- Biển số
- OF-518852
- Ngày cấp bằng
- 29/6/17
- Số km
- 3,064
- Động cơ
- 211,769 Mã lực
- Nơi ở
- Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
- Website
- chaogangviet.vn
Lái xe ở Việt Nam
Mark A. Ashwill
Nhà giáo dục
Theo dõi
Những ai biết tôi hoặc từng đọc các bài báo của tôi sẽ nhận ra tôi thường xuyên chỉ trích đất nước mình, xuất phát từ sự bất bình trước những điều bất công và thói đạo đức giả.
Nhiều sai lầm có thể đã tránh được, nhiều cơ hội không bị bỏ lỡ, tiềm năng không bị lãng phí và những chính sách không trở nên vô dụng, nếu chúng được góp ý kịp thời.
Nước Mỹ của tôi, bên cạnh những điều xấu xí, tệ hại, hẳn nhiên, vẫn có những chuyện tốt đẹp. Có một điểm khác biệt về văn hóa luôn khiến tôi cảm thấy hài lòng mỗi khi về Mỹ, thuê một chiếc xe và lên đường.
Khi tới các ngã tư dừng chờ bốn chiều (không có đèn tín hiệu), phần lớn mọi người - trừ rất ít trường hợp ngoại lệ - bất kể là ai, đi xe gì, lớn hay bé, đắt hay rẻ, mới hay cũ, đều tuân thủ quy tắc đã được thiết lập sẵn. Họ nhẫn nại chờ đến lượt mình. Ai đến trước, đi trước. Đó là bài học cơ bản từ các lớp dạy lái xe mà phần lớn mọi tài xế đều tuân thủ.
Tôi luôn thích thú nghĩ rằng, đó là thứ hành vi văn minh, trật tự và cổ xưa. Nó khiến tim tôi ấm lên vì cảm giác vừa làm một việc tử tế - đối đãi lịch thiệp với đồng loại.
Tiếc là ở Việt Nam, cử chỉ thể hiện thái độ coi trọng sự hòa hảo, nhã nhặn, hợp tác dường như không có trong từ điển của nhiều tài xế. Lái xe ở Việt Nam cũng giống như sống ở đất nước này: một cuộc phiêu lưu không bao giờ buồn tẻ. Những điều bất ngờ sẽ xảy ra trong từng phút bạn lưu thông trên đường.
Hãy lái xe một cách phòng thủ, nhưng khi cần, phải liều lĩnh chen lấn. Bạn phải tự bảo vệ bản thân, phương tiện của mình, người đi cùng mình; đồng thời phải lo lắng cho sự an nguy của những người xung quanh, kể cả những người vừa đi đường vừa chăm chú xem smartphone hoặc thứ gì đó trên tay (có Chúa mới biết). Đừng lo về những thứ sau lưng mình, chỉ cần chú ý đằng trước và hai bên. Đấy là tất cả quy tắc cần nhớ khi lái xe ở Việt Nam.
Tại các giao lộ không có đèn tín hiệu, người ta thường nhào ra một lúc từ mọi hướng, bất kể ai đến trước hay sau. Kẻ nào mạnh hơn, nhanh hơn, liều lĩnh hơn mà lại không bị tai nạn, kẻ đó coi như chiến thắng trong cuộc tranh giành phần đường.
Còn có tình trạng nhiều lái xe ẩu, sử dụng luôn lề đường làm làn thứ ba hoặc thứ tư, như thể thời gian của họ quý giá hơn của người khác. Một chiếc xe bán tải, xe buýt hoặc xe chở ximăng sẽ nháy đèn, bóp còi inh ỏi, hùng hổ chèn vào khoảng giữa lề đường và phía bên phải của bạn. Để hiểu ra tình huống vượt phải nguy hiểm này, bạn có thể phải trả giá bằng cả tính mạng. Kinh nghiệm là hãy luôn lái xe thật thận trọng và nhường nhịn, kẻo hại đến mạng sống, hoặc chí ít cũng sứt mẻ tay chân.
Một ví dụ khác là những tài xế đường đột rẽ trái khi đang chạy xe ở làn ngoài cùng bên phải. Tại sao thế? Vì đó là cách vượt nhanh nhất, như thể cuộc sống là một trò chơi không bao giờ kết thúc vậy.
Lái xe từ tốn bên phải không phải là hành vi được tuân thủ thường xuyên. Vì thế mà sau một thời gian dài ở đây, tôi đã thành thạo hơn trong việc di chuyển như một dòng nước chảy xiết xung quanh xe tải, bởi mấy tay lái xe này luôn mạnh ai nấy đi, không quan tâm đến chuyện nhường nhịn người khác. Khái niệm làn đường nhìn chung cũng không phải là thứ được quan tâm ở Việt Nam.
