- Biển số
- OF-126857
- Ngày cấp bằng
- 6/1/12
- Số km
- 3,158
- Động cơ
- 405,753 Mã lực
Công nghệ của Starlink hoàn toàn khác với công nghệ của chảo vệ tinh địa tĩnh.Nếu như bác nói thì ai dám chơi. Thời gian cái vệ tinh mà chảo bám theo bay trên đầu của cái chảo tính bằng phút (do cái cao độ vệ tinh tương đối thấp). Sau khi nó bay mất thì lại phải bám theo cái vệ tinh khác. Mỗi lần đổi vệ tinh thì lại đứt mạng. Bác thử tưởng tượng đang chơi game mà vài phút nó đứt mạng 1 lần xem.
Bọn vệ tinh địa tĩnh đang bắt ti vi là nó cố định (chỉ dao động nhỏ), bên cái chảo vẫn tự động đeo được. Chứ cái vệ tinh tầm thấp mà bắt chảo nó theo thì em chưa tưởng tượng ra được.
Chảo Starlink sử dụng công nghệ mảng pha, cho phéo nó track theo vệ tinh trong một phạm vi di chuyển nhỏ mà ko cần chuyển động cơ khí, nếu ngoài phạm vi đó mới cần đến chức năng chuyển hướng chảo bằng Motor, với công nghệ ăng ten mảng pha, chảo thậm chí có thể track theo đồng thời 2 vệ tinh nếu quỹ đạo của chúng không quá xa nhau, vì vậy việc chuyển đổi kết nối từ vệ tinh này sang vệ tinh khác diễn ra rất mượt mà, người sử dụng ko thể nhận ra khác biệt. Chính vì sử dụng công nghệ mảng pha nên giá thành ban đầu của chảo khá đắt, cái giỏi của Musk là hạ được giá thành của một thứ dùng công nghệ rất cao xuống đến mức có thể thương mại hóa diện rộng.
Cụ có thể hiểu nôm na hệ thống Starlink nó giống như công nghệ phủ sóng di động hiện tại, nhưng thay vì thuê bao di chuyển thì là BTS di chuyển.
Công nghệ di động hiện tại cho phép cụ chạy 300km/h trên tàu cao tốc, di chuyển liên tục qua hàng trăm trạm BTS mà vẫn thực hiện cuộc gọi Video Call bình thường không hề bị gián đoạn.