- Biển số
- OF-214
- Ngày cấp bằng
- 10/6/06
- Số km
- 24,974
- Động cơ
- 736,839 Mã lực
- Nơi ở
- Bơ Vơ Club
- Website
- www.facebook.com
Bẩm các cụ các mợ.
Sau giờ xơi trưa, em lang thang ra cổng cơ quan làm chén nước chè thì được gặp cảnh các bạn kỹ thuật viên của VNPT đang tổ chức nối cáp quang.
Đang rỗi việc, bàn chất lại hay tò mò nên em cũng mon men lại gần để hóng xem cáp quang được nối như thế nào. Và em cũng xin post toàn bộ quá trình lên để các cụ mợ thưởng lãm. Em tin là nhiều cụ mợ cũng chưa biết quy trình nối cáp quang nó ra làm sao.....
Về cáp quang là cái giống gì thì các cụ mợ vui lòng gúc gồ giúp em, nôm na là thay vì dùng sợi dây kim loại để tải tín hiệu điện thì người ta dùng sợi dây trong suốt (hao hao giống sợi cước câu) để truyền tải tín hiệu ánh sáng. Việc nối cáp quang không thể thực hiện bằng cách thủ công mà phải có máy móc chuyên dụng để thực hiện bằng phương pháp hàn hồ quang.
Đây là chiếc máy hàn cáp quang Fujikura FSM-60S Made in Nhựt Bổn. Em có hỏi giá thì được bạn KTV chém là tầm 500 củ hồi mới có, giờ nhiều rồi nên chỉ còn hơn 200 củ.
Mẹ ôi! Cái máy bé tẹo to bằng 3 viên gạch mà có giá bằng cả con 4 bánh, thật là khó tưởng tượng. Sau khi hỏi anh Gúc thì anh ý cho biết là chiếc máy này hiện đang có giá là 207 củ! Choáng.
Trước khi tiến hành hàn nối thì các bạn ý uống 1 hơi hết chai Lavie rồi lồng vào sợi cáp như thế này. Vietnam Technology!
Ống bọc cũ đây. Thay cho nó mới.
Tuốt bỏ lớp vỏ nhựa và dây thép bảo vệ thì sẽ thấy mấy sợi quang xanh đỏ tím vàng. Lồng vào mỗi sợi 1 ống co nhiệt. Sau đó tuốt lớp áo ngoài sợi quang xanh đỏ khoảng 30 đến 40 mm đầu sợi bằng dụng cụ tuốt sợi để lộ phần sợi quang bên trong.
Xong thì dùng dao cắt chuyên dùng để cắt phẳng đầu sợi quang và căn đều đoạn tuốt vỏ. Dao hoành tráng phết.
Tuốt xong phải lau thật sạch rồi đặt vào máy hàn, kẹp lại, 2 đầu sợi cần hàn cách nhau tầm 2 mm. Nếu chưa lau sạch máy sẽ báo lỗi và không hàn.
Đóng nắp lại, máy sẽ tự động kiểm tra, tự di chuyển 2 đấu sợi lại sát nhau rồi hàn. Thời gian hàn khoảng 2 phút.
Hàn xong thì có quá trình kiểm tra chất lượng mối hàn, độ suy hao tín hiệu bla bla....
Hàn xong thì nhấc ra, bằng mắt thường không thể nhận ra được vết hàn nằm chỗ nào. Đặt ống co nhiệt vào bộ phận cân chỉnh trên buồng nung phía sau máy hàn. Trượt nhẹ nhàng ống co nhiệt vào mối hàn sao cho mối hàn nằm hoàn toàn vào giữa trong ống co nhiệt. Nhấn bíp 1 phát vào nút có chữ HEAT để nung ống co nhiệt. Xong thì lôi ra.
Hàn xong thì cố định, cuốn dây cẩn thận rồi kéo chai Lavie lên, nhét toàn bộ mớ bùng nhùng ấy vào trong chai Lavie.
Tiếp tục dùng băng dính và 1 đoạn dây điện để cố định chai Lavie, ko cho di chuyển dọc trục nữa.
Xong thì nhét tất cả vào hốc cột điện, định vị bằng dây thít.
Kết thúc òi. Cất đồ đi về uống bia thôi.
Bonus cái ảnh một mối nối khác đã từng thực hiện cách đấy không lâu trên cùng 1 cây cột. Các bạn KTV của VNPT nhận ra kiểu nối này là của các bạn Viettel. Công nhận là thương hiệu khác thì phong cách cũng khác.
Và cuối cùng là ảnh của một mối nối được thực hiện với các thiết bị quy chuẩn.
Hết phim. Cảm ơn các cụ đã quan tâm theo dõi. Hy vọng là qua bài viết nho nhỏ này các cụ biết thêm 1 công nghệ nữa của đất nước chúng ta.
Sau giờ xơi trưa, em lang thang ra cổng cơ quan làm chén nước chè thì được gặp cảnh các bạn kỹ thuật viên của VNPT đang tổ chức nối cáp quang.
Đang rỗi việc, bàn chất lại hay tò mò nên em cũng mon men lại gần để hóng xem cáp quang được nối như thế nào. Và em cũng xin post toàn bộ quá trình lên để các cụ mợ thưởng lãm. Em tin là nhiều cụ mợ cũng chưa biết quy trình nối cáp quang nó ra làm sao.....
Về cáp quang là cái giống gì thì các cụ mợ vui lòng gúc gồ giúp em, nôm na là thay vì dùng sợi dây kim loại để tải tín hiệu điện thì người ta dùng sợi dây trong suốt (hao hao giống sợi cước câu) để truyền tải tín hiệu ánh sáng. Việc nối cáp quang không thể thực hiện bằng cách thủ công mà phải có máy móc chuyên dụng để thực hiện bằng phương pháp hàn hồ quang.
Đây là chiếc máy hàn cáp quang Fujikura FSM-60S Made in Nhựt Bổn. Em có hỏi giá thì được bạn KTV chém là tầm 500 củ hồi mới có, giờ nhiều rồi nên chỉ còn hơn 200 củ.
Mẹ ôi! Cái máy bé tẹo to bằng 3 viên gạch mà có giá bằng cả con 4 bánh, thật là khó tưởng tượng. Sau khi hỏi anh Gúc thì anh ý cho biết là chiếc máy này hiện đang có giá là 207 củ! Choáng.
Trước khi tiến hành hàn nối thì các bạn ý uống 1 hơi hết chai Lavie rồi lồng vào sợi cáp như thế này. Vietnam Technology!
Ống bọc cũ đây. Thay cho nó mới.
Tuốt bỏ lớp vỏ nhựa và dây thép bảo vệ thì sẽ thấy mấy sợi quang xanh đỏ tím vàng. Lồng vào mỗi sợi 1 ống co nhiệt. Sau đó tuốt lớp áo ngoài sợi quang xanh đỏ khoảng 30 đến 40 mm đầu sợi bằng dụng cụ tuốt sợi để lộ phần sợi quang bên trong.
Xong thì dùng dao cắt chuyên dùng để cắt phẳng đầu sợi quang và căn đều đoạn tuốt vỏ. Dao hoành tráng phết.
Tuốt xong phải lau thật sạch rồi đặt vào máy hàn, kẹp lại, 2 đầu sợi cần hàn cách nhau tầm 2 mm. Nếu chưa lau sạch máy sẽ báo lỗi và không hàn.
Đóng nắp lại, máy sẽ tự động kiểm tra, tự di chuyển 2 đấu sợi lại sát nhau rồi hàn. Thời gian hàn khoảng 2 phút.
Hàn xong thì có quá trình kiểm tra chất lượng mối hàn, độ suy hao tín hiệu bla bla....
Hàn xong thì nhấc ra, bằng mắt thường không thể nhận ra được vết hàn nằm chỗ nào. Đặt ống co nhiệt vào bộ phận cân chỉnh trên buồng nung phía sau máy hàn. Trượt nhẹ nhàng ống co nhiệt vào mối hàn sao cho mối hàn nằm hoàn toàn vào giữa trong ống co nhiệt. Nhấn bíp 1 phát vào nút có chữ HEAT để nung ống co nhiệt. Xong thì lôi ra.
Hàn xong thì cố định, cuốn dây cẩn thận rồi kéo chai Lavie lên, nhét toàn bộ mớ bùng nhùng ấy vào trong chai Lavie.
Tiếp tục dùng băng dính và 1 đoạn dây điện để cố định chai Lavie, ko cho di chuyển dọc trục nữa.
Xong thì nhét tất cả vào hốc cột điện, định vị bằng dây thít.
Kết thúc òi. Cất đồ đi về uống bia thôi.
Bonus cái ảnh một mối nối khác đã từng thực hiện cách đấy không lâu trên cùng 1 cây cột. Các bạn KTV của VNPT nhận ra kiểu nối này là của các bạn Viettel. Công nhận là thương hiệu khác thì phong cách cũng khác.
Và cuối cùng là ảnh của một mối nối được thực hiện với các thiết bị quy chuẩn.
Hết phim. Cảm ơn các cụ đã quan tâm theo dõi. Hy vọng là qua bài viết nho nhỏ này các cụ biết thêm 1 công nghệ nữa của đất nước chúng ta.
Chỉnh sửa cuối: