- Biển số
- OF-36569
- Ngày cấp bằng
- 1/6/09
- Số km
- 1,293
- Động cơ
- 885,702 Mã lực
"Tây” thấy sợ nên “Ta” phải xử nghiêm
(Dân trí) - Phải công nhận rằng những nhìn nhận của “Tây” về giao thông Việt Nam là nhốn nháo, lộn xộn đều không sai. Nhưng xét về thực tế, để tạo nên cảnh nhốn nháo đó phần nào cũng có sự góp mặt của cả một số người “Tây”.
>> “Tây sai cũng phải xử lý nghiêm”
Nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam thấy hoảng sợ, lo lắng và khó thích nghi với giao thông của người Việt. Họ chép miệng lắc đầu, họ lên tiếng phàn nàn… hay cẩn thận hơn thì càng ít đi ra đường càng tốt.
Vậy mà nhiều khi “Tây” vi phạm luật giao thông, chúng ta lại suy nghĩ xem liệu có nên xử lí không?
Nhìn thế giới xử lí vi phạm giao thông
Phần lớn lí giải cho việc không xử lí khi “Tây” vi phạm an toàn giao thông ở Việt Nam là do bất đồng ngôn ngữ. Đây là một lí giải, một biện hộ thiếu thuyết phục nếu đưa ra so sánh với các nước khác trên thế giới.
Ví dụ như tại Mỹ, một biện pháp buộc người ta không phạm luật về giao thông trong vấn đề đi ngược chiều bằng cách đặt bẫy xe (dành cho xe ô tô). Nếu xe đi ngược chiều sẽ đụng phải bẫy, nó là một cái bàn chông tua tủa những cái đinh to như ngón tay nhọn hoắt, khi xe đụng phải nó bật lên đâm vào bánh xe. Gặp phải trường hợp đó thì xe vừa bị thủng lốp mà người lái xe lại bị phạt tiền… Quy định này không kể người đó là ai.
Cũng như vậy, nếu lái xe vượt quá tốc độ quy định bạn sẽ vừa bị phạt tiền (khoảng 300 USD), lại vừa phải học lại luật giao thông… Quy định này cũng không ngoại trừ bất cứ người nào v nếu vi phạm nhiều lần sẽ bị tịch thu bằng lái. Mà ở Mỹ bằng lái xe là “bùa hộ mệnh” phải giữ rất cẩn thận, nếu bị tịch thu bằng lái cũng coi như bị “bẻ giò”. Vì vậy, vi phạm luật giao thông trên đất Mỹ đối với nhiều người là việc không thể.
Những quy định trên áp dụng cho tất cả mọi người dù là người bản địa hay người ở bất cứ đâu tới đất Mỹ, đến đất nước của họ thì phải “nhập gia tùy tục”, phải hiểu biết luật pháp của họ. Còn nếu không hiểu, nếu vi phạm thì bất kể là ai cũng phải chịu phạt theo quy định.
Giả sử nếu người Mỹ cũng lo xảy ra khó khăn, lo bất tiện vì bất đồng ngôn ngữ khi giữ những người nước ngoài phạm luật, thì không lẽ các nhân viên cảnh sát giao thông phải học đủ các thứ tiếng trên thế giới: từ tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Bồ Đào Nha… để trao đổi với người phạm luật về hình thức xử phạt? Còn nếu không biết được đủ các thứ tiếng đó thì chẳng lẽ họ lại để cho những người nhập cư biến giao thông của họ trở nên hỗn loạn?
Ngược lại về phía người nước ngoài phạm luật, thực ra không phải ai cũng biết được tiếng Mỹ, nhưng tất cả họ đều có thể nộp phạt một cách nghiêm chỉnh. Và nếu phân biệt người Mỹ với người nước ngoài thì liệu cái bẫy chông kia có phân biệt được hết không. Vì vậy người Việt hay người ở các nước khác sang Mỹ nếu vi phạm đều bị xử lí “bình đẳng” với những người Mỹ.
Mỹ thực hiện nghiêm ngặt như vậy, nhưng có ai bảo họ vô lí, ngược lại người ta còn cho đó là văn minh - “nền văn minh ô tô”.
“Tây” thấy sợ nên “Ta” phải nghiêm minh
Nhìn lại Việt Nam, chúng ta e ngại khi xử lí "Tây", nể "Tây" và để cho họ tham gia giao thông bỏ qua những luật lệ, vô tư đi ngoài đường mà không đội mũ bảo hiểm, tải ba khi đi xe mô tô… với lí do là bất đồng ngôn ngữ. Rồi sau đó, lại cũng chính "Tây" thấy “ngạc nhiên”, thấy “khủng khiếp”, thấy “sợ sệt” nói rằng giao thông của chúng ta hỗn loạn, không theo một quy luật nào. Và ở ngã ba, ngã tư nơi không có đèn giao thông thì mỗi người dường như tự tạo ra quy luật giao thông riêng cho chính mình.
“Tây” đã nói về giao thông của mình như vậy và thấy lạ lùng với mức độ “hồn nhiên” khi tham gia giao thông của người Việt. Rồi họ thể hiện sự lạ lùng đó bằng cách ghi lại những hình ảnh, những thước phim về tình trạng ùn tắc, hỗn loạn giao thông trên các tuyến đường Hà Nội. Và biết đâu, những bức ảnh, những thước phim kia lại là tư liệu cho một bản báo cáo, một phản ánh nào đó khi họ nói về Việt Nam.
Nghĩ lại mới thấy, đúng là khi ra đường những trường hợp vi phạm bị công an xử phạt phần lớn là người Việt mà gần như không có người nước ngoài nào. Điều này không có nghĩa là tất cả Tây hiểu luật và thực hiện đúng, mà thực ra có khi là vì nể và sợ bất đồng về ngôn ngữ.
Phải công nhận rằng những nhìn nhận của “Tây” về giao thông Việt Nam là nhốn nháo, lộn xộn đều không sai. Nhưng xét về thực tế để tạo nên cảnh nhốn nháo đó phần nào có sự góp mặt của một số người “Tây”. Vậy thì vì sao chúng ta không áp dụng đúng luật, xử lý “bình đẳng” với bất kì ai vi phạm luật trên đất Việt, nhằm hạn chế tình trạng “hỗn loạn” giao thông mà “Tây” thường bức xúc?
Nhiều người “Tây” khi đến Việt Nam làm việc, sinh sống một thời gian, họ nói rằng họ rất sợ khi tham gia giao thông ở đây. Vì vậy chúng ta hãy vì sự lo sợ đó của người “Tây” mà xử lí nghiêm minh những vi phạm của bất kể ai khi họ đã vi phạm luật, kể cả họ là “Tây”.
(Dân trí) - Phải công nhận rằng những nhìn nhận của “Tây” về giao thông Việt Nam là nhốn nháo, lộn xộn đều không sai. Nhưng xét về thực tế, để tạo nên cảnh nhốn nháo đó phần nào cũng có sự góp mặt của cả một số người “Tây”.
>> “Tây sai cũng phải xử lý nghiêm”
Những vị khách nước ngoài vô tư phóng xe trên đường phố Thủ đô
mà không cần đến mũ bảo hiểm. (Ảnh: Việt Hưng)
Nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam thấy hoảng sợ, lo lắng và khó thích nghi với giao thông của người Việt. Họ chép miệng lắc đầu, họ lên tiếng phàn nàn… hay cẩn thận hơn thì càng ít đi ra đường càng tốt.
Vậy mà nhiều khi “Tây” vi phạm luật giao thông, chúng ta lại suy nghĩ xem liệu có nên xử lí không?
Nhìn thế giới xử lí vi phạm giao thông
Phần lớn lí giải cho việc không xử lí khi “Tây” vi phạm an toàn giao thông ở Việt Nam là do bất đồng ngôn ngữ. Đây là một lí giải, một biện hộ thiếu thuyết phục nếu đưa ra so sánh với các nước khác trên thế giới.
Ví dụ như tại Mỹ, một biện pháp buộc người ta không phạm luật về giao thông trong vấn đề đi ngược chiều bằng cách đặt bẫy xe (dành cho xe ô tô). Nếu xe đi ngược chiều sẽ đụng phải bẫy, nó là một cái bàn chông tua tủa những cái đinh to như ngón tay nhọn hoắt, khi xe đụng phải nó bật lên đâm vào bánh xe. Gặp phải trường hợp đó thì xe vừa bị thủng lốp mà người lái xe lại bị phạt tiền… Quy định này không kể người đó là ai.
Cũng như vậy, nếu lái xe vượt quá tốc độ quy định bạn sẽ vừa bị phạt tiền (khoảng 300 USD), lại vừa phải học lại luật giao thông… Quy định này cũng không ngoại trừ bất cứ người nào v nếu vi phạm nhiều lần sẽ bị tịch thu bằng lái. Mà ở Mỹ bằng lái xe là “bùa hộ mệnh” phải giữ rất cẩn thận, nếu bị tịch thu bằng lái cũng coi như bị “bẻ giò”. Vì vậy, vi phạm luật giao thông trên đất Mỹ đối với nhiều người là việc không thể.
Những quy định trên áp dụng cho tất cả mọi người dù là người bản địa hay người ở bất cứ đâu tới đất Mỹ, đến đất nước của họ thì phải “nhập gia tùy tục”, phải hiểu biết luật pháp của họ. Còn nếu không hiểu, nếu vi phạm thì bất kể là ai cũng phải chịu phạt theo quy định.
Giả sử nếu người Mỹ cũng lo xảy ra khó khăn, lo bất tiện vì bất đồng ngôn ngữ khi giữ những người nước ngoài phạm luật, thì không lẽ các nhân viên cảnh sát giao thông phải học đủ các thứ tiếng trên thế giới: từ tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Bồ Đào Nha… để trao đổi với người phạm luật về hình thức xử phạt? Còn nếu không biết được đủ các thứ tiếng đó thì chẳng lẽ họ lại để cho những người nhập cư biến giao thông của họ trở nên hỗn loạn?
Ngược lại về phía người nước ngoài phạm luật, thực ra không phải ai cũng biết được tiếng Mỹ, nhưng tất cả họ đều có thể nộp phạt một cách nghiêm chỉnh. Và nếu phân biệt người Mỹ với người nước ngoài thì liệu cái bẫy chông kia có phân biệt được hết không. Vì vậy người Việt hay người ở các nước khác sang Mỹ nếu vi phạm đều bị xử lí “bình đẳng” với những người Mỹ.
Mỹ thực hiện nghiêm ngặt như vậy, nhưng có ai bảo họ vô lí, ngược lại người ta còn cho đó là văn minh - “nền văn minh ô tô”.
“Tây” thấy sợ nên “Ta” phải nghiêm minh
Nhìn lại Việt Nam, chúng ta e ngại khi xử lí "Tây", nể "Tây" và để cho họ tham gia giao thông bỏ qua những luật lệ, vô tư đi ngoài đường mà không đội mũ bảo hiểm, tải ba khi đi xe mô tô… với lí do là bất đồng ngôn ngữ. Rồi sau đó, lại cũng chính "Tây" thấy “ngạc nhiên”, thấy “khủng khiếp”, thấy “sợ sệt” nói rằng giao thông của chúng ta hỗn loạn, không theo một quy luật nào. Và ở ngã ba, ngã tư nơi không có đèn giao thông thì mỗi người dường như tự tạo ra quy luật giao thông riêng cho chính mình.
“Tây” đã nói về giao thông của mình như vậy và thấy lạ lùng với mức độ “hồn nhiên” khi tham gia giao thông của người Việt. Rồi họ thể hiện sự lạ lùng đó bằng cách ghi lại những hình ảnh, những thước phim về tình trạng ùn tắc, hỗn loạn giao thông trên các tuyến đường Hà Nội. Và biết đâu, những bức ảnh, những thước phim kia lại là tư liệu cho một bản báo cáo, một phản ánh nào đó khi họ nói về Việt Nam.
Nghĩ lại mới thấy, đúng là khi ra đường những trường hợp vi phạm bị công an xử phạt phần lớn là người Việt mà gần như không có người nước ngoài nào. Điều này không có nghĩa là tất cả Tây hiểu luật và thực hiện đúng, mà thực ra có khi là vì nể và sợ bất đồng về ngôn ngữ.
Phải công nhận rằng những nhìn nhận của “Tây” về giao thông Việt Nam là nhốn nháo, lộn xộn đều không sai. Nhưng xét về thực tế để tạo nên cảnh nhốn nháo đó phần nào có sự góp mặt của một số người “Tây”. Vậy thì vì sao chúng ta không áp dụng đúng luật, xử lý “bình đẳng” với bất kì ai vi phạm luật trên đất Việt, nhằm hạn chế tình trạng “hỗn loạn” giao thông mà “Tây” thường bức xúc?
Nhiều người “Tây” khi đến Việt Nam làm việc, sinh sống một thời gian, họ nói rằng họ rất sợ khi tham gia giao thông ở đây. Vì vậy chúng ta hãy vì sự lo sợ đó của người “Tây” mà xử lí nghiêm minh những vi phạm của bất kể ai khi họ đã vi phạm luật, kể cả họ là “Tây”.
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: