Chắc giờ chả hãng nào bắt chủ xe thân chinh đi sửa đâu ạ. Có ủy quyền là được mà.
Các công ty đều linh động vấn đề này mà cụ:Hơ, choáng phết.
Hỏi lại kỹ nhé:
Em sử dụng xe dạng chủ xe ủy quyền công chứng (bản chất là bán qua salon oto,em mua lại), em vào tên em trong hợp đồng UQCC, thì bảo hiểm bắt buộc 436 k thì sẽ ghi tên ai?ai ký? Thứ 2 là bảo hiểm vật chất xe, thì tên ai, ai ký, có tìm lại người bán được đâu,qua salon thôi.
Chắc cụ hiểu nhầm. Nếu Liberty làm vậy thì bỏ qua 1 lượng KH lớn mua bán xe cũ (vì đa số là chỉ làm Hợp đồng ủy quyền)Bên Liberty thì UQCC không được ạ. Em đi làm lại thân vỏ tại Hãng ở Mỹ Đình ( có Liên kết với Lib) thì bên họ yêu cầu phải có CMTND chính chủ. Em có nên cũng đơn giản.
Em cho rằng các hãng khác cũng thế.
Các công ty đều linh động vấn đề này mà cụ:
1/ Bảo hiểm TNDS bắt buộc: Tên trên GCN là Tên trên Giấy Đăng ký xe. Khi bồi thường vẫn làm bt vì đó là bồi thường cho bên thứ 3.
Cụ hay lái xe khác lái đều được, miễn là chiếc xe đã được mua bảo hiểm TNDS bắt buộc rồi.
2/ Bảo hiểm vật chất xe:
- Có hợp đồng mua bán thì tất nhiên là cụ sẽ được quyền định đoạt và ký cá khi bảo hiểm xe. Tên trên GCN vẫn là tên trên Giấy Đăng ký xe ( chỉ khi nào cụ sang tên thì mới có tên cụ trên GCN)
- Có hợp đồng ủy quyền công chứng: Vẫn được toàn quyền làm bảo hiểm xe, không phải nhờ đến cái người có tên trên Đăng ký xe, nếu nội dung của hợp đồng ủy quyền công chứng chỉ rõ là cụ được ủy quyền toàn quyền luôn. Chẳng hạn nếu chỉ được ủy quyền sử dụng chiếc xe thôi thì ko ổn đâu ạ.
Theo e hiểu đã là HĐ UQCC thì cụ sẽ được làm những gì trong hợp đồng đã ủy quyền mà không trái pháp luậtCác bác cho em hỏi xe đã UQCC thì người được UQ có được giải quyết các vd về bảo hiểm ko ạ ? Hay vẫn phải chính chủ đứng ra giải quyết ? Ví dụ xe bị tai nạn, xe được hưởng bảo hiểm thân vỏ. Bác nào có kinh nghiệm chỉ bảo hộ em nhá. Thanks.
Không rõ cụ mua bên nào, mua bên nào thì cụ hỏi lại bên đó cho chắc ăn. Nếu họ cấp sai họ sẽ có trách nhiệm cấp đổi lại GCN cho cụ.xe em cũng UQCC, khi chưa hết bảo hiểm của chủ cũ thì em vẫn đi làm BH bình thường, k cần gọi chủ cũ. Khi hết rồi, em mua lại thì tên tren BH lại là tên em. Hiện chưa đưa đi làm BH lần nào nên k biết có bị cò quay gì không, nhưng lúc đi đăng kiểm thì bên đó k thấy nói gì về cái này dù tên trên BH khác với tên trên ĐK
Tất cả các hãng đều cấp bảo hiểm TNDS bắt buộc theo đúng quy định của nhà nước. Cùng mức trách nhiệm, mức phí, form mẫu GCN ... Khi có sự cố thì gọi vào đường dây nóng của hãng bảo hiểm in trên GCN ạ.Bảo hiểm bắt buộc loại 1 này, nhiều hãng được phép ban hành nhỉ? ví dụ Bưu điện, BIDV, HK, Dầu khí,..., khi sự cố thì gọi ông nhà nước hay ông bán cho mình ạ? loại 436 k / 1 năm ấy.
Em nghĩ không nên chọn miễn thường có khấu trừ. Dù phí có giảm nhưng thực tế khi làm bồi thường KH lại phải bù thêm cái tiền khấu trừ.24h.com.vn: Cái này dễ hiểu hơn này:
Việc đồng bảo hiểm thông qua hình thức miễn thường rất phổ biến trên thế giới vì có lợi cho cả khách hàng và công ty bảo hiểm. Do phải tự trả tiền cho những tổn thất nhỏ và trả một phần cho những tổn thất lớn, khách hàng sẽ quan tâm hơn đến việc giảm thiểu rủi ro và cân nhắc kỹ hơn khi yêu cầu bồi thường. Nhờ vậy, công ty bảo hiểm có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí bồi thường, đồng thời giảm phí bảo hiểm cho khách hàng.
Hiện nay, khách hàng có thể chọn một trong hai hình thức: miễn thường cố định và miễn thường bậc thang đối với bảo hiểm xe ô tô. Với miễn thường cố định, khách hàng sẽ tự thanh toán tối đa 1 triệu, 2 triệu, 5 triệu hoặc 10 triệu đồng cho mỗi vụ tổn thất. Ưu điểm là khách hàng được giảm 12% - 45% phí bảo hiểm so với miễn thường bậc thang.
Với miễn thường bậc thang, khách hàng sẽ được thanh toán 100% đối với hai vụ bồi thường đầu tiên trong kỳ bảo hiểm (thường là 1 năm). Tuy nhiên, đối với yêu cầu bồi thường lần thứ 3 và thứ 4, mức miễn thường là 1.000.000 đồng/vụ; còn từ yêu cầu bồi thường lần thứ 5, mức miễn thường sẽ là 2.000.000 đồng/vụ. Chẳng hạn với Liberty, phần lớn khách hàng yêu cầu bồi thường ít hơn 2 vụ/năm nên hình thức miễn thường bậc thang không ảnh hưởng đối với họ.
Như bên em thì tùy thuộc vào điều khoản cụ mua ban đầu ạ. Trong BH thuật ngữ chính xác là mức miễn thường bác ạ. Đối với bậc thang là theo số vụ mà KH đi làm bảo hiểmKhấu trừ là cố định hay bậc thang?
Chọn miễn thường KHÔNG KHẤU TRỪ luôn chứ đừng chọn khấu trừ cố định với khấu trừ bậc thang cụ ạ.Khấu trừ là cố định hay bậc thang?
Hiện ở Việt Nam là một trong số ít nước trên TG này còn áp dụng miễn thường bằng 0, hay là không miễn thường. Ở hầu hết các nước còn lại (nhất là phương Tây) đều áp dụng deductible. Để em kể cho mợ nghe một số ưu điểm nhé:Em nghĩ không nên chọn miễn thường có khấu trừ. Dù phí có giảm nhưng thực tế khi làm bồi thường KH lại phải bù thêm cái tiền khấu trừ.
Lúc đen đủi mà còn phải bỏ thêm tiền ra thấy ức lắm ạ. Nếu là em em chọn miễn thường không khấu trừ.
Phí thì chẳng chênh nhau là mấy đâu. Em thấy KH nếu không vì tổn thất quá nhiều mà hãng bảo hiểm buộc họ phải áp dụng miễn thường có khấu trừ thì chẳng ai chọn điều kiện đó cả.
Cụ nói chuẩn ạ. Mô hình như vậy là lý tưởng và đôi bên cùng có lợi.Hiện ở Việt Nam là một trong số ít nước trên TG này còn áp dụng miễn thường bằng 0, hay là không miễn thường. Ở hầu hết các nước còn lại (nhất là phương Tây) đều áp dụng deductible. Để em kể cho mợ nghe một số ưu điểm nhé:
- Tiết kiệm phí bảo hiểm cho KH
- Khách hàng sẽ lái xe cận thận hơn
- Không lạm dụng BH, đụng cái là sử dụng BH (kiểu mua mâm thì đâm cho thủng )
- KH có thể chủ động tự sửa chữa, đánh bóng, các tổn thất nhỏ như xước xát lặt vặt mà không cần sử dụng BH >>> việc này sẽ sử dụng ít BH và khi tái tục sẽ đựoc giảm giá khi mua cho năm tiếp theo
- Đảm bảo công bằng cho KH, tức là KH nào sử dụng nhiều BH sẽ có phần chi trả nhều hơn những khách hàng khác. Ước gì ở VN trong bảo hiểm có hệ thống như ngành ngân hàng sẽ tốt biết mấy.
Ở Vịt mình còn chưa thống kê được, ngoài ra liên quan đến độ tuổi, số năm kinh nghiệm lái xe,... cũng chưa có
Thân!
Các DN BH trong nước hiện nay chủ yếu dùng các phương pháp thủ công trong việc thống kê tổn thất, phí BH,... nên rất khó đánh giá.Cụ nói chuẩn ạ. Mô hình như vậy là lý tưởng và đôi bên cùng có lợi.
Tiếc rằng thực tế tại Việt Nam đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa làm được như họ.
Có chăng là mới có bên Li đi trước đón đầu.
Chứ các nhà bảo trong nước thì chênh lệch phí khi lựa chọn giữa mức miễn thường có khấu trừ và miễn thường không khấu trừ chẳng đáng là bao.
Như thế hiển nhiên là ngay từ đầu KH không được lợi ích gì nếu chọn miễn thường có khấu trừ.
Là người tư vấn, em sẽ tư vấn KH của em chọn miễn thường không khấu trừ.