[Funland] Người trở về từ cõi chết.

Biển số
OF-733542
Ngày cấp bằng
22/6/20
Số km
164
Động cơ
70,055 Mã lực
Tuổi
39
Không biết bao nhiêu người Việt Nam ta đã phải chạy ra nước ngoài để chữa bệnh với cái giá cắt cổ, trong khi ở trong nước vẫn có thể điều trị tốt được với giá rẻ hơn rất nhiều. Có lẽ một số người chưa có duyên gặp được thầy thuốc giỏi và có tâm.
Nghề nào cũng có người này người kia, nghề y ở Việt Nam cũng không tránh khỏi được một vài con sâu làm rầu nồi canh[-( nhưng tựu chung lại thành tựu đạt được cũng hết sức to lớn, đặc biệt một số kĩ thuật cao nước ta làm rất tốt:)>-
Qua vụ phi công người Anh thì thế giới cũng phải công nhận y tế dự phòng của Việt Nam ta cũng rất tốt:


Phi công người Anh: “Nếu ở nơi nào khác ngoài Việt Nam, có lẽ tôi đã chết”

benh-nhan-1-1593343818794.jpg


Phi công người Anh Stephen Cameron đã trải lòng về hành trình được các y bác sĩ Việt Nam cứu sống sau nhiều tuần hôn mê vì Covid-19.


Đài BBC ngày 27/6 đã đăng tải bài viết về hành trình hồi phục của Stephen Cameron, phi công người Anh bị mắc Covid-19, tại Việt Nam và cách Việt Nam cứu sống ca bệnh nguy kịch này.

Cameron đã có tới 68 ngày phải thở máy sau khi bị phát hiện mắc Covid-19, lâu hơn bất kỳ bệnh nhân nào ở Anh. Tuy nhiên, người đàn ông 42 tuổi này đã trải qua giai đoạn khó khăn không phải trong một bệnh viện tại quê nhà của ông ở Motherwell (Vương quốc Anh), mà là trong một bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi cách xa hàng nghìn dặm và không có bạn bè hay người thân bên cạnh.

Cameron là bệnh nhân Covid-19 cuối cùng được điều trị tại phòng hồi sức cấp cứu ở Việt Nam. Ông cũng là ca bệnh nặng nhất được các bác sĩ Việt Nam cứu chữa trong đợt bùng phát dịch Covid-19.

Việt Nam - đất nước với 95 triệu dân nhưng chỉ có vài trăm ca nhiễm bệnh và chưa có bất kỳ trường hợp tử vong nào. Ca bệnh nặng của Cameron cũng rất hiếm tại Việt Nam, vì vậy từng chi tiết nhỏ về sự hồi phục của ông đều được cập nhật trên các kênh truyền thông quốc gia.
Cameron được biết đến với tên gọi Bệnh nhân 91. “Biệt danh” này được đặt cho phi công Anh kể từ khi ông bắt đầu đổ bệnh từ hồi tháng 3.
“Tôi rất ái ngại khi được người Việt Nam dành sự quan tâm như vậy. Và trên hết, tôi vô cùng biết ơn sự quyết tâm của các bác sĩ khi đã cứu sống tôi”, Cameron nói với BBC.
“Nếu tôi ở nơi nào khác trên hành tinh này, có lẽ tôi đã chết rồi. Sau 30 ngày tôi không tỉnh lại, có lẽ họ đã ngắt máy thở”, Cameron nói trên giường bệnh.
10% cơ hội sống sót
Hàng chục chuyên gia hồi sức cấp cứu của Việt Nam thường xuyên tham gia các cuộc họp trực tuyến để thảo luận về tình hình sức khỏe của Bệnh nhân 91.

“Số lượng rất ít những bệnh nhân nguy kịch khiến cho bất kỳ ai bệnh nặng cũng sẽ được các y bác sĩ hàng đầu của Việt Nam quan tâm”, bác sĩ Kidong Park, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, giải thích.


Trong phần lớn thời gian hôn mê kéo dài 2 tháng rưỡi, Cameron phải phụ thuộc vào máy ECMO - loại máy chỉ được sử dụng đối với các ca bệnh nặng nhất để duy trì sự sống.

“Tôi rất may mắn khi tác dụng phụ kéo dài duy nhất là chân tôi vẫn chưa đủ khỏe để đứng vững. Tuy nhiên, tôi đang tập vật lý trị liệu 2 lần/ngày. Từng có thời điểm, một người bạn của tôi là Craig được Bộ Ngoại giao (Anh) thông báo rằng tôi chỉ còn 10% cơ hội sống sót, và anh ấy đã chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là trả lại căn hộ của tôi và bắt đầu chuẩn bị những việc cần làm nếu tôi phải về quê nhà trong cỗ quan tài”, Cameron nhớ lại.

Kể từ khi tỉnh lại, Cameron đã có những cuộc điện thoại đẫm nước mắt với các bạn ở quê nhà - những người “không nghĩ rằng sẽ có ngày ông trở về”.
Các bác sĩ tại Việt Nam đã phải chiến đấu với nhiều biến chứng phức tạp ở Cameron khi ông vẫn trong tình trạng hôn mê. Máu của Bệnh nhân 91 trở nên kết dính dẫn tới các cục máu đông. Thận của ông cũng không hoạt động tốt nên phải lọc máu. Chức năng hoạt động của phổi cũng chỉ còn 10%.

“Khi báo chí đưa tin tôi cần ghép phổi, nhiều người đã đăng ký hiến phổi của họ cho tôi, trong đó có cả cựu chiến binh Việt Nam 70 tuổi”, Cameron nói.

Khi Cameron lần đầu chạy máy thở vào đầu tháng 4, cả thế giới mới chỉ có hơn 1 triệu ca mắc Covid-19. Khi ông tỉnh dậy vào ngày 12/6, số ca nhiễm đã lên tới 7 triệu người. Tuy nhiên, Việt Nam đã tránh được tình huống tồi tệ nhất. Không còn bất kỳ ca lây nhiễm nào trong cộng đồng tại Việt Nam từ ngày 16/4.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ mình phải mất 10 tuần mới tỉnh lại. Tôi còn nhớ lúc mình được mở khí quản, được đẩy cáng qua các hành lang bệnh viện, rồi những ngày sau đó là ký ức mờ mịt”, Cameron nhớ lại.

Nằm trên giường hồi phục tại một phòng riêng ở Bệnh viện Chợ Rẫy, nơi Cameron được chuyển tới sau khi được rút máy thở và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona, phi công người Anh mới cảm nhận rõ hậu quả của vài tháng nằm bất động trong tình trạng bệnh nặng.

Cameron sụt 20 cân và cơ bắp trở nên yếu tới mức ông phải rất nỗ lực mới có thể nhấc chân lên vài cm. Bệnh nhân 91 còn bị mệt mỏi và căng thẳng kể từ khi tỉnh dậy, kết hợp với nỗi sợ trầm cảm hậu chấn thương.

“Tất cả những gì tôi muốn làm bây giờ là trở về nhà”, Bệnh nhân 91 cho biết.
 
Chỉnh sửa cuối:

kites1

Xe điện
Biển số
OF-571899
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
2,084
Động cơ
167,327 Mã lực
Ông người Anh nầy, sẽ là đại diện ,quảng cáo cho VN trong rất nhiều năm sau.
Em đang tìm đọc những bài báo , phân tích chính xác về sức khoẻ của các người bệnh nặng, hậu covid-19. Cụ nào biết , cho em xin cái link nhé .
 
Biển số
OF-733542
Ngày cấp bằng
22/6/20
Số km
164
Động cơ
70,055 Mã lực
Tuổi
39
Ông người Anh nầy, sẽ là đại diện ,quảng cáo cho VN trong rất nhiều năm sau.
Em đang tìm đọc những bài báo , phân tích chính xác về sức khoẻ của các người bệnh nặng, hậu covid-19. Cụ nào biết , cho em xin cái link nhé .
Đây chính là minh chứng hùng hồn cho cả thế giới biết Việt Nam ta đáng sống như thế nào\m/\m/\m/\m/\m/
 

smngoctrinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-457729
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
129
Động cơ
205,691 Mã lực
Tuổi
44
Không biết bao nhiêu người Việt Nam ta đã phải chạy ra nước ngoài để chữa bệnh với cái giá cắt cổ, trong khi ở trong nước vẫn có thể điều trị tốt được với giá rẻ hơn rất nhiều. Có lẽ một số người chưa có duyên gặp được thầy thuốc giỏi và có tâm.
Nghề nào cũng có người này người kia, nghề y ở Việt Nam cũng không tránh khỏi được một vài con sâu làm rầu nồi canh[-( nhưng tựu chung lại thành tựu đạt được cũng hết sức to lớn, đặc biệt một số kĩ thuật cao nước ta làm rất tốt:)>-
Qua vụ phi công người Anh thì thế giới cũng phải công nhận ngành y của Việt Nam ta rất tuyệt vời và đáng tự hào:


Phi công người Anh: “Nếu ở nơi nào khác ngoài Việt Nam, có lẽ tôi đã chết”

benh-nhan-1-1593343818794.jpg


Phi công người Anh Stephen Cameron đã trải lòng về hành trình được các y bác sĩ Việt Nam cứu sống sau nhiều tuần hôn mê vì Covid-19.


Đài BBC ngày 27/6 đã đăng tải bài viết về hành trình hồi phục của Stephen Cameron, phi công người Anh bị mắc Covid-19, tại Việt Nam và cách Việt Nam cứu sống ca bệnh nguy kịch này.

Cameron đã có tới 68 ngày phải thở máy sau khi bị phát hiện mắc Covid-19, lâu hơn bất kỳ bệnh nhân nào ở Anh. Tuy nhiên, người đàn ông 42 tuổi này đã trải qua giai đoạn khó khăn không phải trong một bệnh viện tại quê nhà của ông ở Motherwell (Vương quốc Anh), mà là trong một bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi cách xa hàng nghìn dặm và không có bạn bè hay người thân bên cạnh.

Cameron là bệnh nhân Covid-19 cuối cùng được điều trị tại phòng hồi sức cấp cứu ở Việt Nam. Ông cũng là ca bệnh nặng nhất được các bác sĩ Việt Nam cứu chữa trong đợt bùng phát dịch Covid-19.

Việt Nam - đất nước với 95 triệu dân nhưng chỉ có vài trăm ca nhiễm bệnh và chưa có bất kỳ trường hợp tử vong nào. Ca bệnh nặng của Cameron cũng rất hiếm tại Việt Nam, vì vậy từng chi tiết nhỏ về sự hồi phục của ông đều được cập nhật trên các kênh truyền thông quốc gia.
Cameron được biết đến với tên gọi Bệnh nhân 91. “Biệt danh” này được đặt cho phi công Anh kể từ khi ông bắt đầu đổ bệnh từ hồi tháng 3.
“Tôi rất ái ngại khi được người Việt Nam dành sự quan tâm như vậy. Và trên hết, tôi vô cùng biết ơn sự quyết tâm của các bác sĩ khi đã cứu sống tôi”, Cameron nói với BBC.
“Nếu tôi ở nơi nào khác trên hành tinh này, có lẽ tôi đã chết rồi. Sau 30 ngày tôi không tỉnh lại, có lẽ họ đã ngắt máy thở”, Cameron nói trên giường bệnh.
10% cơ hội sống sót
Hàng chục chuyên gia hồi sức cấp cứu của Việt Nam thường xuyên tham gia các cuộc họp trực tuyến để thảo luận về tình hình sức khỏe của Bệnh nhân 91.

“Số lượng rất ít những bệnh nhân nguy kịch khiến cho bất kỳ ai bệnh nặng cũng sẽ được các y bác sĩ hàng đầu của Việt Nam quan tâm”, bác sĩ Kidong Park, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, giải thích.


Trong phần lớn thời gian hôn mê kéo dài 2 tháng rưỡi, Cameron phải phụ thuộc vào máy ECMO - loại máy chỉ được sử dụng đối với các ca bệnh nặng nhất để duy trì sự sống.

“Tôi rất may mắn khi tác dụng phụ kéo dài duy nhất là chân tôi vẫn chưa đủ khỏe để đứng vững. Tuy nhiên, tôi đang tập vật lý trị liệu 2 lần/ngày. Từng có thời điểm, một người bạn của tôi là Craig được Bộ Ngoại giao (Anh) thông báo rằng tôi chỉ còn 10% cơ hội sống sót, và anh ấy đã chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là trả lại căn hộ của tôi và bắt đầu chuẩn bị những việc cần làm nếu tôi phải về quê nhà trong cỗ quan tài”, Cameron nhớ lại.

Kể từ khi tỉnh lại, Cameron đã có những cuộc điện thoại đẫm nước mắt với các bạn ở quê nhà - những người “không nghĩ rằng sẽ có ngày ông trở về”.
Các bác sĩ tại Việt Nam đã phải chiến đấu với nhiều biến chứng phức tạp ở Cameron khi ông vẫn trong tình trạng hôn mê. Máu của Bệnh nhân 91 trở nên kết dính dẫn tới các cục máu đông. Thận của ông cũng không hoạt động tốt nên phải lọc máu. Chức năng hoạt động của phổi cũng chỉ còn 10%.

“Khi báo chí đưa tin tôi cần ghép phổi, nhiều người đã đăng ký hiến phổi của họ cho tôi, trong đó có cả cựu chiến binh Việt Nam 70 tuổi”, Cameron nói.

Khi Cameron lần đầu chạy máy thở vào đầu tháng 4, cả thế giới mới chỉ có hơn 1 triệu ca mắc Covid-19. Khi ông tỉnh dậy vào ngày 12/6, số ca nhiễm đã lên tới 7 triệu người. Tuy nhiên, Việt Nam đã tránh được tình huống tồi tệ nhất. Không còn bất kỳ ca lây nhiễm nào trong cộng đồng tại Việt Nam từ ngày 16/4.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ mình phải mất 10 tuần mới tỉnh lại. Tôi còn nhớ lúc mình được mở khí quản, được đẩy cáng qua các hành lang bệnh viện, rồi những ngày sau đó là ký ức mờ mịt”, Cameron nhớ lại.

Nằm trên giường hồi phục tại một phòng riêng ở Bệnh viện Chợ Rẫy, nơi Cameron được chuyển tới sau khi được rút máy thở và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona, phi công người Anh mới cảm nhận rõ hậu quả của vài tháng nằm bất động trong tình trạng bệnh nặng.

Cameron sụt 20 cân và cơ bắp trở nên yếu tới mức ông phải rất nỗ lực mới có thể nhấc chân lên vài cm. Bệnh nhân 91 còn bị mệt mỏi và căng thẳng kể từ khi tỉnh dậy, kết hợp với nỗi sợ trầm cảm hậu chấn thương.

“Tất cả những gì tôi muốn làm bây giờ là trở về nhà”, Bệnh nhân 91 cho biết.
Lậy cụ, k có tiền nằm đấy nhá, nằm với cái gì và vì cái gì thì còn xem tiếp
 
Biển số
OF-733542
Ngày cấp bằng
22/6/20
Số km
164
Động cơ
70,055 Mã lực
Tuổi
39
Lậy cụ, k có tiền nằm đấy nhá, nằm với cái gì và vì cái gì thì còn xem tiếp
Ở đâu chả vậy hả cụ? Trừ có Cuba.
Ở VN có thẻ bảo hiểm đã giúp được rất rất nhiều người nghèo đó cụ. Nghèo và không có bảo hiểm mới cực khổ khi nằm viện.
 

smngoctrinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-457729
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
129
Động cơ
205,691 Mã lực
Tuổi
44
Mịa, đúng cục ngứa của e. Hơn 10 năm trc nhà e phải cấp cứu bệnh tim cho 1 người. Chở đến rồi đòi bắt có tiền mà đang là cuối tuần. Lấy éo đâu tiền từ tk lên đến gần tỉ; có nhờ bạn bè thì éo ai có tiền mặt. May quá có bà cô buôn bán chợ có tiền mặt nên nhà e mới qua cơn hoạn nạn. Lậy cụ bác sĩ cứu ng trc cứu tiền ạ
 

kites1

Xe điện
Biển số
OF-571899
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
2,084
Động cơ
167,327 Mã lực
Mịa, đúng cục ngứa của e. Hơn 10 năm trc nhà e phải cấp cứu bệnh tim cho 1 người. Chở đến rồi đòi bắt có tiền mà đang là cuối tuần. Lấy éo đâu tiền từ tk lên đến gần tỉ; có nhờ bạn bè thì éo ai có tiền mặt. May quá có bà cô buôn bán chợ có tiền mặt nên nhà e mới qua cơn hoạn nạn. Lậy cụ bác sĩ cứu ng trc cứu tiền ạ
Nếu chưa đóng được tiền thì sẽ không trị cho người bệnh hở cụ. Còn trường hợp đang nguy cập thì sau, không lẻ bs làm ngơ để bệnh nhân nằm chờ chết .
 

smngoctrinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-457729
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
129
Động cơ
205,691 Mã lực
Tuổi
44
Ở đâu chả vậy hả cụ? Trừ có Cuba.
Ở VN có thẻ bảo hiểm đã giúp được rất rất nhiều người nghèo đó cụ. Nghèo và không có bảo hiểm mới cực khổ khi nằm viện.
E nghe nói Châu Âu nó khác; Mỹ khác nghiệt hơn nhg hình như nó cứu người là ưu tiên hàng đầu cụ ạ
 
Biển số
OF-733542
Ngày cấp bằng
22/6/20
Số km
164
Động cơ
70,055 Mã lực
Tuổi
39
Mịa, đúng cục ngứa của e. Hơn 10 năm trc nhà e phải cấp cứu bệnh tim cho 1 người. Chở đến rồi đòi bắt có tiền mà đang là cuối tuần. Lấy éo đâu tiền từ tk lên đến gần tỉ; có nhờ bạn bè thì éo ai có tiền mặt. May quá có bà cô buôn bán chợ có tiền mặt nên nhà e mới qua cơn hoạn nạn. Lậy cụ bác sĩ cứu ng trc cứu tiền ạ
Hơn 10 năm trước và giờ là 2 thời điểm khác nhau. Tất nhiên cứu người phải hơn cứu hoả, trường hợp của người nhà cụ em không dám bình luận.
Em vẫn khuyên mọi người nên mua bảo hiểm và cái thẻ bảo hiểm luôn luôn đặt cạnh cái chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước và luôn luôn bên mình dù đi bất cứ đâu, đôi khi nó là phao cứu sinh cho cả một cuộc đời đó.
 

smngoctrinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-457729
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
129
Động cơ
205,691 Mã lực
Tuổi
44
Nếu chưa đóng được tiền thì sẽ không trị cho người bệnh hở cụ. Còn trường hợp đang nguy cập thì sau, không lẻ bs làm ngơ để bệnh nhân nằm chờ chết .
Còn nhiều TH nguy cập hơn TH nào đó cụ ạ
 

kites1

Xe điện
Biển số
OF-571899
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
2,084
Động cơ
167,327 Mã lực
E nghe nói Châu Âu nó khác; Mỹ khác nghiệt hơn nhg hình như nó cứu người là ưu tiên hàng đầu cụ ạ
Đúng như vậy . Khi người bệnh được đưa vào bệnh viện cấp cứu, đang nguy cấp, bs lo chữa trị cho bệnh nhân trước, không cần chờ xem bệnh nhân có tiền hay không. Chuyện thanh toán tiền bạc là nhiệm vụ của người khác, BS trong phòng cấp cứu chẳng bao giờ hỏi han, hay xác định có tiền hay không .
 

smngoctrinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-457729
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
129
Động cơ
205,691 Mã lực
Tuổi
44
Đúng như vậy . Khi người bệnh được đưa vào bệnh viện cấp cứu, đang nguy cấp, bs lo chữa trị cho bệnh nhân trước, không cần chờ xem bệnh nhân có tiền hay không. Chuyện thanh toán tiền bạc là nhiệm vụ của người khác, BS trong phòng cấp cứu chẳng bao giờ hỏi han, hay xác định có tiền hay không .
Ở đâu đó nó đang bị qua khâu xếp hàng, đợi vào đóng cọc đã rồi chuyển đi đâu mới tính. Việc mình chả vội
 
Biển số
OF-733542
Ngày cấp bằng
22/6/20
Số km
164
Động cơ
70,055 Mã lực
Tuổi
39
Tất nhiên cái ngành phục vụ này không thể đòi hỏi hoàn hảo 100%, có phốt gì thì sẽ bị nổi như cồn NHƯNG những cái làm được thì hầu như chưa bao giờ được ghi nhận.
AI CŨNG ĐÒI CÔNG BẰNG? ĐƯỢC ĐỐI XỬ TỐT NHẤT CÓ THỂ? TRONG KHI ĐÓ NGƯỜI LÀM THÌ ÍT, BỆNH NHÂN THÌ RẤT NHIỀU, Y TÁ BS CŨNG CHỈ CÓ 2 TAY 2 CHÂN.
 
