tín trong giới toán (ví dụ: xem danh sách nổi tiếng về độ khó của cuộc thi toán từ AoPS). Phiên bản mới nhất của nó bao gồm hai giai đoạn, giai đoạn thứ hai chỉ có 15 ứng cử viên hàng đầu tham dự. Từ 15 ứng cử viên hàng đầu này, nhóm 6 người cuối cùng được chọn để đi IMO.
Đã hơn một lần trong lịch sử, một học sinh cực kỳ xuất sắc, có cơ hội đạt điểm số 1 trong IMO, thực sự bị loại trong một quá trình dài và khó khăn này và do đó không bao giờ có cơ hội tham dự IMO. Tương tự, chuyện rất bình thưởng, khi một học sinh có khả năng đạt huy chương vàng IMO đã nhiều lần không lọt vào đội tuyển của tỉnh.
Cũng vì lý do tương tự, ở Trung Quốc có một luật bất thành văn là không ai được xuất hiện nhiều hơn hai lần trong đội tuyển quốc gia. Nếu một học sinh Trung Quốc đã tham dự IMO hai lần, anh ta phải để lại cơ hội cho người khác. Bạn có thể xem trang web chính thức của IMO để xác minh điều này.
3. BÀI TOÁN DUY NHẤT KHÔNG CÓ ĐÁP ÁN
Bây giờ thì Phương pháp Vieta Jumping có vẻ là một vấn đề hết sức phổ thông và đơn giản với nhân sự IMO, tuy nhiên, năm 1988, một bài toán được đưa ra cho các thí sinh mà không có lời giải (bài số 6). Arthur Engel đã viết về nó đại loại.
Không ai trong số sáu thành viên của hội đồng năm đó tại Australia có thể giải quyết được bài toán đó.
Vì nó là một bài toán lý thuyết số nên nó đã được gửi đến bốn nhà lý thuyết số nổi tiếng nhất của nước Úc. Họ được đề nghị làm việc trong sáu giờ liền. Và cũng như hội đồng giám khảo, không ai trong số họ đưa ra được lời giải. Thế nhưng, mười một học sinh đã đưa ra những giải pháp hoàn hảo (trong đó có Ngô Bảo Châu, cùng 1 người Trung Quốc, 2 người Rumania, 1 người Xô Viết, đạt điểm tuyệt đối năm đó).
Giải pháp đó được gọi là Vieta Jumping (bây giờ là một giải pháp Olympiad khá phổ biến), nhưng vào thời điểm đó, nó chưa từng được nghe đến.
4. HẬU IMO
Tại sao có rất ít người chiến thắng IMO trở thành nhà toán học?
Một bác không đoạt giải bàn rằng. Mặc dù không phải là người chiến thắng IMO, nhưng bác đã đạt thành tích tốt trong cuộc thi toán Putnam và các cuộc thi khác, và tiếp tục lấy bằng tiến sĩ toán tại MIT, hậm hực như sau
Trong mọi cuộc thi toán mà bác biết, các bài toán được đưa ra đã được biết là có lời giải, và đã được các nhà toán học thực sự “thiết kế ngược” để không chỉ có lời giải mà còn có thể là những bài toán rất thông minh, thường là liên quan đến đối xứng hoặc bất biến (hình học hoặc đại số), về điều mà người thiết kế vấn đề hiểu sâu sắc. Vì vậy, để làm tốt, các thí sinh phải có khả năng "nhìn thấy" một thủ thuật, mà đã được biết là tồn tại.
Công việc của một nhà toán học thực sự là mở rộng toán học vào những điều chưa biết, nơi mà chưa ai từng đến và không biết liệu có một nghiệm, một phép đối xứng hay cấu trúc cơ bản nào khác mà ai đó chưa biết về một điều nào đó hay không. Điều này liên quan đến một kiểu tư duy rất khác, có lẽ gần với nghệ thuật hơn, và một kiểu dũng cảm khi du hành vào một thế giới vô định, sử dụng suy luận quy nạp và sử dụng các công cụ và kỹ thuật từ các lĩnh vực toán học khác hoặc thậm chí có thể là vật lý mà chưa ai từng nghĩ tới hay có liên quan.
Hoàn cảnh của IMO Olympian giống như một đứa trẻ đi săn Trứng Phục sinh, nơi chúng đã quen với việc tìm những quả trứng xinh xắn do người lớn đẻ ra trước đây, và sau đó khi chúng lớn lên và đến một cánh đồng cỏ rộng lớn, chúng đã thất vọng, bởi vì dù cố gắng thế nào chúng cũng không thể tìm thấy một quả trứng nào trong bụi cây - bởi vì trong thế giới thực của toán học, không có người lớn nào trồng những quả trứng đẹp để chúng tìm.
fb chính chủ đây ạ:
https://www.facebook.com/le.dung.98499