- Biển số
- OF-46582
- Ngày cấp bằng
- 15/9/09
- Số km
- 74
- Động cơ
- 462,240 Mã lực
Toyota bị chỉ trích tại sân nhà
Người Nhật lên tiếng về quyền lợi của mình bị hy sinh vì lợi ích của Toyota và các nhà sản xuất khác.
Cảm giác chiếc Toyota Mark X chồm lên ở một ngã tư đông đúc, Masako Sakai vội đạp phanh. Nhưng chân phanh “hoàn toàn vô dụng”, bà nói. Về số cũng không tác dụng.
Fumio Matsuda, một luật sư bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản, cho rằng giới chức Nhật Bản luôn xem các nhà hoạt động bảo vệ người tiêu dùng là một mối nguy. “Tôi đã làm mọi thứ tôi có thể nghĩ”, bà Sakai, một phụ nữ Nhật 64 tuổi, nhớ về vụ tai nạn với chiếc Toyota của bà cách đây 6 tháng.
Chiếc xe của bà rùng rùng lao thêm gần 300m trước khi đâm vào một chiếc Mercedes và một chiếc taxi, làm bị thương tài xế của cả hai chiếc xe và làm gãy xương quai xanh bà Sakai.
Chưa kịp hoàn hồn vì vụ tai nạn, bà Sakai nói bà còn ngạc nhiên hơn vì những gì xảy ra sau đó. Bà nói, Toyota – từ đại lý cho đến đại bản doanh Toyota – đã không hề có phản hồi gì về vụ việc của bà; và giới chức Nhật Bản hoàn toàn bàng quan trước sự vụ của một người tiêu dùng như bà.
Bà Sakai cho biết, Sở Cảnh sát Tokyo ép bà phải ký một biên bản có nội dung bà đã đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh – điều bà kiên quyết phủ nhận. Bà nói cảnh sát đã nói rằng xe bà có thể được sửa chữa nếu bà ký biên bản đó. Bà từ chối.
Cảnh sát cho rằng đây là một sự hiểu lầm và họ đã giữ xe của bà để tiến hành điều tra.
Nhưng các thành viên phong trào bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản đã phản bác và nói rằng bà Sakai, như nhiều người Nhật khác, là nạn nhân của việc coi trọng việc kinh doanh của các hãng hơn là người tiêu dùng, và người tiêu dùng ít được bảo vệ quyền lợi ở đây.
“Ở Nhật có câu: Nếu cái gì đó bốc mùi, hãy đậy nắp lại”, Shunkichi Takayama, một luật sư tại Tokyo chuyên xử lý các khiếu nại liên quan tới xe Toyota, nói.
Toyota đã thu hồi hơn 8 triệu xe ngoài nước Nhật do lỗi tăng tốc đột ngột của xe và một số vấn đề khác, nhưng đã quả quyết là các xe bán tại Nhật không hề mắc lỗi mang tính hệ thống. Mới đây Toyota cũng đã thu hồi mẫu Prius vì lỗi ở hệ thống phanh.
Những người chỉ trích cho rằng các tập đoàn được hưởng lợi từ hệ thống bảo vệ người tiêu dùng yếu kém. (Nhật Bản chỉ có duy nhất một điều tra viên chính thức về thu hồi ô tô với sự trợ giúp của 15 nhân sự làm việc hợp đồng).
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, hãng chế biến thịt Meat Hope đã sụp đổ năm 2008 sau khi sự vụ hãng đóng gói sản phẩm nhãn hiệu thịt bò thuần khiết nhưng lại cho cả thịt lợn, thịt cừu và thịt gà ngay trước mũi các kiểm soát viên thực phẩm.
Năm 2006, cảnh sát Nhật phát hiện ra vụ nhà sản xuất bình nước nóng dùng ga Paloma đã có lỗi để rò rỉ carbon monoxide dẫn tới cái chết của 21 người trong vòng 10 năm. Paloma ban đầu khẳng định người dùng đã “nghịch ngợm” với cơ cấu an toàn của đầu đốt bình nước nóng; nhưng sau đó phải thừa nhận có lỗi trong bình nước nóng – và ban quản lý của công ty đã nhận thức được mối nguy hiểm đó từ hơn 10 năm trước. Các quan chức của Paloma sẽ phải ra tòa vào tháng 5 tới đây.
Nói về ô tô tại Nhật, mức tăng trưởng của ngành ô tô và tỷ lệ người sở hữu xe tăng cao trong những năm 1960 và 1970 đã kéo theo mức tăng chóng mặt của các vụ tai nạn chết người. Một phong trào bảo vệ người tiêu dùng đã ra đời trong cộng đồng chủ sở hữu những chiếc xe bị lỗi.
Phong trào hoạt động năng nổ nhất là Công đoàn Người dùng ô tô Nhật Bản (JACU), do Fumio Matsuda – một kỹ sư từng làm cho Nissan, lãnh đạo. Nhưng các nhà sản xuất đã giáng trả bằng các chiến dịch tuyên truyền rằng các nhà hoạt động này là những phần tử quấy rối nguy hiểm. Ông Matsuda và các luật sư của ông đã bị bắt rất nhanh sau đó với tội danh đe dọa người/tổ chức khác. Họ kháng án lên Tòa án tối cao Nhật Bản nhưng sau đó đã bị xử thua.
Ông Matsuda trong một cuộc phỏng vấn gần đây cho rằng hiện tại, rất ít người sẵn lòng đối mặt với các nhà sản xuất do nguy cơ có thể bị bắt giữ. Ông nói: “Nhà nước đứng về phía nhà sản xuất, không về phía người dùng”.
Bà Hiroko Isomura - thành viên điều hành Hiệp hội các Chuyên gia Tiêu dùng Quốc gia Nhật và là cựu cố vấn cho chính phủ về thu hồi xe - cho rằng, các lái xe khó có thể tiếp cận với các dữ liệu cho dù là những thông tin sơ sài nhất về các vụ tai nạn liên quan tới xe bị lỗi. “Thật không may là Công đoàn Người dùng ô tô Nhật Bản đã bị đóng cửa. Hiện không có một tổ chức nào như vậy tồn tại”, bà nói.
Để ra lệnh thu hồi một mẫu xe, cơ quan công quyền phải chứng minh được rằng mẫu xe đó không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn quốc gia, một điều rất khó làm nếu không có sự hợp tác của các hãng. Phần lớn các cuộc thu hồi đều trên cơ sở tự nguyện không có sự giám sát của nhà nước.
Thời báo New York Times đã có số liệu từ Bộ Giao thông Mỹ chỉ ra rằng, ít nhất đã có 99 vụ tai nạn do các xe Toyota bị tăng tốc đột ngột từ năm 2001, trong đó có 31 vụ đâm xe. Những người chỉ trích như Takayama cho rằng con số xe bị lỗi tăng tốc ở Nhật có thể cao hơn vì các nhà sản xuất, được sự trợ giúp của các điều tra viên thiếu năng động, đã giữ kín số liệu và lảng tránh sự quan tâm của công chúng.
Năm 2008, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Tai nạn Giao thông và Phân tích Số liệu tại Tokyo, đã có 6600 vụ tai nạn và 30 người chết được xem là nhầm ga thay vì phanh. Nhưng ông Takayama từ lâu đã cho rằng con số này bao gồm cả các vụ xe tăng tốc đột ngột. Ông nói, “Đã là thông lệ, ở đây người ta đổ lỗi cho người lái trong hầu hết các sự vụ”.
Ông Yukiko Seko – một người làm luật của ************* Nhật đã theo đuổi vấn đề này trước Quốc hội Nhật từ năm 2002 – nói, “Giới chức từ lâu đã chấp nhận các tuyên bố 'suông' của nhà sản xuất”
Cảnh sát Nhật phủ nhận việc gây sức ép cho các lái xe trong bất kỳ tai nạn nào. “Tất cả các cuộc tra tai nạn ô tô đều được tiến hành một cách công bằng và minh bạch”, Sở Cảnh sát Tokyo trả lời Thời báo Times.
Chỉ đích danh người chịu trách nhiệm là điều rất khó khăn vì Nhật rất thiếu các điều tra viên.
Sự ưu ái của Nhật Bản đã khiến các nhà sản xuất thường xuyên phớt lờ thậm chí cả vài tiêu chuẩn an toàn cho xe bán tại Mỹ. Cho đến đầu những năm 1990, xe nội địa Nhật không có các thanh giằng gia cố thân xe – tiêu chuẩn cho tất cả các xe tiêu thụ tại Mỹ. Phe chỉ trích cho rằng việc loại bỏ kết cấu an toàn là một cách để các hãng gia tăng lợi nhuận nhằm phục vụ việc mở rộng thị trường xuất khẩu của các hãng.
Chỉ có một nhóm nhỏ các nhà hoạt động như Takayama và Seko, trong bao năm qua, lên tiếng về vụ việc các xe tăng tốc đột ngột của Toyota và các hãng khác tại Nhật. Trong một vụ kiểm tra đặc biệt khi giới thiệu hộp số tự động cuối những năm 1980, Toyota đã phải thu hồi 5 mẫu xe do trong hệ thống điện điều khiển xe có một mối hàn nứt gãy có thể dẫn đến khả năng xe tăng tốc đột ngột.
Năm 1988, chính phủ Nhật đưa ra một chiến dịch kiểm tra và hối thúc các hãng ô tô đưa ra hệ thống điều khiển an toàn để đảm bảo phanh sẽ luôn hoạt động nếu người lái đạp cả hai chân phanh và ga cùng lúc.
Nhưng 20 năm sau, trong tháng Ba này, Toyota mới hứa sẽ đưa hệ thống an toàn này vào tất cả các xe mới của hãng.
Trong khi đó, Toyota vẫn duy trì thị phần cao tại Nhật, khoảng 30%. Mẫu hybrid Prius vẫn là mẫu bán chạy nhất tại Nhật trong tháng Hai bất chấp việc thu hồi xe toàn cầu của Toyota - số liệu do Toyota công bố hôm thứ Năm vừa qua (4/3/2010).
Nhưng trật tự ưu tiên của Nhật cho ngành công nghiệp thời hậu chiến có thể sẽ thay đổi.
Năm 2009, một trong những động thái cuối cùng của Chính phủ sắp mãn nhiệm là thiết lập một cơ quan giám sát và cải thiện các sản phẩm lỗi, thực phẩm thiếu an toàn và nhãn mác có thông tin sai lệch.
Bộ trưởng Giao thông của nội các mới, ông Seiji Maehara đã lớn tiếng phê phán Toyota. Trong tuần qua, ông cho biết sẽ cải tổ việc giám sát ngành công nghiệp ô tô, bao gồm việc tăng cường nhân sự cho công tác điều tra giám sát an toàn. Chính phủ Nhật cho biết họ cũng đang xem xét 38 vụ khiếu kiện về xe Toyota tăng tốc đột ngột từ năm 2007 đển 2009, cũng như 96 vụ tai nạn của các hãng xe khác.
Toyota tiếp túc phủ nhận việc các xe của họ tại Nhật cũng bị lỗi tăng tốc đột ngột.
“Đúng, có vài trường hợp tai nạn liên quan đến xe tăng tốc đột ngột tại Nhật,” Shinichi Sasaki, Giám đốc chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm Toyota, nói tại một buổi họp báo trong tuần qua. “Nhưng chúng tôi tin rằng chúng tôi đã kiểm tra tất cả các vụ và quyết định rằng không có lỗi nào do xe”.
Bà Sakai cho biết bà đã liên lạc và tới đại lý Toyota, cũng như đại bản doanh Toyota Motor, nhưng vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào.
Một người phát ngôn cho Toyota, bà Mieko Iwasaki, xác nhận rằng Toyota đã được liên hệ về vụ khiếu nại xe gây tai nạn vì tăng tốc đột ngột hồi tháng 9 năm 2009. Tuy nhiên, bà nói, bà không thể tiết lộ chi tiết cách thức Toyota giải quyết trong mỗi trường hợp cụ thể.
“Chúng tôi đang điều tra vụ việc cùng với cảnh sát, và hợp tác chặt chẽ với tiến trình điều tra”, bà nói. “Nếu phát hiện ra điều gì, chúng tôi sẽ báo với cảnh sát”.
Nguồn: http://autopro.com.vn/20100306010112920ca2430/toyota-bi-chi-trich-tai-san-nha.chn
___________________________
Cái cuộc đời thì dài mà cái sung sướng thì ngắn
Người Nhật lên tiếng về quyền lợi của mình bị hy sinh vì lợi ích của Toyota và các nhà sản xuất khác.
Cảm giác chiếc Toyota Mark X chồm lên ở một ngã tư đông đúc, Masako Sakai vội đạp phanh. Nhưng chân phanh “hoàn toàn vô dụng”, bà nói. Về số cũng không tác dụng.
Fumio Matsuda, một luật sư bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản, cho rằng giới chức Nhật Bản luôn xem các nhà hoạt động bảo vệ người tiêu dùng là một mối nguy. “Tôi đã làm mọi thứ tôi có thể nghĩ”, bà Sakai, một phụ nữ Nhật 64 tuổi, nhớ về vụ tai nạn với chiếc Toyota của bà cách đây 6 tháng.
Chiếc xe của bà rùng rùng lao thêm gần 300m trước khi đâm vào một chiếc Mercedes và một chiếc taxi, làm bị thương tài xế của cả hai chiếc xe và làm gãy xương quai xanh bà Sakai.
Chưa kịp hoàn hồn vì vụ tai nạn, bà Sakai nói bà còn ngạc nhiên hơn vì những gì xảy ra sau đó. Bà nói, Toyota – từ đại lý cho đến đại bản doanh Toyota – đã không hề có phản hồi gì về vụ việc của bà; và giới chức Nhật Bản hoàn toàn bàng quan trước sự vụ của một người tiêu dùng như bà.
Bà Sakai cho biết, Sở Cảnh sát Tokyo ép bà phải ký một biên bản có nội dung bà đã đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh – điều bà kiên quyết phủ nhận. Bà nói cảnh sát đã nói rằng xe bà có thể được sửa chữa nếu bà ký biên bản đó. Bà từ chối.
Cảnh sát cho rằng đây là một sự hiểu lầm và họ đã giữ xe của bà để tiến hành điều tra.
Nhưng các thành viên phong trào bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản đã phản bác và nói rằng bà Sakai, như nhiều người Nhật khác, là nạn nhân của việc coi trọng việc kinh doanh của các hãng hơn là người tiêu dùng, và người tiêu dùng ít được bảo vệ quyền lợi ở đây.
“Ở Nhật có câu: Nếu cái gì đó bốc mùi, hãy đậy nắp lại”, Shunkichi Takayama, một luật sư tại Tokyo chuyên xử lý các khiếu nại liên quan tới xe Toyota, nói.
Toyota đã thu hồi hơn 8 triệu xe ngoài nước Nhật do lỗi tăng tốc đột ngột của xe và một số vấn đề khác, nhưng đã quả quyết là các xe bán tại Nhật không hề mắc lỗi mang tính hệ thống. Mới đây Toyota cũng đã thu hồi mẫu Prius vì lỗi ở hệ thống phanh.
Những người chỉ trích cho rằng các tập đoàn được hưởng lợi từ hệ thống bảo vệ người tiêu dùng yếu kém. (Nhật Bản chỉ có duy nhất một điều tra viên chính thức về thu hồi ô tô với sự trợ giúp của 15 nhân sự làm việc hợp đồng).
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, hãng chế biến thịt Meat Hope đã sụp đổ năm 2008 sau khi sự vụ hãng đóng gói sản phẩm nhãn hiệu thịt bò thuần khiết nhưng lại cho cả thịt lợn, thịt cừu và thịt gà ngay trước mũi các kiểm soát viên thực phẩm.
Năm 2006, cảnh sát Nhật phát hiện ra vụ nhà sản xuất bình nước nóng dùng ga Paloma đã có lỗi để rò rỉ carbon monoxide dẫn tới cái chết của 21 người trong vòng 10 năm. Paloma ban đầu khẳng định người dùng đã “nghịch ngợm” với cơ cấu an toàn của đầu đốt bình nước nóng; nhưng sau đó phải thừa nhận có lỗi trong bình nước nóng – và ban quản lý của công ty đã nhận thức được mối nguy hiểm đó từ hơn 10 năm trước. Các quan chức của Paloma sẽ phải ra tòa vào tháng 5 tới đây.
Nói về ô tô tại Nhật, mức tăng trưởng của ngành ô tô và tỷ lệ người sở hữu xe tăng cao trong những năm 1960 và 1970 đã kéo theo mức tăng chóng mặt của các vụ tai nạn chết người. Một phong trào bảo vệ người tiêu dùng đã ra đời trong cộng đồng chủ sở hữu những chiếc xe bị lỗi.
Phong trào hoạt động năng nổ nhất là Công đoàn Người dùng ô tô Nhật Bản (JACU), do Fumio Matsuda – một kỹ sư từng làm cho Nissan, lãnh đạo. Nhưng các nhà sản xuất đã giáng trả bằng các chiến dịch tuyên truyền rằng các nhà hoạt động này là những phần tử quấy rối nguy hiểm. Ông Matsuda và các luật sư của ông đã bị bắt rất nhanh sau đó với tội danh đe dọa người/tổ chức khác. Họ kháng án lên Tòa án tối cao Nhật Bản nhưng sau đó đã bị xử thua.
Ông Matsuda trong một cuộc phỏng vấn gần đây cho rằng hiện tại, rất ít người sẵn lòng đối mặt với các nhà sản xuất do nguy cơ có thể bị bắt giữ. Ông nói: “Nhà nước đứng về phía nhà sản xuất, không về phía người dùng”.
Bà Hiroko Isomura - thành viên điều hành Hiệp hội các Chuyên gia Tiêu dùng Quốc gia Nhật và là cựu cố vấn cho chính phủ về thu hồi xe - cho rằng, các lái xe khó có thể tiếp cận với các dữ liệu cho dù là những thông tin sơ sài nhất về các vụ tai nạn liên quan tới xe bị lỗi. “Thật không may là Công đoàn Người dùng ô tô Nhật Bản đã bị đóng cửa. Hiện không có một tổ chức nào như vậy tồn tại”, bà nói.
Để ra lệnh thu hồi một mẫu xe, cơ quan công quyền phải chứng minh được rằng mẫu xe đó không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn quốc gia, một điều rất khó làm nếu không có sự hợp tác của các hãng. Phần lớn các cuộc thu hồi đều trên cơ sở tự nguyện không có sự giám sát của nhà nước.
Thời báo New York Times đã có số liệu từ Bộ Giao thông Mỹ chỉ ra rằng, ít nhất đã có 99 vụ tai nạn do các xe Toyota bị tăng tốc đột ngột từ năm 2001, trong đó có 31 vụ đâm xe. Những người chỉ trích như Takayama cho rằng con số xe bị lỗi tăng tốc ở Nhật có thể cao hơn vì các nhà sản xuất, được sự trợ giúp của các điều tra viên thiếu năng động, đã giữ kín số liệu và lảng tránh sự quan tâm của công chúng.
Năm 2008, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Tai nạn Giao thông và Phân tích Số liệu tại Tokyo, đã có 6600 vụ tai nạn và 30 người chết được xem là nhầm ga thay vì phanh. Nhưng ông Takayama từ lâu đã cho rằng con số này bao gồm cả các vụ xe tăng tốc đột ngột. Ông nói, “Đã là thông lệ, ở đây người ta đổ lỗi cho người lái trong hầu hết các sự vụ”.
Ông Yukiko Seko – một người làm luật của ************* Nhật đã theo đuổi vấn đề này trước Quốc hội Nhật từ năm 2002 – nói, “Giới chức từ lâu đã chấp nhận các tuyên bố 'suông' của nhà sản xuất”
Cảnh sát Nhật phủ nhận việc gây sức ép cho các lái xe trong bất kỳ tai nạn nào. “Tất cả các cuộc tra tai nạn ô tô đều được tiến hành một cách công bằng và minh bạch”, Sở Cảnh sát Tokyo trả lời Thời báo Times.
Chỉ đích danh người chịu trách nhiệm là điều rất khó khăn vì Nhật rất thiếu các điều tra viên.