Ở Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác, có một cảm giác "có đi có lại", một giao ước bất thành văn khi lưu thông trên đường. Tôi biết nếu lịch sự với tài xế khác, tôi sẽ được đối đãi tương tự. Nhưng ở Việt Nam thì không, mọi người giành lấy phần đường của mình càng nhanh càng tốt.
Dường như khi đã leo lên một chiếc ôtô hoặc xe máy, phần lớn người Việt đều trở nên hiếu thắng. Trong khi bình thường, họ rất văn minh, lịch sự, nhiệt tình giúp đỡ người khác.
Trong 17 năm ở Việt Nam, tôi đã nhiều lần chứng kiến mức độ hung hăng (vượt mọi bảng xếp hạng) của một số tài xế. Điều đó khiến cho việc đi lại trên đường trở thành trải nghiệm vô cùng căng thẳng. Nó cũng làm gia tăng khả năng tai nạn giao thông. Tôi từng phải chứng kiến rất nhiều vụ tai nạn chết người hoặc gây thương tích nghiêm trọng.
Tôi sẽ tiếp tục cư xử tử tế khi lưu thông trên những con phố của Hà Nội, không phải vì tôi nghĩ mình có thể làm thay đổi cảm xúc và suy nghĩ của hàng triệu tài xế nơi đây, mà vì đó là điều đúng đắn, sẽ mang lại cho tôi cảm giác tự chủ và bình yên. Tôi sẽ không biến tôi thành một người không phải là tôi.
Đi từ điểm A đến điểm B, dù đi chơi hay vì công việc, cũng không phải là một trò chơi có kết cục bằng không. Lời khẩn cầu chân thành của tôi với các tài xế Việt Nam và người nước ngoài lưu thông ở đây là hãy đối xử với nhau bằng sự tôn trọng, hợp tác cùng có lợi, thay vì cạnh tranh quyết liệt. Thái độ lịch sự là yếu tố quyết định đôi bên cùng có lợi.
Lưu thông, di chuyển trên đường là một phần thiết yếu hàng ngày của cuộc sống. Những lái xe xung quanh chắc chắn là bạn đồng hành, chứ không phải kẻ thù hay chướng ngại vật giữa bạn và đích đến.
Mark A. Ashwill
Sưu tầm.
Mark A. Ashwill
Nhà giáo dục
Theo dõi
Những ai biết tôi hoặc từng đọc các bài báo của tôi sẽ nhận ra tôi thường xuyên chỉ trích đất nước mình, xuất phát từ sự bất bình trước những điều bất công và thói đạo đức giả.
Nhiều sai lầm có thể đã tránh được, nhiều cơ hội không bị bỏ lỡ, tiềm năng không bị lãng phí và những chính sách không trở nên vô dụng, nếu chúng được góp ý kịp thời.
Nước Mỹ của tôi, bên cạnh những điều xấu xí, tệ hại, hẳn nhiên, vẫn có những chuyện tốt đẹp. Có một điểm khác biệt về văn hóa luôn khiến tôi cảm thấy hài lòng mỗi khi về Mỹ, thuê một chiếc xe và lên đường.
Khi tới các ngã tư dừng chờ bốn chiều (không có đèn tín hiệu), phần lớn mọi người - trừ rất ít trường hợp ngoại lệ - bất kể là ai, đi xe gì, lớn hay bé, đắt hay rẻ, mới hay cũ, đều tuân thủ quy tắc đã được thiết lập sẵn. Họ nhẫn nại chờ đến lượt mình. Ai đến trước, đi trước. Đó là bài học cơ bản từ các lớp dạy lái xe mà phần lớn mọi tài xế đều tuân thủ.
Tôi luôn thích thú nghĩ rằng, đó là thứ hành vi văn minh, trật tự và cổ xưa. Nó khiến tim tôi ấm lên vì cảm giác vừa làm một việc tử tế - đối đãi lịch thiệp với đồng loại.
Tiếc là ở Việt Nam, cử chỉ thể hiện thái độ coi trọng sự hòa hảo, nhã nhặn, hợp tác dường như không có trong từ điển của nhiều tài xế. Lái xe ở Việt Nam cũng giống như sống ở đất nước này: một cuộc phiêu lưu không bao giờ buồn tẻ. Những điều bất ngờ sẽ xảy ra trong từng phút bạn lưu thông trên đường.
Hãy lái xe một cách phòng thủ, nhưng khi cần, phải liều lĩnh chen lấn. Bạn phải tự bảo vệ bản thân, phương tiện của mình, người đi cùng mình; đồng thời phải lo lắng cho sự an nguy của những người xung quanh, kể cả những người vừa đi đường vừa chăm chú xem smartphone hoặc thứ gì đó trên tay (có Chúa mới biết). Đừng lo về những thứ sau lưng mình, chỉ cần chú ý đằng trước và hai bên. Đấy là tất cả quy tắc cần nhớ khi lái xe ở Việt Nam.
Tại các giao lộ không có đèn tín hiệu, người ta thường nhào ra một lúc từ mọi hướng, bất kể ai đến trước hay sau. Kẻ nào mạnh hơn, nhanh hơn, liều lĩnh hơn mà lại không bị tai nạn, kẻ đó coi như chiến thắng trong cuộc tranh giành phần đường.
Còn có tình trạng nhiều lái xe ẩu, sử dụng luôn lề đường làm làn thứ ba hoặc thứ tư, như thể thời gian của họ quý giá hơn của người khác. Một chiếc xe bán tải, xe buýt hoặc xe chở ximăng sẽ nháy đèn, bóp còi inh ỏi, hùng hổ chèn vào khoảng giữa lề đường và phía bên phải của bạn. Để hiểu ra tình huống vượt phải nguy hiểm này, bạn có thể phải trả giá bằng cả tính mạng. Kinh nghiệm là hãy luôn lái xe thật thận trọng và nhường nhịn, kẻo hại đến mạng sống, hoặc chí ít cũng sứt mẻ tay chân.
Một ví dụ khác là những tài xế đường đột rẽ trái khi đang chạy xe ở làn ngoài cùng bên phải. Tại sao thế? Vì đó là cách vượt nhanh nhất, như thể cuộc sống là một trò chơi không bao giờ kết thúc vậy.
Lái xe từ tốn bên phải không phải là hành vi được tuân thủ thường xuyên. Vì thế mà sau một thời gian dài ở đây, tôi đã thành thạo hơn trong việc di chuyển như một dòng nước chảy xiết xung quanh xe tải, bởi mấy tay lái xe này luôn mạnh ai nấy đi, không quan tâm đến chuyện nhường nhịn người khác. Khái niệm làn đường nhìn chung cũng không phải là thứ được quan tâm ở Việt Nam.
Ở Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác, có một cảm giác "có đi có lại", một giao ước bất thành văn khi lưu thông trên đường. Tôi biết nếu lịch sự với tài xế khác, tôi sẽ được đối đãi tương tự. Nhưng ở Việt Nam thì không, mọi người giành lấy phần đường của mình càng nhanh càng tốt.
Dường như khi đã leo lên một chiếc ôtô hoặc xe máy, phần lớn người Việt đều trở nên hiếu thắng. Trong khi bình thường, họ rất văn minh, lịch sự, nhiệt tình giúp đỡ người khác.
Trong 17 năm ở Việt Nam, tôi đã nhiều lần chứng kiến mức độ hung hăng (vượt mọi bảng xếp hạng) của một số tài xế. Điều đó khiến cho việc đi lại trên đường trở thành trải nghiệm vô cùng căng thẳng. Nó cũng làm gia tăng khả năng tai nạn giao thông. Tôi từng phải chứng kiến rất nhiều vụ tai nạn chết người hoặc gây thương tích nghiêm trọng.
Tôi sẽ tiếp tục cư xử tử tế khi lưu thông trên những con phố của Hà Nội, không phải vì tôi nghĩ mình có thể làm thay đổi cảm xúc và suy nghĩ của hàng triệu tài xế nơi đây, mà vì đó là điều đúng đắn, sẽ mang lại cho tôi cảm giác tự chủ và bình yên. Tôi sẽ không biến tôi thành một người không phải là tôi.
Đi từ điểm A đến điểm B, dù đi chơi hay vì công việc, cũng không phải là một trò chơi có kết cục bằng không. Lời khẩn cầu chân thành của tôi với các tài xế Việt Nam và người nước ngoài lưu thông ở đây là hãy đối xử với nhau bằng sự tôn trọng, hợp tác cùng có lợi, thay vì cạnh tranh quyết liệt. Thái độ lịch sự là yếu tố quyết định đôi bên cùng có lợi.
Lưu thông, di chuyển trên đường là một phần thiết yếu hàng ngày của cuộc sống. Những lái xe xung quanh chắc chắn là bạn đồng hành, chứ không phải kẻ thù hay chướng ngại vật giữa bạn và đích đến.
Mark A. Ashwill
Sưu tầm.