Biển số
OF-733542
Ngày cấp bằng
22/6/20
Số km
164
Động cơ
70,055 Mã lực
Tuổi
39
Ở đâu đó nó đang bị qua khâu xếp hàng, đợi vào đóng cọc đã rồi chuyển đi đâu mới tính. Việc mình chả vội
Vậy cụ không muốn phải xếp hàng chờ đợi? Xin mời cụ qua BV tư.
Cụ cứ qua thử Vinmec xem, cụ là VIP đó ạ.
 

smngoctrinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-457729
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
129
Động cơ
205,691 Mã lực
Tuổi
44
Tất nhiên cái ngành phục vụ này không thể đòi hỏi hoàn hảo 100%, có phốt gì thì sẽ bị nổi như cồn NHƯNG những cái làm được thì hầu như chưa bao giờ được ghi nhận.
AI CŨNG ĐÒI CÔNG BẰNG? ĐƯỢC ĐỐI XỬ TỐT NHẤT CÓ THỂ? TRONG KHI ĐÓ NGƯỜI LÀM THÌ ÍT, BỆNH NHÂN THÌ RẤT NHIỀU, Y TÁ BS CŨNG CHỈ CÓ 2 TAY 2 CHÂN.
Đó k phải là do y tá, bác sỹ cụ ạ; nó là do quy định. E chưa nói bảo hiểm vì nhà e ai cũng phải có bảo hiểm y tế từ hơn cái 10 năm trc. Nó là có tiền nộp ngay để dc cấp cứu ngay hay k
 

kites1

Xe điện
Biển số
OF-571899
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
2,084
Động cơ
167,327 Mã lực
Tất nhiên cái ngành phục vụ này không thể đòi hỏi hoàn hảo 100%, có phốt gì thì sẽ bị nổi như cồn NHƯNG những cái làm được thì hầu như chưa bao giờ được ghi nhận.
AI CŨNG ĐÒI CÔNG BẰNG? ĐƯỢC ĐỐI XỬ TỐT NHẤT CÓ THỂ? TRONG KHI ĐÓ NGƯỜI LÀM THÌ ÍT, BỆNH NHÂN THÌ RẤT NHIỀU, Y TÁ BS CŨNG CHỈ CÓ 2 TAY 2 CHÂN.
Em nghĩ bs cũng có người vầy người kia, nhưng nếu đặt vấn đề tiền là trên hết mà không có y đức thì nên chuyển sang làm kinh doanh. Vì họ không xứng đáng mặc trên người chiếc áo màu trắng
 
Biển số
OF-733542
Ngày cấp bằng
22/6/20
Số km
164
Động cơ
70,055 Mã lực
Tuổi
39
Đó k phải là do y tá, bác sỹ cụ ạ; nó là do quy định. E chưa nói bảo hiểm vì nhà e ai cũng phải có bảo hiểm y tế từ hơn cái 10 năm trc. Nó là có tiền nộp ngay để dc cấp cứu ngay hay k
Cái này xin mời cụ ý kiến lên hội đồng nhân dân rồi chuyển lên Quốc Hội. Ai làm sai luật thì cứ thế mà phạt.
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
18,847
Động cơ
1,134,889 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Chất lượng càng ngày càng đi xuống.
Các cụ dưới chắc biết em ám chỉ gì :))
 
Biển số
OF-733542
Ngày cấp bằng
22/6/20
Số km
164
Động cơ
70,055 Mã lực
Tuổi
39
Em nghĩ bs cũng có người vầy người kia, nhưng nếu đặt vấn đề tiền là trên hết mà không có y đức thì nên chuyển sang làm kinh doanh. Vì họ không xứng đáng mặc trên người chiếc áo màu trắng
Cụ có trong ngành y ko ạ?
Rất nhiều trường hợp cấp cứu xong mới thanh toán tiền nhưng bệnh nhân trốn viện, y bác sĩ đã phải bỏ tiền túi ra đền đó. Em đi làm 10 năm em khẳng định gặp rất nhiều trường hợp như thế.
 
Biển số
OF-733542
Ngày cấp bằng
22/6/20
Số km
164
Động cơ
70,055 Mã lực
Tuổi
39
Chất lượng càng ngày càng đi xuống.
Các cụ dưới chắc biết em ám chỉ gì :))
Dạ vâng, em cảm ơn cụ góp ý chân thành.
Sau cụ muốn khám bệnh gì muốn chất lượng tốt cụ nhắn tin em, em chỉ cho cụ những chỗ tốt nhất ạ.
Ngon bổ thì không thể rẻ được, khám BS mới ra trường khác khám GS lắm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top