Ở bất cứ đâu, người Hoa cũng có đặc tính dân tộc là náu mình chờ thời để đạt mục đích.
Cái gọi là mục đích này lớn hay bé, tùy thuộc vào xã hội nơi họ đến được tổ chức như thế nào.
Nếu đó là một xã hội được tổ chức lỏng lẻo, pháp trị hời hợt thì người Hoa sẽ nhanh chóng tiếp cận, ban đầu là các mối quan hệ làm ăn, sau đó là thao túng kinh tế, và cuối cùng là tiếm quyền chính trị, áp đặt bản sắc.
Sự kiện TBT Lê Duẩn thực hiện các biện pháp cứng rắn với tư bản Hoa kiều sau năm 1975 nên được nhìn nhận khách quan, nên hiểu rằng mục đích chính là không cho nền kinh tế ngầm của tư bản Hoa kiều có đất sống, chặn mọi sự thao túng của họ với thị trường - sự kiện người Hoa phải bỏ đi chỉ là hệ quả và nó được kích thêm bởi các yếu tố địa chính trị thời điểm đó, mà cụ thể nhất là TQ nhân sự kiện đó rất nhiệt tình tuyên truyền là VN đánh đuổi người Hoa.
Miền Nam trước 1975, những người đứng đầu VNCH cũng nhìn thấy hiểm họa tiềm ẩn từ khối tư bản người Hoa, muốn ngăn chặn những ảnh hưởng ngầm của thế lực này. Ông Ngô Đình Diệm thực hiện các biện pháp giới hạn các ngành nghề người Hoa đang nắm thế mạnh, ông Nguyễn Cao Kỳ thẳng tay xử bắn những chủ tư bản Hoa kiều đang thao túng thị trường hàng hóa.
Nhưng bản thân VNCH trước 1975, vốn là một xã hội được tổ chức lỏng lẻo và pháp trị hời hợt nên các biện pháp của người đứng đầu quốc gia như ví dụ trên chỉ đánh được một vài trường hợp cụ thể chứ không trị được tận gốc.
Cái gốc ở đây là sự liên hệ cộng sinh giữa giới tư bản Hoa kiều và các cấp quản lý địa phương (quận, tỉnh), sự phụ thuộc quá lớn của thị trường hàng hóa và tiền tệ vào tư bản Hoa Kiều.
Sự supj đổ của VNCH năm 1975 đã đem lại một cơ hội lớn để kết thúc sự thao túng của tư bản Hoa kiều tại miền nam Việt Nam, thời điểm này nhin lại em thấy hoàn toàn đồng ý với phương châm của lãnh đạo VN thời kỳ đó (sau 1975), chỉ tiếc là cách làm quá sốc gây ra những hệ quả về tình cảm, tâm lý với đa số trong cộng đồng người Hoa. Nếu thay bằng một giải pháp khác vẫn để họ tồn tại nhưng phải nằm trong vòng cương tỏa của pháp luật thì có thể hay hơn.
Không chỉ ở miền nam VN trước 1975, mà ngay tại Philippin, Indonesia, Malaysia ngày nay vẫn đang chứng mình điều đó, thậm chí còn đi tới một cấp độ cao hơn là nắm quyền như ở Philippin.
Ở những xã hội được tổ chức tốt, người Hoa dù có mặt từ rất lâu và có những cộng đồng đông đảo những cũng không thể thao túng sâu rộng, như USA hay châu Âu. Mục đích của họ sẽ chỉ giống như các sắc dân khác.
Với lịch sử nước mình, người Hoa có nhiều đóng góp - lớn nhất có thể kể là Mạc Cửu và người Minh Hương khẩn hoang U Minh rồi dâng đất cho chúa Nguyễn, góp phần tạo ra hình hài của nước Việt ngày nay.
Trước và sau 1975, nếu không phải là những ông chủ tư bản thì đa số người Hoa tại VN cũng chỉ là dân bình thường, như Kinh hay Kh'me... - trong cái mưu sinh để tồn tại của họ, cũng đóng góp cho xã hội nói chung.
Và cũng có những ông chủ gốc Hoa khác, như gia đình Vưu Khải Thành làm ra giày dép Bitis "nâng niu bàn chân Việt", thì giải thích theo cách nào cũng phải có điểm chung là đã đóng góp nhiều cho cái nước Việt này.
Điều này nhiều đại gia người Kinh có khi còn chưa làm được.