[Funland] Người trở về từ cõi chết.

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,014
Động cơ
317,635 Mã lực
Nước ngoài nước trong nghe đến vào viện thì ông nào chả sợ. Ngay em đi làm hàng ngày tỉnh thoảng có người hỏi đường đến số 9 PCT thôi mình cũng thấy thảng thốt.

Nhưng chuyện chăm sóc sức khỏe nhân dân thì phải nói luôn là bên ta làm sao đã bằng được các nước phát triển. Từ chỗ khám chữa bệnh không mất tiền của ngày bao cấp đến chỗ chữa bệnh đến sạt nghiệp của thời kinh tế thị trường, chúng mình đứa nào nghe đến bệnh chả sợ mất mật.
Vậy thế nên ở bển kttt thì nghe bẩu bảo hiểm trả hết, nếu không có bảo hiểm thì lấy từ ngân sách hoặc các tổ chức gì gì đó, người bệnh không mất tiền , cứ cấp cứu, cứ chữa đã em mới thấy lạ. Nếu đúng thế đã chả ai sợ phải đi viện hay sang nước đang phát triển chữa cho rẻ.
 
Biển số
OF-733542
Ngày cấp bằng
22/6/20
Số km
164
Động cơ
70,055 Mã lực
Tuổi
39
Nguy cấp thì vẫn pải nộp tiền ạ. Ông ngoại em bị phình động mạch chủ bụng. Chuyển từ bv tỉnh ra đến pháp vân thì vỡ. Xe cấp cứu di chuyển tiếp đến việt đức. Nằm đợi hơn 1h ở phòng đợi trên cáng để gia đình đi lo đủ tiền nộp vào mổ cấp cứu. Năm đấy là 2007. Tiền nộp là gần 50tr. Kết quả là ông vẫn đi
Em xin chia buồn cùng gia đình cụ.
Nhưng 2007 và 2020 nó khác nhau đấy. Em thật.
 

ExclMan

Xe điện
Biển số
OF-366697
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
3,294
Động cơ
106 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Không biết bao nhiêu người Việt Nam ta đã phải chạy ra nước ngoài để chữa bệnh với cái giá cắt cổ, trong khi ở trong nước vẫn có thể điều trị tốt được với giá rẻ hơn rất nhiều. Có lẽ một số người chưa có duyên gặp được thầy thuốc giỏi và có tâm.
Nghề nào cũng có người này người kia, nghề y ở Việt Nam cũng không tránh khỏi được một vài con sâu làm rầu nồi canh[-( nhưng tựu chung lại thành tựu đạt được cũng hết sức to lớn, đặc biệt một số kĩ thuật cao nước ta làm rất tốt:)>-
Qua vụ phi công người Anh thì thế giới cũng phải công nhận y tế dự phòng của Việt Nam ta cũng rất tốt:


Phi công người Anh: “Nếu ở nơi nào khác ngoài Việt Nam, có lẽ tôi đã chết”

benh-nhan-1-1593343818794.jpg


Phi công người Anh Stephen Cameron đã trải lòng về hành trình được các y bác sĩ Việt Nam cứu sống sau nhiều tuần hôn mê vì Covid-19.


Đài BBC ngày 27/6 đã đăng tải bài viết về hành trình hồi phục của Stephen Cameron, phi công người Anh bị mắc Covid-19, tại Việt Nam và cách Việt Nam cứu sống ca bệnh nguy kịch này.

Cameron đã có tới 68 ngày phải thở máy sau khi bị phát hiện mắc Covid-19, lâu hơn bất kỳ bệnh nhân nào ở Anh. Tuy nhiên, người đàn ông 42 tuổi này đã trải qua giai đoạn khó khăn không phải trong một bệnh viện tại quê nhà của ông ở Motherwell (Vương quốc Anh), mà là trong một bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi cách xa hàng nghìn dặm và không có bạn bè hay người thân bên cạnh.

Cameron là bệnh nhân Covid-19 cuối cùng được điều trị tại phòng hồi sức cấp cứu ở Việt Nam. Ông cũng là ca bệnh nặng nhất được các bác sĩ Việt Nam cứu chữa trong đợt bùng phát dịch Covid-19.

Việt Nam - đất nước với 95 triệu dân nhưng chỉ có vài trăm ca nhiễm bệnh và chưa có bất kỳ trường hợp tử vong nào. Ca bệnh nặng của Cameron cũng rất hiếm tại Việt Nam, vì vậy từng chi tiết nhỏ về sự hồi phục của ông đều được cập nhật trên các kênh truyền thông quốc gia.
Cameron được biết đến với tên gọi Bệnh nhân 91. “Biệt danh” này được đặt cho phi công Anh kể từ khi ông bắt đầu đổ bệnh từ hồi tháng 3.
“Tôi rất ái ngại khi được người Việt Nam dành sự quan tâm như vậy. Và trên hết, tôi vô cùng biết ơn sự quyết tâm của các bác sĩ khi đã cứu sống tôi”, Cameron nói với BBC.
“Nếu tôi ở nơi nào khác trên hành tinh này, có lẽ tôi đã chết rồi. Sau 30 ngày tôi không tỉnh lại, có lẽ họ đã ngắt máy thở”, Cameron nói trên giường bệnh.
10% cơ hội sống sót
Hàng chục chuyên gia hồi sức cấp cứu của Việt Nam thường xuyên tham gia các cuộc họp trực tuyến để thảo luận về tình hình sức khỏe của Bệnh nhân 91.

“Số lượng rất ít những bệnh nhân nguy kịch khiến cho bất kỳ ai bệnh nặng cũng sẽ được các y bác sĩ hàng đầu của Việt Nam quan tâm”, bác sĩ Kidong Park, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, giải thích.


Trong phần lớn thời gian hôn mê kéo dài 2 tháng rưỡi, Cameron phải phụ thuộc vào máy ECMO - loại máy chỉ được sử dụng đối với các ca bệnh nặng nhất để duy trì sự sống.

“Tôi rất may mắn khi tác dụng phụ kéo dài duy nhất là chân tôi vẫn chưa đủ khỏe để đứng vững. Tuy nhiên, tôi đang tập vật lý trị liệu 2 lần/ngày. Từng có thời điểm, một người bạn của tôi là Craig được Bộ Ngoại giao (Anh) thông báo rằng tôi chỉ còn 10% cơ hội sống sót, và anh ấy đã chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là trả lại căn hộ của tôi và bắt đầu chuẩn bị những việc cần làm nếu tôi phải về quê nhà trong cỗ quan tài”, Cameron nhớ lại.

Kể từ khi tỉnh lại, Cameron đã có những cuộc điện thoại đẫm nước mắt với các bạn ở quê nhà - những người “không nghĩ rằng sẽ có ngày ông trở về”.
Các bác sĩ tại Việt Nam đã phải chiến đấu với nhiều biến chứng phức tạp ở Cameron khi ông vẫn trong tình trạng hôn mê. Máu của Bệnh nhân 91 trở nên kết dính dẫn tới các cục máu đông. Thận của ông cũng không hoạt động tốt nên phải lọc máu. Chức năng hoạt động của phổi cũng chỉ còn 10%.

“Khi báo chí đưa tin tôi cần ghép phổi, nhiều người đã đăng ký hiến phổi của họ cho tôi, trong đó có cả cựu chiến binh Việt Nam 70 tuổi”, Cameron nói.

Khi Cameron lần đầu chạy máy thở vào đầu tháng 4, cả thế giới mới chỉ có hơn 1 triệu ca mắc Covid-19. Khi ông tỉnh dậy vào ngày 12/6, số ca nhiễm đã lên tới 7 triệu người. Tuy nhiên, Việt Nam đã tránh được tình huống tồi tệ nhất. Không còn bất kỳ ca lây nhiễm nào trong cộng đồng tại Việt Nam từ ngày 16/4.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ mình phải mất 10 tuần mới tỉnh lại. Tôi còn nhớ lúc mình được mở khí quản, được đẩy cáng qua các hành lang bệnh viện, rồi những ngày sau đó là ký ức mờ mịt”, Cameron nhớ lại.

Nằm trên giường hồi phục tại một phòng riêng ở Bệnh viện Chợ Rẫy, nơi Cameron được chuyển tới sau khi được rút máy thở và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona, phi công người Anh mới cảm nhận rõ hậu quả của vài tháng nằm bất động trong tình trạng bệnh nặng.

Cameron sụt 20 cân và cơ bắp trở nên yếu tới mức ông phải rất nỗ lực mới có thể nhấc chân lên vài cm. Bệnh nhân 91 còn bị mệt mỏi và căng thẳng kể từ khi tỉnh dậy, kết hợp với nỗi sợ trầm cảm hậu chấn thương.

“Tất cả những gì tôi muốn làm bây giờ là trở về nhà”, Bệnh nhân 91 cho biết.
Em tin là vẫn phải có tiền, Trường hợp của cụ Pi lót này người Việt nam cần thứ nhiều hơn tiền nên mới chạy chữa như thế.
Nếu là cụ, Tèo từ lâu rồi nhá
 

Tiger Hunter

Xe container
Biển số
OF-78521
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
8,736
Động cơ
497,198 Mã lực
Dồn lực vào cứu chữa cho ổng cũng là 1 cách để quảng bá hình ảnh đất nước và y tế Vn ra thế giới :)>-
 

norvo

Xe tải
Biển số
OF-336879
Ngày cấp bằng
1/10/14
Số km
274
Động cơ
279,610 Mã lực
Cụ kể sự thật, em nghe thấy buồn quá. 1 giờ đồng hồ chờ đợi để đóng đủ tiền, đôi khi bệnh nhân chờ không nổi
Nghĩ lại em vẫn
Em xin chia buồn cùng gia đình cụ.
Nhưng 2007 và 2020 nó khác nhau đấy. Em thật.
em cũng chỉ mong nền y tế của mình tốt hơn để nhỡ ai ko may pải vào viện cấp cứu cũng dc chữa kịp thời thì cơ hội vàng cứu sống sẽ cao hơn. Gần 2h bệnh nhân nằm cáng ( từ 7h tối đến gần9h) đợi đủ tiền với một gia đình từ nông thôn không hề đơn giản. Và cơ hội vàng ấy nó tuột mất với gia đình em. Âu cũng là số mệnh an bài.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
23,094
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ có trong ngành y ko ạ?
Rất nhiều trường hợp cấp cứu xong mới thanh toán tiền nhưng bệnh nhân trốn viện, y bác sĩ đã phải bỏ tiền túi ra đền đó. Em đi làm 10 năm em khẳng định gặp rất nhiều trường hợp như thế.
Thôi cụ. Đâu phải ai cũng hiểu cho người khác và các bác sĩ y tá và thực sự cũng phải hiểu cho tâm lý người nhà.

Việc thu viện phí có phải do bs quyết đâu, họ chỉ làm chuyên môn và họ có cái khó của họ.
 

kites1

Xe điện
Biển số
OF-571899
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
2,088
Động cơ
167,327 Mã lực
Em cũng từng chứng kiến thế rồi, mẹ em bị đụng xe,chảy máu chân, đã được sơ cứu vết thương, đến bệnh viện cấp cứu,nó chỉ cho ngồi xe lăn chờ, dù rất đau,em phải đi gom tiền xong nó mới cho vào khám, khâu chân
Đọc còm các cụ chia sẻ em thấy mình may mắn . Em cũng trông có sự thay đổi tích cực trong cách vận hành y tế, để cho người dân đở khổ . Khi họ đến bệnh viện , chỉ mong được BS tận tâm chữa trị cho họ lành bệnh mà thôi, họ chẳng muốn gì khác hơn, hay có sự đòi hỏi nào khác hơn. Mạng sống của họ giao hết vào bàn tay của người thầy thuốc .
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
5,294
Động cơ
331,418 Mã lực
Nghĩ lại em vẫn

em cũng chỉ mong nền y tế của mình tốt hơn để nhỡ ai ko may pải vào viện cấp cứu cũng dc chữa kịp thời thì cơ hội vàng cứu sống sẽ cao hơn. Gần 2h bệnh nhân nằm cáng ( từ 7h tối đến gần9h) đợi đủ tiền với một gia đình từ nông thôn không hề đơn giản. Và cơ hội vàng ấy nó tuột mất với gia đình em. Âu cũng là số mệnh an bài.
Việc không chữa trị kịp thời vì không đủ tiền ní không phải do hệ thống y tế, nền y tế mà là do mất lòng tin lẫn nhau.
Rất nhiều trường hợp bệnh viện người ta chữa trị cho bệnh nhân khi chưa hề đóng 1 đồng tiền nào, mình có thể nói là hầu như BV công nào cũng có vài trường hợp như này. Nhưng có những người bệnh lấy oán trả ơn ( cũng co thể vì túng quá làm liều) sau khi được điều trị ổn thì trốn viện bùng tiền.
Những lần như vậy những người ra quyết định cho họ điều trị khi chưa đóng viện phí đều phải tự bỏ tiền túi ra đền. Họ cũng là con người thôi, đi làm thì còn phải nuôi bản thân gia đình con cái họ chứ. Một lần mất tin thì vạn lần mất tín.
Muốn không có những trường hợp như vậy thì bản thân người bệnh phải hết cái trò gian manh đi, đừng vì chút lợi của mình mà ảnh hưởng tới hàng triệu người khác. Nhà nước cũng cho cơ chế tịch thu tài sản của người bùng viện phí để bù vào số tiền họ nợ, làm như vậy mới hết tư tưởng gian manh của người bệnh. Đói thì ăn xin người ta thương chứ đi ăn cướp chắc chắn người ta ghét rồi. Bùng viện phí cũng là 1 kiểu ăn cướp!
 

VN Stock

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-696801
Ngày cấp bằng
2/9/19
Số km
1,043
Động cơ
108,590 Mã lực
Tuổi
51
Đọc còm các cụ chia sẻ em thấy mình may mắn . Em cũng trông có sự thay đổi tích cực trong cách vận hành y tế, để cho người dân đở khổ . Khi họ đến bệnh viện , chỉ mong được BS tận tâm chữa trị cho họ lành bệnh mà thôi, họ chẳng muốn gì khác hơn, hay có sự đòi hỏi nào khác hơn. Mạng sống của họ giao hết vào bàn tay của người thầy thuốc .
Thầy thuốc cũng mong được chạy chữa cho người bệnh đúng theo tinh thần của ông tổ Hypocrate nhưng luôn bị những yếu tố chính trị, kinh tế xen vào.
Cơ khổ :(
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,383
Động cơ
351,459 Mã lực
Ở các bệnh viện quá đông như Việt Đức thì đánh giá y đức hay "từ mẫu" nó cũng phải theo hoàn cảnh. Ở đó toàn ca nặng lại quá đông nên bác sĩ cũng bị chai sạn nhiều rồi, bảo họ phải tỏ ra ân cần từng ca một thì chắc không thực tế đâu. Họ có tâm đến mấy thì cũng phải theo thứ tự ưu tiên thôi.
 

Hiền khiêm

Xe hơi
Biển số
OF-623859
Ngày cấp bằng
15/3/19
Số km
197
Động cơ
115,497 Mã lực
Tuổi
46
Việc không chữa trị kịp thời vì không đủ tiền ní không phải do hệ thống y tế, nền y tế mà là do mất lòng tin lẫn nhau.
Rất nhiều trường hợp bệnh viện người ta chữa trị cho bệnh nhân khi chưa hề đóng 1 đồng tiền nào, mình có thể nói là hầu như BV công nào cũng có vài trường hợp như này. Nhưng có những người bệnh lấy oán trả ơn ( cũng co thể vì túng quá làm liều) sau khi được điều trị ổn thì trốn viện bùng tiền.
Những lần như vậy những người ra quyết định cho họ điều trị khi chưa đóng viện phí đều phải tự bỏ tiền túi ra đền. Họ cũng là con người thôi, đi làm thì còn phải nuôi bản thân gia đình con cái họ chứ. Một lần mất tin thì vạn lần mất tín.
Muốn không có những trường hợp như vậy thì bản thân người bệnh phải hết cái trò gian manh đi, đừng vì chút lợi của mình mà ảnh hưởng tới hàng triệu người khác. Nhà nước cũng cho cơ chế tịch thu tài sản của người bùng viện phí để bù vào số tiền họ nợ, làm như vậy mới hết tư tưởng gian manh của người bệnh. Đói thì ăn xin người ta thương chứ đi ăn cướp chắc chắn người ta ghét rồi. Bùng viện phí cũng là 1 kiểu ăn cướp!
Có vẻ như bác hơi nặng lời nhỉ, mấy ai có tiền mà trốn viện, chủ yếu là người nghèo, không có tiền, mà cũng không thể xoay xở, vay mượn
Nói đi thì cũng nên nói lại một chút, bao nhiêu người bị bệnh hiểm nghèo, bán hết tài sản, nợ ngập đầu mà vẫn cứ phải ăn dầm nằm dề ở bệnh viện hết tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác và cuối cùng thì cũng về với cát bụi đấy thôi
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
5,294
Động cơ
331,418 Mã lực
Có vẻ như bác hơi nặng lời nhỉ, mấy ai có tiền mà trốn viện, chủ yếu là người nghèo, không có tiền, mà cũng không thể xoay xở, vay mượn
Nói đi thì cũng nên nói lại một chút, bao nhiêu người bị bệnh hiểm nghèo, bán hết tài sản, nợ ngập đầu mà vẫn cứ phải ăn dầm nằm dề ở bệnh viện hết tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác và cuối cùng thì cũng về với cát bụi đấy thôi
bệnh tật thì có ai muốn đâu, bị thì phải chịu thôi!
Có những người có đủ khả năng trả tiền nhưng có cơ hội bùng họ vẫn bùng, bản chất tham là vậy! Cụ có thấy thằng đi xe oto vẫn đi ăn cắp chậu hoa ở công viên, hay con đi xe máy xịn vẫn thò tay nhoáy ổ bánh mì từ thiện không?? Những cái đó nhan nhãn chứ đâu có phải là vài vụ lặt vặt???
Chữa bệnh thì phải trả tiền là điều tất nhiên. Ngành y tế ở Vn ngoài bàn tay và khối óc của BS , nhân viên y tế thì thuốc mem , hóa chất, trang thiết bị đều phải nhập khẩu là chính. Thế nên chi phí đắt là đúng. thế nhưng chính phủ , nhà nước VN cũng đã làm rất tốt khi đưa chi phí chữa trị về mức thấp nhất khu vực rồi. VN cũng dành 8% ngân sách cho y tế cũng là một sự ưu ái rất lớn.
Nghèo không có tiền thì kêu gọi , xin xỏ từ các quỹ hảo tâm chứ trốn viện nó liên lụy đến cả BS lần sau sao họ dám làm tiếp??? Sao cứ mãi lấy cái nghèo ra biện hộ vậy???
Chi phí y tế là rất lớn khi gặp sự cố nên nhớ ráng để q khoản mà mua cái bảo hiểm. Người nghèo ở VN thì cũng được nhà nước miễn phí cho cái Bảo Hiểm Y tế rồi!
 

Dr Thanh Bùi

Xe lăn
Biển số
OF-46445
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
10,337
Động cơ
81,758 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Cụ kể sự thật, em nghe thấy buồn quá. 1 giờ đồng hồ chờ đợi để đóng đủ tiền, đôi khi bệnh nhân chờ không nổi
Nên nghe bằng 2 tai cụ ạ , ở VĐ những ca như vậy sẽ chuyển thẳng phòng mổ trừ khi chưa có bàn mổ trống hoặc chưa có ekip chuyên mổ về mạch máu mà phải chờ huy động ekip từ ngoài vào
 

DHa2015

Xe container
Biển số
OF-369925
Ngày cấp bằng
10/6/15
Số km
5,556
Động cơ
452,034 Mã lực
Em năm ngoái đưa bà chị đi khám ở khá nhiều bệnh viện vì nghi bả bị ung thư, từ Bạch Mai, 108, Việt Đức, Viện K, Việt Nam - Cu ba, Lao phổi ... thì thấy thế này:
1. Rất cảm phục thái độ, sự nhẫn nại của bác sĩ với bệnh nhân, giải thích khá cặn kẽ cho bn, dù bn có thể là những người ít học, cộc cằn, dân tộc thiểu số. Đứng quan sát thấy bệnh nhân hỏi mình cũng phát cáu vì thái độ của họ vậy mà bs phải tiếp xúc hàng ngày hàng giờ.
2. Em chứng kiến tầm 12h30 bs X quang BV Việt Đức vẫn chưa ăn uống gì, gắng làm để kịp trả kết quả.
3. Nhưng .... bà chị em mới nghi là ung thư, BS Bạch Mai, viện K đã khuyên/ yêu cầu mổ, cắt ... và sau đó là phác đồ điều trị là truyền hóa chất, xạ trị ... Nghe theo bs BM hay K chắc giờ bà chị em thời gian sống chỉ còn tính bằng ngày. Nhiều bn ko phải chết vì ung thư mà chết vì hóa chất hết date truyền vào người.
Sau khi đi hết 6-7 bệnh viện với sự cẩn trọng của gia đình, test xét nghiệm đủ kiểu, kể cả xác định sang Sing (Ko phải vì bs giỏi mà vì họ có thuốc chuẩn), bs bệnh viện tư lại phát hiện ra bà chị em bị lao hạch nên sau đó được trị lao miễn phí. Đến giờ, sau 2 năm, bả vẫn khỏe mạnh vì đã ko quá tin vào BS dù họ theo em đánh giá về thái độ là tốt, nhiệt tình.
 
Chỉnh sửa cuối:

DidiLe

Xe container
Biển số
OF-4953
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
6,405
Động cơ
645,138 Mã lực

longngn

Xe tải
Biển số
OF-683178
Ngày cấp bằng
5/7/19
Số km
327
Động cơ
106,739 Mã lực
Tuổi
39
Anh bạn phi công này đúng nghĩa là gặp may là ở Việt Nam, nơi chưa phải lựa chọn ai sống ai chết nên được dồn toàn lực vào cứu chữa, ko phải là mỗi covid không mà còn cả các bệnh khác nữa
 

kites1

Xe điện
Biển số
OF-571899
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
2,088
Động cơ
167,327 Mã lực
Thầy thuốc cũng mong được chạy chữa cho người bệnh đúng theo tinh thần của ông tổ Hypocrate nhưng luôn bị những yếu tố chính trị, kinh tế xen vào.
Cơ khổ :(

Em hiểu mọi người vào đây tranh luận, và cho thấy nhiều quan điểm khác nhau, nền y tế khác nhau . Em chọn trả lời cho những còm mà em thấy thích hợp . Còn những còm khác thì em thấy không cần thiết phải tranh luận thêm nữa , khi thấy cách nói chuyện không thích hợp thì em chặn luôn là xong .

Còm của Cụ cho em thấy thêm 1 khía cạnh khác trong vấn đề trị liệu cho bệnh nhân khi đang nguy cấp .

Tuy nhiên, em vẫn tin vào y đức của một người thầy thuốc, dù hoàn cảnh nào, họ cũng phải có cái tâm . Nhưng qua thớt nầy, em thấy thực hiện y đức của người thầy thuốc rất khó làm và mất dần đi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,014
Động cơ
317,635 Mã lực
Có vẻ như bác hơi nặng lời nhỉ, mấy ai có tiền mà trốn viện, chủ yếu là người nghèo, không có tiền, mà cũng không thể xoay xở, vay mượn
Nói đi thì cũng nên nói lại một chút, bao nhiêu người bị bệnh hiểm nghèo, bán hết tài sản, nợ ngập đầu mà vẫn cứ phải ăn dầm nằm dề ở bệnh viện hết tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác và cuối cùng thì cũng về với cát bụi đấy thôi
Đã là bệnh hiểm nghèo thì ở đâu trên thế gian này cuối cùng bán sạch mọi thứ và cũng đi thôi.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,014
Động cơ
317,635 Mã lực
Nói thật. Khó nghe lắm. Đừng chán mà hãy chấp nhận.
Cụ sai thì nhận đi, đừng bao biện nó hèn người ra. Người vn đã ai chết vì covid mà cụ phán như đúng rồi thế. Đành là cụ kia cao hứng hơi lố, nhưng khía cạnh chống covid thì cụ ấy không sai nếu so với các nước khác.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top