Sự ưu ái của Nhật Bản đã khiến các nhà sản xuất thường xuyên phớt lờ thậm chí cả vài tiêu chuẩn an toàn cho xe bán tại Mỹ. Cho đến đầu những năm 1990, xe nội địa Nhật không có các thanh giằng gia cố thân xe – tiêu chuẩn cho tất cả các xe tiêu thụ tại Mỹ. Phe chỉ trích cho rằng việc loại bỏ kết cấu an toàn là một cách để các hãng gia tăng lợi nhuận nhằm phục vụ việc mở rộng thị trường xuất khẩu của các hãng.
Chỉ có một nhóm nhỏ các nhà hoạt động như Takayama và Seko, trong bao năm qua, lên tiếng về vụ việc các xe tăng tốc đột ngột của Toyota và các hãng khác tại Nhật. Trong một vụ kiểm tra đặc biệt khi giới thiệu hộp số tự động cuối những năm 1980, Toyota đã phải thu hồi 5 mẫu xe do trong hệ thống điện điều khiển xe có một mối hàn nứt gãy có thể dẫn đến khả năng xe tăng tốc đột ngột.
Năm 1988, chính phủ Nhật đưa ra một chiến dịch kiểm tra và hối thúc các hãng ô tô đưa ra hệ thống điều khiển an toàn để đảm bảo phanh sẽ luôn hoạt động nếu người lái đạp cả hai chân phanh và ga cùng lúc.
Nhưng 20 năm sau, trong tháng Ba này, Toyota mới hứa sẽ đưa hệ thống an toàn này vào tất cả các xe mới của hãng.
Trong khi đó, Toyota vẫn duy trì thị phần cao tại Nhật, khoảng 30%. Mẫu hybrid Prius vẫn là mẫu bán chạy nhất tại Nhật trong tháng Hai bất chấp việc thu hồi xe toàn cầu của Toyota - số liệu do Toyota công bố hôm thứ Năm vừa qua (4/3/2010).
Nhưng trật tự ưu tiên của Nhật cho ngành công nghiệp thời hậu chiến có thể sẽ thay đổi.
Năm 2009, một trong những động thái cuối cùng của Chính phủ sắp mãn nhiệm là thiết lập một cơ quan giám sát và cải thiện các sản phẩm lỗi, thực phẩm thiếu an toàn và nhãn mác có thông tin sai lệch.
Bộ trưởng Giao thông của nội các mới, ông Seiji Maehara đã lớn tiếng phê phán Toyota. Trong tuần qua, ông cho biết sẽ cải tổ việc giám sát ngành công nghiệp ô tô, bao gồm việc tăng cường nhân sự cho công tác điều tra giám sát an toàn. Chính phủ Nhật cho biết họ cũng đang xem xét 38 vụ khiếu kiện về xe Toyota tăng tốc đột ngột từ năm 2007 đển 2009, cũng như 96 vụ tai nạn của các hãng xe khác.
Toyota tiếp túc phủ nhận việc các xe của họ tại Nhật cũng bị lỗi tăng tốc đột ngột.
“Đúng, có vài trường hợp tai nạn liên quan đến xe tăng tốc đột ngột tại Nhật,” Shinichi Sasaki, Giám đốc chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm Toyota, nói tại một buổi họp báo trong tuần qua. “Nhưng chúng tôi tin rằng chúng tôi đã kiểm tra tất cả các vụ và quyết định rằng không có lỗi nào do xe”.
Bà Sakai cho biết bà đã liên lạc và tới đại lý Toyota, cũng như đại bản doanh Toyota Motor, nhưng vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào.
Một người phát ngôn cho Toyota, bà Mieko Iwasaki, xác nhận rằng Toyota đã được liên hệ về vụ khiếu nại xe gây tai nạn vì tăng tốc đột ngột hồi tháng 9 năm 2009. Tuy nhiên, bà nói, bà không thể tiết lộ chi tiết cách thức Toyota giải quyết trong mỗi trường hợp cụ thể.
“Chúng tôi đang điều tra vụ việc cùng với cảnh sát, và hợp tác chặt chẽ với tiến trình điều tra”, bà nói. “Nếu phát hiện ra điều gì, chúng tôi sẽ báo với cảnh sát”.
Nguồn: http://autopro.com.vn/20100306010112920ca2430/toyota-bi-chi-trich-tai-san-nha.chn
___________________________
Cái cuộc đời thì dài mà cái sung sướng thì ngắn
Chỉnh sửa cuối: