Người vùng ấy có gốc gác "tù binh Chăm pa" thật hả cụ? Cụ có nguồn gốc nghiên cứu nào nói về cái này không ạ?
Xin lỗi cụ là những sử liệu em đọc quá lâu rồi nên bây giờ nêu trích dẫn thì không có cụ thể. Cụ có thể google và tìm đọc vậy!
Tuy nhiên, em cũng xin cung cấp một số hiểu biết hạn hẹp mà còn nhớ như sau:
1. Xưa, toàn bộ miền Trung gọi là nước Lâm Ấp của người Chăm pa (Chiêm Thành) đến tận dãy Hoành sơn (Quảng Bình). Trước đó người Chăm pa cũng mở nước từ vùng Quảng Nam trở ra nên có xung đột với Đại Cồ Việt phía Bắc. Vua Lê Đại Hành từng đánh đến tận kinh đô Chăm pa ( do Chăm pa có âm mưu phối hợp với Tống để thôn tính Đại Việt) bắt nhiều ( không cụ thể ) tù binh mang về cho ở vùng Lý Nhân Hà Nam bây giờ.
2. Triều Lý có 2 lần đánh Chăm pa: năm 1044 bắt về khoảng 5.000 tù binh cho về lập trại từ Nghệ An đến sát Thăng Long (dọc phía trên sông Hồng)
Sau đó khoảng 20-25 năm lại chinh chiến lần nữa bắt theo khoảng 50.000 tù binh cũng đưa về lập ấp trại ở miền Bắc.
3. Các triều sau Trần Lê đều đánh Chăm pa và bắt tù binh về. Chú ý vua Chăm pa Chế Bồng Nga đã từng 4 lần đánh phá đến tận Thăng Long.
Có chi tiết Trần Nhật Duật hay đến giao lưu với những người này ở sát sông Hồng.
4. Thông qua những vết tích về nhân chủng như dáng người nhỏ, xương, tóc xoăn, da ngăm ngăm... hay về văn hóa như thờ cúng, lễ hội, điệu múa, làn hát, giọng nói, ... mà các nhà chuyên môn xác định được rất nhiều nơi có gốc gác người Chăm pa.
Ví dụ gần thì có kẻ Vòng ( Dịch vọng Hậu), kẻ Noi (Cổ Nhuế), kẻ Đơ ( Triều Khúc); xa hơn thì Đông Anh, Thạch Thất, Sơn Tây, Ba Vì ... cũng đều có cả!
( nhưng không nên vì thế mà suy là người HT là có gốc Chăm pa).