[Funland] Người lĩnh xướng

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,730
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Em vào xem các cụ bình luận về Người Lĩnh Sướng, đồng thời nghe ngóng, hóng hớt về Người Lĩnh Khổ! :D
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,182
Động cơ
316,296 Mã lực
Đó là tên gọi những người được tách ra khỏi một dàn hợp xướng hay tốp ca để hát một đoạn nhạc nào đó, người này tất nhiên phải có tố chất vượt trội và phù hợp với đoạn nhạc ấy. Dàn hợp xướng nào có người lĩnh xướng giỏi đều được khán giả chú ý, thậm chí từng có những khán giả háo hức chờ xem một dàn đồng ca, hợp xướng nào đó chỉ với một mong muốn được nghe lại người lĩnh xướng mà họ “thần tượng”.

Những năm 60 của TK trước, lứa thanh niên Hà Nội đã được xem hoặc nghe một số người lĩnh xướng (NLX) trứ danh biểu diễn, chẳng hạn ca sỹ giọng nam trung (baritone) của Liên Xô Gerasimov trong hợp xướng Quân đội với bài "Lê Nin sống mãi" của A. Lifanov, đặc biệt giọng nam cao (tenor) Savchuk với ca khúc “Nơi xa xôi” của G. Noxova, chưa kể một ca sỹ hát đơn ca kiêm NLX của Albani khi cùng đoàn ca múa sang thăm Việt Nam năm 1960 đã chào sân bằng nốt Sib ở quãng 8 thứ hai!

Trở lại với âm nhạc Việt Nam, từng ấy năm qua cũng ghi nhận nhiều NLX đủ sức làm lay động các khán thính giả cả nước. Những NLX ấy thường gắn liền với các sáng tác tốt của nhiều nhạc sỹ Việt Nam, thông qua các bản hợp xướng hay hợp ca và chúng ta có thể nhắc lại một số những giọng hát như thế.
Đoàn ca múa Tổng cục chính trị có những hợp xướng nổi tiếng, đầu tiên có lẽ là “Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy” của NS Tô Hải với NLX Đoàn Thiều. Bài “Trường chinh ca” của NS Lương Ngọc Trác đươc ca sỹ Quang Hưng làm nhiệm vụ lĩnh xướng rất ấn tượng. Hợp xướng quân đội có những giọng ca vàng như Trần Bảng, Văn Sính (tenor), Huy Dơn, Xuân Giao, Đoàn Thiều, Trọng Hinh, Trí Hiếu (baritone) và nhiều người trong số họ đã thành công trong vai trò NLX, dù đó là các hợp xướng hay tốp ca giọng nam.

Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Việt Nam được thành lập sớm và từng có nhiều giọng ca xuất sắc như Trung Kiên, Gia Hội, Hoàng Tín, Quang Hưng, Huyền Mi ... nhưng để làm một NLX, đơn vị chỉ có nữ ca sỹ Huyền My là nổi bật trong bản accapella “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” của NS Nguyễn Tài Tuệ. Sau ngày Bác Hồ mất, chính đơn vị này đã trình diễn bản hợp xướng “Lời thề sắt son” của NS Nguyễn Đình Tấn với 2 NLX là Trần Khánh và Tuyết Thanh, nghệ sỹ thuộc biên chế của Đài tiếng nói Việt Nam; bên cạnh đó là “Người là niềm tin tất thắng” của NS Chu Minh với NLX Bích Liên. Cũng không thể quên ca sỹ Ngọc Hướng với phần lĩnh xướng đậm chất dân ca Thanh Hóa trong hợp xướng “Thanh Hóa anh hùng” của NS Hoàng Đạm, do Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trình bày.

Trong các đơn vị nghệ thuật, có lẽ đài tiếng nói Việt Nam (VOV) có duyên nhiều nhất với những bản hợp xướng và hợp ca, vì thế cho nên số lượng các NLX tại VOV cũng phong phú hơn hết. Xa xưa nhất, có lẽ là nữ NSND Thương Huyền với “Sóng cả không ngã tay chèo” (Đỗ Nhuận), NSUT Trần Thụ với “Tiếng chuông nhà thờ” (Nguyễn Xuân Khoát) và “Bám biển quê hương”, “Miền Nam anh dũng bất khuất” (cùng của NS Phạm Tuyên). Nghệ sỹ Tuyết Nhung là giọng nữ hay lĩnh xướng nhất của VOV, với những tác phẩm “Người Hà Nội” (Nguyễn Đình Thi), “Du kích sông Thao” (Đỗ Nhuận), kể cả hát chính trong các song ca. Nữ nghệ sỹ Kim Oanh A rất duyên dáng trong “Quảng Binh quê ta ơi” (Hoàng Vân). Bản hợp xướng “Chiều trên bản Mèo” của NS Lư Nhất Vũ có giọng lĩnh xướng của nữ nghệ sĩ Mộng Dung mang âm hưởng Tây Bắc rất rõ nét.
Tuy nhiên, nói về người hát đơn ca hay về NLX nói riêng, một gương mặt nổi bật không thể nào quên của khán thính giả phải là NSND Trần Khánh. "Giọng anh hùng ca" hay "giọng ca có chất thép" là những từ được người hâm mộ đã ưu ái dành cho ông. Số lượng bài hát mà người nghệ sỹ tài hoa này biểu diễn là rất nhiều, trong đó có vai trò NLX của ông. Trần Khánh lĩnh xướng trong bản đại hợp xướng “Hồi tưởng” hay và xúc động đến nỗi làm tác giả, nhạc trưởng là NS Hoàng Vân đánh rơi cả đũa chỉ huy, chỉ riêng trong một mùa hội diễn chuyên nghiệp năm 1960, ông giành 2 HCV, một cho đơn ca và một cho phần lĩnh xướng tại hợp xướng “Ca ngợi Tổ quốc” của NS Hồ Bắc.
Những lần lĩnh xướng (kể cả đơn ca của ông) là rất khó có người hát hay hơn. Các bài đáng chú ý nhất ở thể loại hợp xướng mà Trần Khánh là NLX gồm “Ba Đình nắng” (Bùi Công Kỳ - Vũ Hoàng Địch), “Người Hà Nội” (Nguyễn Đình Thi), “Hồi tưởng”, “Bài thơ gửi Thái Nguyên”, “Tôi là người thợ mỏ” (cùng của Hoàng Vân), “Ca ngợi Tổ quốc” (Hồ Bắc), "Vượt núi"(Cao Việt Bách), “Lá cờ Đảng” (Văn An), “Lời thề sắt son” (Nguyễn Đình Tấn) và một số bài khác. Trần Khánh còn lĩnh xướng trong bản hợp xướng “Quyết vượt sông Đại Độ” (Trung Quốc) trong vai trò nam cao giọng óc (nam cao hoa xoang) đã được dư luận ngạc nhiên và khen ngợi.

