Chào cụ, mình thì ko phải là dân chuyên về kinh tế nên chỉ có thể giải thích theo hiểu biết hạn hẹp của mình. Trước hết, để có thể hiểu được lý do của cuộc điều tra này, cụ phải hiểu đc GDP và cách tính của nó là gì.
Theo lý thuyết, GDP là tổng sản phẩm quốc nội, lưu ý ở đây là tổng sản phẩm quốc nội được tính theo giá trị của hàng hoá cuối cùng sau khi đã loại bỏ các khâu trung gian. Lưu ý điểm này rất quan trọng, mình thấy rất nhiều cụ phản đối GDP nhưng thật sự các cụ đó chưa hiểu hết đc GDP là gì.
Cách tính GDP = C + I + G + (X-M), trong đó:
- C: Tổng tiêu dùng cá nhân
- I: Tổng đầu tư cá nhân
- G: Chi tiêu chính phủ hay còn gọi là đầu tư công
- X-M: Giá trị xuất khẩu ròng (giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu)
Theo như công thức này, trong suốt 1 năm bất kỳ nào đó, ví dụ tất cả các cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ đều dốc hết tiền túi của họ đang có để đầu tư, chi tiêu, xuất khẩu tối đa trong khi nhập khẩu tối thiểu, thì số GDP có thể được xem như tương đương số tiền mà 1 quốc gia có (mình bảo tương đương vì ngân khố quốc gia bao gồm nhiều loại giấy tờ có giá khác nhau, ko chỉ bao gồm tiền mặt).
Do đó, để tăng đc GDP lên max thì có 2 cách thường làm như sau:
- Tăng cường tiêu thụ nội địa (giảm NK và tăng các tiêu chí C + I và G)
- Tăng cường xuất khẩu ròng (tăng XK)
Cả 2 cách này, TQ đều làm rất tốt và họ vượt lên đứng số 2 thế giới cũng là như vậy. Cụ nào nghiên cứu kinh tế TQ thì vào xác nhận giùm mình.
Nguyên tắc in thêm tiền (theo như mình hiểu) là lượng tiền in thêm ko nên vượt quá khả năng tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia đó trong năm tài khoá, vì nếu in nhiều hơn số sản phẩm đc sản xuất thêm thì sẽ làm cho các sản phẩm đó bị mất giá trị (đồng nghĩa với lạm phát).
Thêm vào đó, tăng trưởng GDP là sự luỹ tiến, ko phải cộng dồn. GDP Việt Nam hiện tại tầm 300 tỷ USD (làm tròn số), ví dụ sang năm 2021, GDP việt nam tăng 10%, nghĩa là gía trị GDP sẽ là 330 tỷ USD, điều này ko có nghĩa là cả 2 năm VN tạo ra 630 tỷ USD, mà thực chất chỉ có 330 tỷ USD, lý do là 300 tỷ USD của năm 2021 sẽ đc chuyển qua từ năm 2020 (chi tiêu của người này là thu nhập của người khác, đây là nguyên tắc kinh tế cơ bản).
VN các năm qua, phần vì tham nhũng, phần vì chính sách quản lý kinh tế ko tốt, dẫn đến tình trạng in tiền vô tội vạ, lượng tiền in thêm vượt quá tốc độ tăng trưởng GDP của năm tương ứng, theo Mỹ, cụ thể năm 2017, VN in dư 7%, năm 2018, in dư 8,4% và năm 2019, in dư 4,9%.
Nói chính sách QL Kinh Tế ko tốt, ở đây là vì quá nhiều tiền đc đổ vào BĐS, và có quá ít thanh khoản, dẫn đến tiền bị đọng lại trong XH quá nhiều. Để khai thông tình hình, nhà nước tiếp tục in thêm tiền, thay vì để đầu tư vào các ngành kinh doanh sản xuất khác có tốc độ thu hồi vốn nhanh và thiết thực hơn, nhà nước vẫn tiếp tục cứu BĐS, dẫn đến tiền bị kẹt trong BĐS ngày càng nhiều.
Thêm vào đó, việc có quá ít DN VN có thể xuất khẩu thật sự thu về đồng USD, dẫn đến áp lực tra nợ = USD của nhà nước quá lớn, nên nhà nước tung ra tiền VND để thu lại USD nhằm mục đích trả nợ cho quốc gia.
Tất cả những lý do trên, làm lượng tiền VND tăng đột biến so với quy mô của nền kinh tế, dẫn đến giá sản phẩm theo VND tăng cao, tạo thuận lợi cho việc XK.
Trên đây là hiểu biết hạn hẹp của mình, nếu cụ nào có phản biện thì em xin tiếp thu,