Với các tốp ca (nam hay nữ), vai trò của NLX cũng rất quan trọng. Tôi khó tìm ra giọng lĩnh xướng nam nào hay hơn Tiến Thành của VOV khi anh lĩnh xướng bài “Tình ca Tây nguyên” của NS Hoàng Vân. Phái đẹp khá nhiều người xuất sắc ở vai trò này, từ Kim Oanh, Tuyết Nhung, Tuyết Thanh khi xưa đến lớp trẻ hôm nay. Nghệ sỹ lão làng Kim Oanh A với phần lĩnh xướng trong “Bài ca giao thông vận tải” được ông Bộ trưởng GTVT Phan Trọng Tuệ hào hứng lên tận sân khấu bắt tay tặng hoa chúc mừng. Còn lớp ca sỹ trẻ hôm nay, rất dễ thương là Lan Anh khi cô lĩnh xướng trong bài “Mầu cờ tôi yêu” (Phạm Tuyên-thơ Diệp Minh Tuyền) với lối nhả chữ rất đẹp và ấn tượng.

Thế hệ các nghệ sỹ thanh nhạc lớp sau này cũng có nhiều người vào vai trò NLX, chẳng hạn như Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn hay vài người khác, tuy nhiên đa số chưa đạt đến hiệu quả và chiều sâu nghệ thuật như các bậc cha chú ngày nào…
Tác giả: Nguyễn Lưu


Một bản lĩnh xướng của cố ca sĩ Trần Khánh:

View attachment 6476009
Ảnh: cố ca sĩ Trần Khánh.
Bài này của nhà báo, nhà đa tài (tự nhận) Nguyễn Lưu, em nói thật là cũng một dạng ăn mày dỹ vãng thôi ạ

Đúng lý ra sau khi đáp "còm" của bác chủ "thớt" cũng như trả lời dăm ba bác, để làm rõ vài định nghĩa hầu giúp các bác kiểu đúng những từ chuyên môn, đồng thời cũng như biết thêm những khái niệm cơ bản của bộ môn thanh nhạc và nhân tiện viết dăm ba câu đùa bỡn tí tỉnh, góp vui cho các bác khác (và cũng có thể làm buồn lòng các bác bị em trích "còm") , trong những ngày dịch cao mà cả nước đang gồng mình ra đối phó thì em ngậm mồm. :)

Nhưng đọc còm của bác hitle888 thấy dường như có sự đồng cảm, nên em cũng muốn nói rõ ra một vấn đề, mà xưa nay rất nhiều người trong đó có các bác vẫn thắc mắc, hay cho là như vậy, đại khái đó là cái suy nghĩ hay khái niệm "Ngày xưa hơn ngày nay"! :(( :))

Trong thực tế, ở những môn nghệ văn hóa nghệ thuật đỉnh cao hay Hàn lâm, để đạt được cái đích của nó, nó đòi hỏi hai yếu tố cơ bản nhất là năng khiếu và rèn luyện, tuy nhiên yếu tố thầy dạy cũng là điều cần phải nói đến, vì có thầy thì người yêu thích (người học) nó, sẽ nhanh chóng đạt được cao hay đi đúng hướng.

Vì vậy, khi hỏi tại sao những nghệ sĩ ngày nay giọng hát, tiếng đàn dường như "có vẻ kém ngày xưa" cụ thể hơn là trong lĩnh vực thanh nhạc, tác giả Lưu Nguyễn đã đưa ra một loạt những cây đại thụ "ngôi cao bóng cả" và đem "những cây con" ra mà so sánh bì tỉ, rồi tung hê ca ngợi cái "ngày xưa" mà theo lời hay cách nói của bác hitle888"ăn mày dĩ vãng". :D

Các bác hãy thử tưởng tượng ngày xưa, chí ít là cách đây 40 - 50 năm, thì không chỉ Việt Nam, mà ở ngay những nước chưa phát triển, hay mang tiếng là "phát triển" nhưng chỉ là cái "phát triển" của những lời quảng cáo, lừa bịp thì người dân nói chung hay người làm nghệ thuật nói riêng, làm gì mà có những thú vui hay trò chơi ngoài việc là sẽ phải cố gắng đam mê theo đuổi cái mình thích hay muốn mà xã hội cho phép?!

Vào thời đó, cuộc sống chưa phát triển những, thông tin, tin tức, những trò vui chơi, các phương tiện giải trí, cũng như các kiểu kiếm tiền, kiếm sống không nhiều như ngày nay. Thời đó, một ca sỹ hay nhạc công (nghệ sĩ), suốt ngày chỉ cò một cái thú vui là đâm đầu vào mà luyện thanh, rèn giọng: Ngay sáng sớm, bốn năm giờ sáng đã dậy, tập thở, lấy hơi và cái việc họ làm (vì chẳng có gì mà làm nếu họ theo nghiệp xướng ca) là cả ngày cứ ngồi đó mà hát với hỏng hay ngay cả khi đang làm việc gì khác thì cũng tay làm mà mồn (hay đầu) ..... hát!
Họ luôn cố gắng rèn luyện không ngừng để đạt được một câu ca trọn vẹn, một lời ca rõ chữ theo những kĩ thuật thanh nhạc đề ra, hầu cho cái chuẩn chung là "Tròn vành, rõ chữ, vang rền, nền nảy" sẽ đạt được mức tối ưu. =D>

Như đã nói trên, do con người ta chẳng có cái gì để chơi, hay tìm vui, hoặc kiếm tiền, ngoài việc học và rèn luyện. Đến khi ra biểu diễn trước công chúng, cái đám công chúng "khốn khổ thiếu thốn" và đang thèm khát nhưng món ăn tinh thần kia, bản thân người nghe (khán thính giả) chẳng có cái gì để chơi, để tìm vui ngoài chuyện, thi thoảng có một buổi biểu diễn, lúc thì thực tế nơi sân khấu, nhưng thường qua hệ thống phát thanh phát hình rất ít tỏi và nghèo nàn (thậm chí không dễ tiếp cận). Lúc đó họ (công chúng) như chìm đắm hòa tan vào đó để quên đi những cơ cực đời thường, cũng như tìm vui trong cái thú vui giải trí hiếm hoi ít ỏi này! :x

Không những thế, đồng thời với nó, xã hội cũng sẽ tạo cho người nghệ sĩ vào thời ấy, những tước hiệu danh xưng thỏa đáng, để gọi là phần nào bù đắp cho họ công sức họ đã bỏ ra, vì thực ra, những chế độ đãi ngộ hay thù lao vật chất và thời điểm đó có thể nói là vẫn chưa tương xứng! :">

Ngày nay, với người yêu thích việc học những môn bộ nghệ thuật Hàn lâm hay đỉnh cao, so ra họ có quá nhiều những phương tiện, để giúp họ học tập tốt (băng, đĩa phim ảnh, ..................) và đồng thời họ lại có quá nhiều những cạm bẫy khác trong cuộc sống lôi cuốn họ và dễ dàng tham gia hay tiếp cận (phim, ảnh, game, du lịch, giải trí, sex,..... ) khiến cho việc học tập rèn luyện chuyên tâm khó mà trọn vẹn.

Đó là ta chưa nói đến cái cơ chế thị trường, cũng như cuộc cạnh tranh khốc liệt hằng ngày, và nhu cầu cơm áo gạo tiền, và các chuẩn mực xã hội đang thay đổi, khiến họ ngoài việc hưởng thụ, thì cũng phải cần dùng cái thời gian hằng ngày của mình để đi kiếm cơm kiếm gạo qua lời ca tiếng hát hay ngay chính "thân xác" mình!

Còn thầy cô họ thì sao???
Bên cạnh những thầy cô tử tế, trong thực tế không thiếu hay nói thẳng ra là rất nhiều thầy cô cũng "Buôn chữ bán nghĩa" và lợi dụng học trò để thỏa mãn nhu cầu tiền bạc, thậm chí cả nhu cầu tình dục của mình dẫn tới thầy còn chửa ra thầy thì làm sao mà đòi trò ra trò? :D

Tất cả các yếu tố đó cộng hưởng khiến cho số lượng những người yêu thích môn nghệ thuật hàn lâm điểm cao có tay nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh nhạc ngày càng không nhiều, nếu không muốn nói là ngày càng rơi rụng! :(

Những cái tên hiếm hoi như Lan Anh, Bích Hường, .......... chỉ là những âm thanh của dăm ba viên sỏi lạc lõng ném lên hồ, khi so với cả một rừng đại thụ thanh nhạc trong thập niên sáu mươi, bảy mươi, thậm chí chí tám mươi!

Đấy là ta chửa nói việc loại hình này không được nhà nước tập trung đầu tư bài bản cũng như xã hội ủng hộ và hoan nghênh. Xin hỏi khán giả ngày nay nghe nhạc sến Bolero (thậm chí còn có cả một chuổi dài nhiều năm các kỳ thi ủng hộ) nhạc rẻ tiền hay nhạc "tử tế"? Có mấy người bỏ tiền mua vé để nghe nhạc Hàn lâm hay "tử tế"? Nhờ đó mới có những tên tuổi kiểu như "Ông hoàng nhạc Việt" hay cô ca sỹ Vũ Hậu, tệ hơn nữa là Ca sỹ vườn ổi Lệ rơi!


In closing, Tuy nhiên đó chỉ là một mảng của nghệ thuật hàn lâm đỉnh cao.

FYI, trong thực tế, có một số bộ môn nghệ thuật hàn lâm, mà số người tham gia ngày càng giỏi hơn so với trước đây.
Đơn cử, như bộ môn dương cầm (piano), nếu ai trong nghề và thực sự quan tâm, sẽ thấy rằng ngày nay những học sinh, nhạc sinh và thí sinh bộ môn này đánh (chơi) tốt hơn rất nhiều so với những cây đại thụ ngày xưa!

Điều này dễ dàng kiểm chứng vì những băng đĩa biểu diễn Piano của các cây đại thụ cách đây năm, sáu chục năm, thậm chí một trăm năm vẫn còn đó. VÀ, khi đem ra so sánh với các người chơi (nhạc sinh, nghệ sĩ) ngày nay, thì người ta có thể dễ dàng thấy rằng câu "Con hơn cha" vẫn đang được chứng minh ngày càng nhiều và đáng mừng! =D>
 
Chỉnh sửa cuối:

Saviah

Xe buýt
Người OF
Biển số
OF-535
Ngày cấp bằng
30/10/06
Số km
549
Động cơ
431,361 Mã lực
Nơi ở
24°23′0.24″N 121°13′54.48″E
1 cụ dùng từ Hán Việt, 1 cụ dùng từ tiếng Tây, cụ dùng từ tiếng Tây chê cụ dùng từ Hán Việt, nhưng chưa thấy cụ dùng từ Hán Việt chê cụ dùng tiếng Tây dù cụ dùng tiếng Tây thi thoảng đá tiếng Tây vào trong lời nói. Em đánh giá cụ dùng từ Hán Việt cao hơn cụ dùng tiếng Tây, ít nhất không thấy kiểu bồi Tây.
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,878
Động cơ
553,257 Mã lực
Đúng lý ra sau khi đáp "còm" của bác chủ "thớt" cũng như trả lời dăm ba bác, để làm rõ vài định nghĩa hầu giúp các bác kiểu đúng những từ chuyên môn, đồng thời cũng như biết thêm những khái niệm cơ bản của bộ môn thanh nhạc và nhân tiện viết dăm ba câu đùa bỡn tí tỉnh, góp vui cho các bác khác (và cũng có thể làm buồn lòng các bác bị em trích "còm") , trong những ngày dịch cao mà cả nước đang gồng mình ra đối phó thì em ngậm mồm. :)

Nhưng đọc còm của bác hitle888 thấy dường như có sự đồng cảm, nên em cũng muốn nói rõ ra một vấn đề, mà xưa nay rất nhiều người trong đó có các bác vẫn thắc mắc, hay cho là như vậy, đại khái đó là cái suy nghĩ hay khái niệm "Ngày xưa hơn ngày nay"! :(( :))

Trong thực tế, ở những môn nghệ văn hóa nghệ thuật đỉnh cao hay Hàn lâm, để đạt được cái đích của nó, nó đòi hỏi hai yếu tố cơ bản nhất là năng khiếu và rèn luyện, tuy nhiên yếu tố thầy dạy cũng là điều cần phải nói đến, vì có thầy thì người yêu thích (người học) nó, sẽ nhanh chóng đạt được cao hay đi đúng hướng.

Vì vậy, khi hỏi tại sao những nghệ sĩ ngày nay giọng hát, tiếng đàn dường như "có vẻ kém ngày xưa" cụ thể hơn là trong lĩnh vực thanh nhạc, tác giả Lưu Nguyễn đã đưa ra một loạt những cây đại thụ "ngôi cao bóng cả" và đem "những cây con" ra mà so sánh bì tỉ, rồi tung hê ca ngợi cái "ngày xưa" mà theo lời hay cách nói của bác hitle888"ăn mày dĩ vãng". :D

Các bác hãy thử tưởng tượng ngày xưa, chí ít là cách đây 40 - 50 năm, thì không chỉ Việt Nam, mà ở ngay những nước chưa phát triển, hay mang tiếng là "phát triển" nhưng chỉ là cái "phát triển" của những lời quảng cáo, lừa bịp thì người dân nói chung hay người làm nghệ thuật nói riêng, làm gì mà có những thú vui hay trò chơi ngoài việc là sẽ phải cố gắng đam mê theo đuổi cái mình thích hay muốn mà xã hội cho phép?!

Vào thời đó, cuộc sống chưa phát triển những, thông tin, tin tức, những trò vui chơi, các phương tiện giải trí, cũng như các kiểu kiếm tiền, kiếm sống không nhiều như ngày nay. Thời đó, một ca sỹ hay nhạc công (nghệ sĩ), suốt ngày chỉ cò một cái thú vui là đâm đầu vào mà luyện thanh, rèn giọng: Ngay sáng sớm, bốn năm giờ sáng đã dậy, tập thở, lấy hơi và cái việc họ làm (vì chẳng có gì mà làm nếu họ theo nghiệp xướng ca) là cả ngày cứ ngồi đó mà hát với hỏng hay ngay cả khi đang làm việc gì khác thì cũng tay làm mà mồn (hay đầu) ..... hát!
Họ luôn cố gắng rèn luyện không ngừng để đạt được một câu ca trọn vẹn, một lời ca rõ chữ theo những kĩ thuật thanh nhạc đề ra, hầu cho cái chuẩn chung là "Tròn vành, rõ chữ, vang rền, nền nảy" sẽ đạt được mức tối ưu. =D>

Như đã nói trên, do con người ta chẳng có cái gì để chơi, hay tìm vui, hoặc kiếm tiền, ngoài việc học và rèn luyện. Đến khi ra biểu diễn trước công chúng, cái đám công chúng "khốn khổ thiếu thốn" và đang thèm khát nhưng món ăn tinh thần kia, bản thân người nghe (khán thính giả) chẳng có cái gì để chơi, để tìm vui ngoài chuyện, thi thoảng có một buổi biểu diễn, lúc thì thực tế nơi sân khấu, nhưng thường qua hệ thống phát thanh phát hình rất ít tỏi và nghèo nàn (thậm chí không dễ tiếp cận). Lúc đó họ (công chúng) như chìm đắm hòa tan vào đó để quên đi những cơ cực đời thường, cũng như tìm vui trong cái thú vui giải trí hiếm hoi ít ỏi này! :x

Không những thế, đồng thời với nó, xã hội cũng sẽ tạo cho người nghệ sĩ vào thời ấy, những tước hiệu danh xưng thỏa đáng, để gọi là phần nào bù đắp cho họ công sức họ đã bỏ ra, vì thực ra, những chế độ đãi ngộ hay thù lao vật chất và thời điểm đó có thể nói là vẫn chưa tương xứng! :">

Ngày nay, với người yêu thích việc học những môn bộ nghệ thuật Hàn lâm hay đỉnh cao, so ra họ có quá nhiều những phương tiện, để giúp họ học tập tốt (băng, đĩa phim ảnh, ..................) và đồng thời họ lại có quá nhiều những cạm bẫy khác trong cuộc sống lôi cuốn họ và dễ dàng tham gia hay tiếp cận (phim, ảnh, game, du lịch, giải trí, sex,..... ) khiến cho việc học tập rèn luyện chuyên tâm khó mà trọn vẹn.

Đó là ta chưa nói đến cái cơ chế thị trường, cũng như cuộc cạnh tranh khốc liệt hằng ngày, và nhu cầu cơm áo gạo tiền, và các chuẩn mực xã hội đang thay đổi, khiến họ ngoài việc hưởng thụ, thì cũng phải cần dùng cái thời gian hằng ngày của mình để đi kiếm cơm kiếm gạo qua lời ca tiếng hát hay ngay chính "thân xác" mình!

Còn thầy cô họ thì sao???
Bên cạnh những thầy cô tử tế, trong thực tế không thiếu hay nói thẳng ra là rất nhiều thầy cô cũng "Buôn chữ bán nghĩa" và lợi dụng học trò để thỏa mãn nhu cầu tiền bạc, thậm chí cả nhu cầu tình dục của mình dẫn tới thầy còn chửa ra thầy thì làm sao mà đòi trò ra trò? :D

Tất cả các yếu tố đó cộng hưởng khiến cho số lượng những người yêu thích môn nghệ thuật hàn lâm điểm cao có tay nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh nhạc ngày càng không nhiều, nếu không muốn nói là ngày càng rơi rụng! :(

Những cái tên hiếm hoi như Lan Anh, Bích Hường, .......... chỉ là những âm thanh của dăm ba viên sỏi lạc lõng ném lên hồ, khi so với cả một rừng đại thụ thanh nhạc trong thập niên sáu mươi, bảy mươi, thậm chí chí tám mươi!

Đấy là ta chửa nói việc loại hình này không được nhà nước tập trung đầu tư bài bản cũng như xã hội ủng hộ và hoan nghênh. Xin hỏi khán giả ngày nay nghe nhạc sến Bolero (thậm chí còn có cả một chuổi dài nhiều năm các kỳ thi ủng hộ) nhạc rẻ tiền hay nhạc "tử tế"? Có mấy người bỏ tiền mua vé để nghe nhạc Hàn lâm hay "tử tế"? Nhờ đó mới có những tên tuổi kiểu như "Ông hoàng nhạc Việt" hay cô ca sỹ Vũ Hậu, tệ hơn nữa là Ca sỹ vườn ổi Lệ rơi!


In closing, Tuy nhiên đó chỉ là một mảng của nghệ thuật hàn lâm đỉnh cao.

FYI, trong thực tế, có một số bộ môn nghệ thuật hàn lâm, mà số người tham gia ngày càng giỏi hơn so với trước đây.
Đơn cử, như bộ môn dương cầm (piano), nếu ai trong nghề và thực sự quan tâm, sẽ thấy rằng ngày nay những học sinh, nhạc sinh và thí sinh bộ môn này đánh (chơi) tốt hơn rất nhiều so với những cây đại thụ ngày xưa!

Điều này dễ dàng kiểm chứng vì những băng đĩa biểu diễn Piano của các cây đại thụ cách đây năm, sáu chục năm, thậm chí một trăm năm vẫn còn đó. VÀ, khi đem ra so sánh với các người chơi (nhạc sinh, nghệ sĩ) ngày nay, thì người ta có thể dễ dàng thấy rằng câu "Con hơn cha" vẫn đang được chứng minh ngày càng nhiều và đáng mừng! =D>
Có vẻ bác rất bức xúc với hiện trạng của âm nhạc nước nhà. Thật ra bài viết của tác giả Lưu Nguyễn về người lĩnh xướng, về ca sĩ Trần Khánh cũng được đặt trong không gian của nhạc giao hưởng, của những người hát chính trong giàn nhạc giao hưởng đó. Bỏ qua những lời bông phèng về "ăn mày dĩ vãng, hay giao hợp hưởng xướng v.v" một vài bác đề cập trong tút này, ta cũng nhìn một cách tập trung vào "người lĩnh xướng trong giàn nhạc" - những người như Trần Khánh, Trung Kiên, Quý Dương, Trọng Hinh, Hữu Nội, Tiến Thành, Cao Minh, Tạ Minh Tâm... sau này là Đăng Dương, Trọng Tấn... Giờ nghe nhạc giao hưởng thính phòng không còn là trào lưu hay thói quen của các bạn trẻ, thậm chí người có tuổi. Giờ nhiều người thích nghe Đàm, nghe Rap, nghe hiphop hay R&B, Jazz, Rock... theo trào lưu hoặc theo ý thích riêng. Tác giả Lưu Nguyễn (xin lỗi là tôi chưa hề gặp mặt hay quen biết) cũng theo ý thích mà kể về một người lĩnh xướng nổi tiếng và tài năng trong vai trò của ông - ca sĩ Trần Khánh. Tôi không thấy có gì lạ hay đáng lên án gì ở đây cả.
Đồng ý với bác :"Tuy nhiên đó chỉ là một mảng của nghệ thuật hàn lâm đỉnh cao." Và tôi vẫn mong trong mảng nghệ thuật này có thêm nhiều nghệ sĩ Việt Nam đạt tới đỉnh cao và giành được những giải thưởng quốc tế, mang tài năng của mình phục vụ cho công chúng trong và ngoài nước chứ không chỉ phục vụ cho khán giả nước ngoài như những Đặng Thái Sơn, Ngô Bích Trà v.v hiện nay. "Con hơn cha là nhà có phúc!' đúng cả với giới nghệ sĩ biểu diễn và khán thính giả (nghe từ Hán - Việt quá nhỉ?) nước nhà!
 
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,811 Mã lực
Tuổi
51
em thích lĩnh SƯỚNG hơn
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,818
Động cơ
422,211 Mã lực

Mời các cụ nghe cụ Quang Thọ giọng Baritone lĩnh xướng bài Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam, nghe rất sướng.
 

Nhạc

Xe container
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
9,716
Động cơ
555,731 Mã lực
Nói về âm nhạc với nghệ thuật thì dân chuyên nghiệp ko nói chứ quần chúng như em thì chả biết 1 cái gì luôn. Các cô giáo dạy bọn em hồi nhỏ ko biết hát luôn. Giờ em mới biết người lĩnh xướng là như vậy :P
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,182
Động cơ
316,296 Mã lực
Đấy là định nghĩa trong nhà thờ, chỉ theo số lượng người tham gia, đại hợp xướng trong âm nhạc thính phòng nó còn phải có chương, có đoạn, có sự tham gia của nhiều bộ môn nhạc cụ như dây, hơi, gõ… có lúc nói trên nền nhạc (oratio thì phải), có lúc hát solo, có lúc đồng ca…
100 ông mà đứng hát suông hay đứng tụng kinh chi là đại hợp xướng trong nhà thờ.

Đây là bốn màn biểu diễn hợp xướng với số lượng ca viên chỉ tầm 50 người, tối đa là 100 kể cả lĩnh xướng, và nhạc đệm thì có thể là cả một giàn nhac hòa tấu đệm hay chỉ cần 1 cây piano là đủ cho cả dàn hợp xướng cất giọng!

1/ Ở trong bài "Hòn vọng phu" người lĩnh xướng bắt đầu hát ở phút 7:37. Không những thế, màn hợp xướng này, không chỉ giàn nhạc phụ họa mà còn những đoạn có cả "tứ tấu 4 bè" hát bè đệm

2/ Ở trong bài "The Amur waves" (Sóng sông Hắc Long Giang - Một trong 10 bản nhac Valse hay nhất của Thế kỷ 20) người lĩnh xướng bắt đầu hát ở phút 1:33 Bài hát do Viện Văn hóa Nghệ Thuật Quảng Tây TQ hát, cũng chỉ có 52 thành viên hát

3/ Còn với Đoàn ca múa của quân đội Vệ binh Quốc gia Nga khi hát bài hợp ca nổi tiếng "The Amur waves" (Sóng sông Hắc Long Giang), cũng chỉ có 58 thành viên hát, người lĩnh xướng bắt đầu hát ở phút 1:28

4/ In closing, cũng bài hợp ca nổi tiếng, mà nhưng ai thích nghe hợp ca toàn cầu, mà dám nói là không biết "The Amur waves" (Sóng sông Hắc Long Giang), thì ngay đến cả dàn nhạc Đai hòa tấu, Đại hợp xướng "Công an Nhân dân TQ" một quốc gia dân số 1.4 tỷ cũng chỉ có 100 thành viên hát và cũng đ.ếch cần lĩnh xướng với lĩnh khổ! :))




 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,814 Mã lực
1 cụ dùng từ Hán Việt, 1 cụ dùng từ tiếng Tây, cụ dùng từ tiếng Tây chê cụ dùng từ Hán Việt, nhưng chưa thấy cụ dùng từ Hán Việt chê cụ dùng tiếng Tây dù cụ dùng tiếng Tây thi thoảng đá tiếng Tây vào trong lời nói. Em đánh giá cụ dùng từ Hán Việt cao hơn cụ dùng tiếng Tây, ít nhất không thấy kiểu bồi Tây.
Không phải chỉ mỗi tác giả học ở tầu về, mà ngày xưa người ta vẫn gọi chung như vậy: lĩnh xướng, song ca, tốp ca, đồng ca,...
 

Saviah

Xe buýt
Người OF
Biển số
OF-535
Ngày cấp bằng
30/10/06
Số km
549
Động cơ
431,361 Mã lực
Nơi ở
24°23′0.24″N 121°13′54.48″E
Không phải chỉ mỗi tác giả học ở tầu về, mà ngày xưa người ta vẫn gọi chung như vậy: lĩnh xướng, song ca, tốp ca, đồng ca,...
Cụ nói không sai, và em thấy cụ thớt cũng không sai, nhưng ý của em là cái mà được gọi là sai ở đây do người khác nói là vì nó không Tây mà nó có vẻ Tàu, hehe. 2 ông Việt Nam, trong lúc nói về 1 vấn đề, ông dùng âm Hán Việt bị ông thích nói kiểu đá chữ bồi Tây coi thường vì không dùng tiếng Tây mà dùng âm Hán Việt, trong khi ngoại ngữ nó dịch chuyển ngữ chứ có cái gì hơn cái gì đâu, mà những từ đó, ai nắm chắc tiếng Việt và tiếp xúc với tiếng Việt trước năm 1945 đều chả lạ gì mấy từ đó, buồn cười là ở chỗ đó cụ ạ :D
 

622M1A

Xe hơi
Biển số
OF-750544
Ngày cấp bằng
20/11/20
Số km
101
Động cơ
54,488 Mã lực
e hiểu nôm na gọi là Lít đờ phải ko ạ?
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
món này nếu đúng thì nhạc cao cấp lắm. E ko thẩm được :D
 

hp78

Xe điện
Biển số
OF-177897
Ngày cấp bằng
21/1/13
Số km
4,428
Động cơ
386,155 Mã lực
Ở thớt này, muốn còm thì trình độ hiểu biết âm nhạc phải tầm giáo xây, em đi ra ạ:))
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,467
Động cơ
320,831 Mã lực
Tuổi
58
Thằng nhạc trưởng cầm 1 cái đũa chỉ đạo thì giàn nhạc chơi được, chứ nó xoè cả 10 ngón tay ra vung vẩy là giàn nhạc toang. :D
Đang đêm phải cười ém....khộ quạ. Ục ụcccccc. :D
 

Đại_Vệ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-595800
Ngày cấp bằng
23/10/18
Số km
133
Động cơ
130,619 Mã lực
:))
Đó là tên gọi những người được tách ra khỏi một dàn hợp xướng hay tốp ca để hát một đoạn nhạc nào đó, người này tất nhiên phải có tố chất vượt trội và phù hợp với đoạn nhạc ấy. Dàn hợp xướng nào có người lĩnh xướng giỏi đều được khán giả chú ý, thậm chí từng có những khán giả háo hức chờ xem một dàn đồng ca, hợp xướng nào đó chỉ với một mong muốn được nghe lại người lĩnh xướng mà họ “thần tượng”.

Những năm 60 của TK trước, lứa thanh niên Hà Nội đã được xem hoặc nghe một số người lĩnh xướng (NLX) trứ danh biểu diễn, chẳng hạn ca sỹ giọng nam trung (baritone) của Liên Xô Gerasimov trong hợp xướng Quân đội với bài "Lê Nin sống mãi" của A. Lifanov, đặc biệt giọng nam cao (tenor) Savchuk với ca khúc “Nơi xa xôi” của G. Noxova, chưa kể một ca sỹ hát đơn ca kiêm NLX của Albani khi cùng đoàn ca múa sang thăm Việt Nam năm 1960 đã chào sân bằng nốt Sib ở quãng 8 thứ hai!

Trở lại với âm nhạc Việt Nam, từng ấy năm qua cũng ghi nhận nhiều NLX đủ sức làm lay động các khán thính giả cả nước. Những NLX ấy thường gắn liền với các sáng tác tốt của nhiều nhạc sỹ Việt Nam, thông qua các bản hợp xướng hay hợp ca và chúng ta có thể nhắc lại một số những giọng hát như thế.
Đoàn ca múa Tổng cục chính trị có những hợp xướng nổi tiếng, đầu tiên có lẽ là “Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy” của NS Tô Hải với NLX Đoàn Thiều. Bài “Trường chinh ca” của NS Lương Ngọc Trác đươc ca sỹ Quang Hưng làm nhiệm vụ lĩnh xướng rất ấn tượng. Hợp xướng quân đội có những giọng ca vàng như Trần Bảng, Văn Sính (tenor), Huy Dơn, Xuân Giao, Đoàn Thiều, Trọng Hinh, Trí Hiếu (baritone) và nhiều người trong số họ đã thành công trong vai trò NLX, dù đó là các hợp xướng hay tốp ca giọng nam.

Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Việt Nam được thành lập sớm và từng có nhiều giọng ca xuất sắc như Trung Kiên, Gia Hội, Hoàng Tín, Quang Hưng, Huyền Mi ... nhưng để làm một NLX, đơn vị chỉ có nữ ca sỹ Huyền My là nổi bật trong bản accapella “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” của NS Nguyễn Tài Tuệ. Sau ngày Bác Hồ mất, chính đơn vị này đã trình diễn bản hợp xướng “Lời thề sắt son” của NS Nguyễn Đình Tấn với 2 NLX là Trần Khánh và Tuyết Thanh, nghệ sỹ thuộc biên chế của Đài tiếng nói Việt Nam; bên cạnh đó là “Người là niềm tin tất thắng” của NS Chu Minh với NLX Bích Liên. Cũng không thể quên ca sỹ Ngọc Hướng với phần lĩnh xướng đậm chất dân ca Thanh Hóa trong hợp xướng “Thanh Hóa anh hùng” của NS Hoàng Đạm, do Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trình bày.

Trong các đơn vị nghệ thuật, có lẽ đài tiếng nói Việt Nam (VOV) có duyên nhiều nhất với những bản hợp xướng và hợp ca, vì thế cho nên số lượng các NLX tại VOV cũng phong phú hơn hết. Xa xưa nhất, có lẽ là nữ NSND Thương Huyền với “Sóng cả không ngã tay chèo” (Đỗ Nhuận), NSUT Trần Thụ với “Tiếng chuông nhà thờ” (Nguyễn Xuân Khoát) và “Bám biển quê hương”, “Miền Nam anh dũng bất khuất” (cùng của NS Phạm Tuyên). Nghệ sỹ Tuyết Nhung là giọng nữ hay lĩnh xướng nhất của VOV, với những tác phẩm “Người Hà Nội” (Nguyễn Đình Thi), “Du kích sông Thao” (Đỗ Nhuận), kể cả hát chính trong các song ca. Nữ nghệ sỹ Kim Oanh A rất duyên dáng trong “Quảng Binh quê ta ơi” (Hoàng Vân). Bản hợp xướng “Chiều trên bản Mèo” của NS Lư Nhất Vũ có giọng lĩnh xướng của nữ nghệ sĩ Mộng Dung mang âm hưởng Tây Bắc rất rõ nét.
Tuy nhiên, nói về người hát đơn ca hay về NLX nói riêng, một gương mặt nổi bật không thể nào quên của khán thính giả phải là NSND Trần Khánh. "Giọng anh hùng ca" hay "giọng ca có chất thép" là những từ được người hâm mộ đã ưu ái dành cho ông. Số lượng bài hát mà người nghệ sỹ tài hoa này biểu diễn là rất nhiều, trong đó có vai trò NLX của ông. Trần Khánh lĩnh xướng trong bản đại hợp xướng “Hồi tưởng” hay và xúc động đến nỗi làm tác giả, nhạc trưởng là NS Hoàng Vân đánh rơi cả đũa chỉ huy, chỉ riêng trong một mùa hội diễn chuyên nghiệp năm 1960, ông giành 2 HCV, một cho đơn ca và một cho phần lĩnh xướng tại hợp xướng “Ca ngợi Tổ quốc” của NS Hồ Bắc.
Những lần lĩnh xướng (kể cả đơn ca của ông) là rất khó có người hát hay hơn. Các bài đáng chú ý nhất ở thể loại hợp xướng mà Trần Khánh là NLX gồm “Ba Đình nắng” (Bùi Công Kỳ - Vũ Hoàng Địch), “Người Hà Nội” (Nguyễn Đình Thi), “Hồi tưởng”, “Bài thơ gửi Thái Nguyên”, “Tôi là người thợ mỏ” (cùng của Hoàng Vân), “Ca ngợi Tổ quốc” (Hồ Bắc), "Vượt núi"(Cao Việt Bách), “Lá cờ Đảng” (Văn An), “Lời thề sắt son” (Nguyễn Đình Tấn) và một số bài khác. Trần Khánh còn lĩnh xướng trong bản hợp xướng “Quyết vượt sông Đại Độ” (Trung Quốc) trong vai trò nam cao giọng óc (nam cao hoa xoang) đã được dư luận ngạc nhiên và khen ngợi.

Với các tốp ca (nam hay nữ), vai trò của NLX cũng rất quan trọng. Tôi khó tìm ra giọng lĩnh xướng nam nào hay hơn Tiến Thành của VOV khi anh lĩnh xướng bài “Tình ca Tây nguyên” của NS Hoàng Vân. Phái đẹp khá nhiều người xuất sắc ở vai trò này, từ Kim Oanh, Tuyết Nhung, Tuyết Thanh khi xưa đến lớp trẻ hôm nay. Nghệ sỹ lão làng Kim Oanh A với phần lĩnh xướng trong “Bài ca giao thông vận tải” được ông Bộ trưởng GTVT Phan Trọng Tuệ hào hứng lên tận sân khấu bắt tay tặng hoa chúc mừng. Còn lớp ca sỹ trẻ hôm nay, rất dễ thương là Lan Anh khi cô lĩnh xướng trong bài “Mầu cờ tôi yêu” (Phạm Tuyên-thơ Diệp Minh Tuyền) với lối nhả chữ rất đẹp và ấn tượng.

Thế hệ các nghệ sỹ thanh nhạc lớp sau này cũng có nhiều người vào vai trò NLX, chẳng hạn như Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn hay vài người khác, tuy nhiên đa số chưa đạt đến hiệu quả và chiều sâu nghệ thuật như các bậc cha chú ngày nào…
Tác giả: Nguyễn Lưu


Một bản lĩnh xướng của cố ca sĩ Trần Khánh:

View attachment 6476009
Ảnh: cố ca sĩ Trần Khánh.
Đây là bốn màn biểu diễn hợp xướng với số lượng ca viên chỉ tầm 50 người, tối đa là 100 kể cả lĩnh xướng, và nhạc đệm thì có thể là cả một giàn nhac hòa tấu đệm hay chỉ cần 1 cây piano là đủ cho cả dàn hợp xướng cất giọng!

1/ Ở trong bài "Hòn vọng phu" người lĩnh xướng bắt đầu hát ở phút 7:37. Không những thế, màn hợp xướng này, không chỉ giàn nhạc phụ họa mà còn những đoạn có cả "tứ tấu 4 bè" hát bè đệm

2/ Ở trong bài "The Amur waves" (Sóng sông Hắc Long Giang - Một trong 10 bản nhac Valse hay nhất của Thế kỷ 20) người lĩnh xướng bắt đầu hát ở phút 1:33 Bài hát do Viện Văn hóa Nghệ Thuật Quảng Tây TQ hát, cũng chỉ có 52 thành viên hát

3/ Còn với Đoàn ca múa của quân đội Vệ binh Quốc gia Nga khi hát bài hợp ca nổi tiếng "The Amur waves" (Sóng sông Hắc Long Giang), cũng chỉ có 58 thành viên hát, người lĩnh xướng bắt đầu hát ở phút 1:28

4/ In closing, cũng bài hợp ca nổi tiếng, mà nhưng ai thích nghe hợp ca toàn cầu, mà dám nói là không biết "The Amur waves" (Sóng sông Hắc Long Giang), thì ngay đến cả dàn nhạc Đai hòa tấu, Đại hợp xướng "Công an Nhân dân TQ" một quốc gia dân số 1.4 tỷ cũng chỉ có 100 thành viên hát và cũng đ.ếch cần lĩnh xướng với lĩnh khổ! :))





Sướng với chả khổ! :P

Đâu cần "ăn lắm học nhiều" ở nhạc viện hay cứ gì là phải đi theo con đường chuyên nghiệp! [-X
Chỉ cần yêu thích là đủ! :D

Mời các bạn coi cả một dàn xướng và ngắm một "Người Lĩnh xướng" mà không phải là ca sĩ chuyên nghiệp mà chỉ là những sinh viên và sinh viên tốt nghiệp của Đại học Hạt nhân Nghiên cứu Quốc gia MEPhI. [-X ^:)^
Nghĩa là dân trí thức có hạng chứ không phải lũ "cổ cày vai bừa, ôm bom gánh nước"
. Dàn hợp xướng nam MEPhI được tạo thành dành riêng cho các sinh viên nam và sinh viên tốt nghiệp của Đại học Hạt nhân Nghiên cứu Quốc gia MEPhI (Viện Vật lý Kỹ thuật Moscow trước đây).

Trong các tiết mục của dàn hợp xướng, có các bản nhạc của mọi thời đại, thể loại và phong cách: các bản nhạc Baroque và Phục hưng, các bản hợp xướng hiện đại tinh vi, các bài hát của các nhà soạn nhạc và bài hát dân gian của Liên Xô, các tác phẩm kinh điển của Nga và nước ngoài, các bài thánh ca của Cơ đốc giáo của Đông và Tây. Dàn hợp xướng nam MEPhI biểu diễn các tác phẩm nhà thờ của các nhà soạn nhạc xuất sắc của Nga không chỉ trên các sân khấu hòa nhạc mà còn tại các buổi lễ thần thánh ở các ngôi đền chính của Nhà thờ Chính thống Nga.

Đây là một ví dụ: Tuy chỉ là các sinh viên nam, và sinh viên tốt nghiệp của Đại học Hạt nhân Nghiên cứu Quốc gia MEPhI nhưng họ hát với kỹ thuật điêu luyện, và không sai một note! [-X ^:)^ =D>

In addition, phần lĩnh xướng của anh chàng Иван Дятлов (Ivan Dyatlov), sinh viên ĐH Nghiên Cứu Hạt nhân không chỉ (phút 01':51" 04':40") chuẩn xác từng note với chất giọng mượt mà, đã vậy, phong cách lịch lãm, vẻ đẹp trai lại cao ráo như "nam thần" hẳn cũng làm bao con tim ngây ngất (dân học thức nên có khác lũ cao thì chỉ có một mẫu lại lắm chiêu trò!) :x =D> :P

In closing, so với các tên tuổi mà chủ thớt nêu, hay mấy bạn khác tung hê thì đúng là "bì phấn với vôi" hay Bì ... ... .. với môi thợ kèn!!! =))



 
Chỉnh sửa cuối:

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,259
Động cơ
678,653 Mã lực
Giai đoạn dịch giặc này Em chỉ quan tâm “Người lĩnh ấn” thôi. “Lĩnh sướng” thì E kệ.
Cháu chỉ quan tâm “lĩnh trợ cấp” với “lĩnh lương” thôi. Lĩnh gì khác ko qtam.
 

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,259
Động cơ
678,653 Mã lực
Thằng nhạc trưởng cầm 1 cái đũa chỉ đạo thì giàn nhạc chơi được, chứ nó xoè cả 10 ngón tay ra vung vẩy là giàn nhạc toang. :D
E thấy chả ai nhìn ô cầm đũa. Đảm bảo ô ấy có đi xuống dưới thì cả dàn vẫn chơi đúng điệu ầm ầm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top