- Biển số
- OF-128472
- Ngày cấp bằng
- 26/1/12
- Số km
- 10,762
- Động cơ
- 1,231,487 Mã lực
Người có sức khỏe dị thường thì có, cơ mà bài viết nhiều tiểu tiết phóng đại, thêu dệt giống lều báo
Cảm ơn cụ đã cung cấp thông tin ạ. Em ít đọc truyện Tàu nên không biết...Hứa chử cởi chuồng đánh Mã Siêu ý cụ.
Xuất thân cũng là nông dân, làng phải cống trâu cho giặc cướp, trâu chạy Chử túm đuôi kéo 2 con đi giật lùi, giặc hãi té luôn.
Tay La quán trung bạn iêm bảo vậy, chứ iêm ko đc mục sở thị
Anh hùng Ngô Thị Tuyển- Thanh Hóa, vác 2 hòm đạn nặng 49x2=98kg chạy băng băng từ trên bờ xuống tàu để tiếp tế cho pháo cao xạ đặt trên tàu, mà cầu tàu là những tấm ván lát mong manh.Chả khoẻ bằng cô gì đó vác đạn pháo hồi chiến tranh chống Mỹ.
Vào thời phong kiến dùng vũ khí lạnh thì chắc các ông lại thành những võ tướng dũng mãnh như kiểu Yết Kiêu, Dã Tượng đấy nhỉ!!!Người có xương sống liền khỏe nổi tiếng với mỗi bữa ăn mười lăm bát cơm, mang vác được một vật nặng gấp ba lần cơ thể. Ông là Trần Văn Khóa người làng Thư Điền, xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng, Nam Định).
NHỮNG KỶ LỤC VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU:
Con cả trong một gia đình có tới 12 anh em, điểm đặc biệt của Khóa là không thể uốn cong lưng, dù cúi xuống lưng vẫn thẳng tưng như cây đòn nên mang biệt danh người có xương sống liền. Ông cũng có lẽ giữ kỷ lục nhất Việt Nam về chuyện học khi 8 năm liền ở lớp vỡ lòng mà không lên nổi lớp một. Con chữ chưa kịp vào tai này đã ra tai kia, suốt ngày Khóa chỉ nghĩ đến chuyện vặt chuối xanh ở hàng xóm đến bắt gà của người làng bên.
Một buổi Khóa bắt được một rổ rốc (cua đồng) tặng thầy giáo, được châm chước cho lên lớp một học thử nhưng chỉ dăm sáu hôm liền bị đuổi vì không thể theo kịp chúng bạn. Cửa lớp một đóng sầm trước mắt cậu, 16 tuổi Khóa chính thức ở nhà chăn trâu, cắt cỏ và trông một đàn em lít nhít. Tôi tìm đến nhà khi ông đang ngồi xổm bắt rận cho mấy con chó. Cách ông xử lý loài ký sinh trùng hút máu cũng rất khác người, bắt được con nào lại thả vào cái bát loa đựng đầy nước để “thủy táng” và chun mũi như đang làm việc gì ghê gớm lắm: “Giết rận máu chúng phọt ra tanh hôi lắm!”. Ấy vậy mà cả đời ông toàn gắn với những việc mà người khác mới nghe cũng phải lắc đầu, trợn mắt: nghề "mò các cụ" tức bốc mộ.
Mỗi lần mò được trả công 100.000đ nhưng gặp phải mả kết, phải róc thì công lên tới 200.000đ. Mả kết thường gặp ở các trường hợp cụ nào hồi còn sống được con cháu tẩm bổ hay thuốc thang nhiều. Khi bì bõm dưới cái áo quan, lương tâm ông không cho phép bỏ sót dù chỉ là một cái răng của người quá cố.
Ngoài bốc mộ, ông còn nhận thau dọn bể phốt. Một gia chủ ở xã Nghĩa Hải khoán trắng cho ông hai ngày cái bể cỡ 10m3, ông hai tay hai xô lội ào ào xuống múc, phân bắn lên đầu, lên mặt chỉ lấy tay vuốt cho mở được mắt ra rồi lại xách tiếp. Trong một buổi sáng cái bể phốt 10m3 được dọn sạch bách. Người có xương sống liền nổi tiếng bởi sức khỏe phi thường. Hồi thanh niên, Khóa làm phu bốc đá thuyền cho thuyền ông Quang ở làng Kỷ Thiện. Bốc đá lên thuyền là công việc nặng nhọc. Những tảng đá xanh thông thường một người vác vừa sức còn những tảng đá mồ côi, kích cỡ to khác thường đến phu vác đá chuyên nghiệp cũng phải vác búa đập ra thành hai ba mảnh mới khuân nổi.
Gặp đá mồ côi, Khóa cứ xấn đến vác lên luôn cho nhanh dầm thuyền (đầy thuyền), đỡ phải đi nhiều chuyến. Thuyền đá của ông Quang có hai người kéo và một người lái nhưng khi thuê được Khóa thì chỉ cần một mình đã kéo ngon. Có điều nuôi Khóa rất tốn, mỗi bữa ông ăn khoảng một cân gạo, hôm ngon miệng phải thổi cân rưỡi đơm ra đủ 15 bát lùm cơm, đánh căng rốn mới đứng dậy. Làm khỏe như hùm beo cũng chỉ vừa đủ đút miệng nên cả cuộc đời ông Khóa, ngoài đàn trâu ra thứ có giá trị nhất trong nhà là bốn cái vại đựng gạo. Đó là kỷ vật ông mua ở chợ Phát Diệm bên Ninh Bình hồi còn làm phu kéo thuyền ngang dọc khắp chốn.
Bố con ông “Tư thuyền chài” ở chợ Quỹ (Nghĩa Hòa) có danh là bơi lặn giỏi. Một buổi ông bố khích: “Thấy bảo chú Khóa lặn tốt, ta thử tí xem sao”. Ông Khóa từ tốn: “Không biết em có bằng anh được không, vậy ta thử khoác tay nhau thi lặn”. Cả hai mất tích dưới đáy sông. Từng giây, từng phút trôi qua trong sự sốt ruột của đám đông hiếu kỳ. Mặt sông bỗng ùng ục bóng khí, người trồi lên đầu tiên là “Tư thuyền chài”. Sau một chặp để cho đối thủ uống no nước, giãy giụa chán chê, ông Khóa mới thả tay cho “Tư thuyền chài” trồi lên hớp khí. Đàn trâu của ông Khóa chăn có lúc lên đến cả chục, con nào con nấy béo trục, béo tròn. Mỗi khi trâu ỉa, chẳng ngại ngần ông lùa đôi bàn tay trần xuống đường vét, bốc cho bằng sạch. Ngoài cánh đồng, thấy người ta bốc mả bỏ lại những cỗ quan tài, lắm cái gỗ vẫn còn tốt, gõ vào vẫn kình kịch, ông Khóa tiếc của, đem về.
Hai mươi tuổi ông Khóa lấy vợ, có được bốn người con, ba gái, một trai. Đứa con trai giống mẹ, cao, lưng gập cong được và dĩ nhiên là không thể có được sức khỏe bạt sơn, cử đỉnh được như bố. Hè bao giờ ông Khóa cũng cởi trần trùng trục phô làn da như đồng hun đỏ au au, đông rét mấy cũng chỉ phong phanh manh áo cộc. Đến nay đã toan về già người đàn ông ngoại sáu mươi này mới biết đến tấm áo rét dày mỏng ra sao. Đáng phải tháo ra, bốn tấm dài hai tấm ngắn cho nhẹ nhưng đã thế thì không phải là người có xương sống liền, ông đội luôn cả cỗ quan tài, thong dong đi cả cây số về. Người làng trông thấy vậy cười ầm lên: “Lấy làm gì hả ông Khóa?”. “Thì bán cho bọn làm cánh cửa cống dẫn vào đầm chứ gì?”.
Khỏe thế nên ai thuê gì ông cũng làm. Một buổi người ta thuê ông đi móc bùn từ mương lên bờ để trồng khoai, 18 m3 đất được hất lên, không khác gì một cái máy xúc hạng nhẹ. Cách mấy năm, lúc đã 60 tuổi, ông Khóa nhận lời đào móng cho một gia chủ tên Căn ở Nghĩa Bình. Ông Căn nói xóc rằng: “Thấy bảo anh Khóa hồi trẻ khỏe lắm, thử vác một tạ xi măng xem nào!”. Ông Khóa nghe thấy cay ở nơi khóe mũi liền bảo: “Một tạ nhằm nhò gì! Nếu em vác được tạ rưỡi thì bác mất gì?”. “Một bữa nhắm cho cả đoàn”. Hai tay ông Khóa cặp hai bao xi măng, miệng ông cắn một bao nữa, đi lại phăm phăm vài vòng quanh sân giữa ánh mắt mỗi lúc một tái dại đi của gia chủ. Không ai ngờ cao chỉ 1m50, nặng có 52 kg mà ông có thể mang được đồ vật nặng gấp ba lần trọng lượng cơ thể.Giữ đúng lời hứa, ông Căn mời cả nhóm thợ đào móng ra chợ khoản đãi thịt chó. Mấy anh em lực điền mỗi người ngốn ba bốn bát bún đã buông đũa riêng ông Khóa gặm xong chiếc đùi chó luộc còn xơi hết mười bát bún. Móc tiền ra khao mà chủ nhà mặt cứ gọi là nhăn như bị.
ĐỆ NHẤT “QUẢN TRÂU”:
Khỏe kinh hồn, bạt vía như thế nhưng ông Khóa vẫn chỉ là đệ nhị, chịu xếp sau cụ “Quản trâu” tức ông Nguyễn Văn Quản ở cùng làng. Khỏe như trâu mà ông Quản còn không coi chúng ra mùi mẽ gì. Hồi bao cấp, khi phụ trách đàn trâu đông tới 197 con của HTX Nghĩa Thành hễ gặp trâu húc nhau ông ghì tay vào sừng tách ra ngay tắp lự. Con nào ngổ ngáo cứ trực lội qua sông thèm cỏ đồng khác, ông cầm đuôi lôi sềnh sệch lên bờ.
Lúc dựng nhà, ông sang làng bên mua bốn tảng đá lớn kê cột. Từng tảng, từng tảng được ông vác nghéo lên vai đi về, vừa đi vừa huýt sáo, nhẹ như người đang vác cái bị bông vậy. “Quản trâu” có tài chữa rắn cắn và đùa giỡn với rắn độc. Những con hổ mang to bằng cườm tay người lớn được ông cạo sạch răng độc, vắt lên cổ đi chơi như một thứ đồ trang sức sống.
Trong vùng có đô vật tên Đá nổi tiếng với những ngón đòn hiểm hóc và rất ngông nghênh. Ông Quản thấy ngứa mắt lắm mới lên sới vật thách đấu. Vỗ vào mông đối thủ một cái, thốt nhiên ông giơ cả hai tay nhấc bổng đô Đá lên trời chờ cho van xin rối rít mới hạ xuống. Sau trận giao đấu để đời đó, thái độ của đô Đá bỗng trở lên mềm như con chi chi. Hồi đã ngoại sáu mươi tuổi, ông Dực cầm cày để cho ông Quản mắc vạy lên vai, hì hục kéo ở dược mạ HTX. Hơn một giờ ông Quản kéo được một sào ruộng bằng với tốc độ của trâu cày. Trần Văn Khóa lúc bấy giờ đang độ tuổi thanh niên, kém ông Quản tới hơn ba chục tuổi cũng mắc vạy lên vai. Kéo đâu được sáu xá (sáu vòng) là mồm mũi thi nhau thở hồng hộc.Chẳng ai nỡ trách được ông Khóa nếu biết được hình thể của “Quản trâu” cao trên 1m7, nặng trên 70 kg, cơ bắp lúc nào cũng nổi vồng, nổi cuộn như thừng, như chão. Bảy mươi tuổi ông Quản vẫn lấy vợ hai khi bà cả mất. 99 tuổi giọng nói của ông vẫn oang oang và cái bắt tay cứ như trực muốn kéo người ta ngã chúi về phía trước. CSTĐ
Chú thích ảnh: Ảnh gốc cũ lưu đã lâu nên mất, giờ chỉ còn ảnh resize của hai nhân vật ông Khóa và cụ "Quản trâu"
Cảm ơn thông tin của cụ đã bổ sung, và cái quan trọng là chị Tuyển hồi ấy người nặng đâu đó chỉ khoảng trên dưới 40kg thôi thì phải?Anh hùng Ngô Thị Tuyển- Thanh Hóa, vác 2 hòm đạn nặng 49x2=98kg chạy băng băng từ trên bờ xuống tàu để tiếp tế cho pháo cao xạ đặt trên tàu, mà cầu tàu là những tấm ván lát mong manh.
Hứa chử cửu trần ,đánh nhau với mã siêu.Hứa Chử là nhân vật trong truyện Tàu à cụ?
Hi hi, trong cuộc sống này có lắm người có tài phi thường cụ nhỉ? Ị ra quần khi không còn là trẻ con nữa cũng phi thường luôn?Lúc nhà e mua két sắt, tầm 100kg đó mà 1 ông bê từ tầng lên cầu thang tầng 2 luôn. Lâu lâu sau nhà e cần di chuyển em vs bố em lót khăn bên dưới cho trơn rồi đẩy mà xém ị ra quần
Em ít đọc truyện Tàu nên không biết cụ ạ!Hứa chử cửu trần ,đánh nhau với mã siêu.
Giá như mà đc học võ và thi đấu thì cuộc đời sang trangNgười có xương sống liền khỏe nổi tiếng với mỗi bữa ăn mười lăm bát cơm, mang vác được một vật nặng gấp ba lần cơ thể. Ông là Trần Văn Khóa người làng Thư Điền, xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng, Nam Định).
NHỮNG KỶ LỤC VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU:
Con cả trong một gia đình có tới 12 anh em, điểm đặc biệt của Khóa là không thể uốn cong lưng, dù cúi xuống lưng vẫn thẳng tưng như cây đòn nên mang biệt danh người có xương sống liền. Ông cũng có lẽ giữ kỷ lục nhất Việt Nam về chuyện học khi 8 năm liền ở lớp vỡ lòng mà không lên nổi lớp một. Con chữ chưa kịp vào tai này đã ra tai kia, suốt ngày Khóa chỉ nghĩ đến chuyện vặt chuối xanh ở hàng xóm đến bắt gà của người làng bên.
Một buổi Khóa bắt được một rổ rốc (cua đồng) tặng thầy giáo, được châm chước cho lên lớp một học thử nhưng chỉ dăm sáu hôm liền bị đuổi vì không thể theo kịp chúng bạn. Cửa lớp một đóng sầm trước mắt cậu, 16 tuổi Khóa chính thức ở nhà chăn trâu, cắt cỏ và trông một đàn em lít nhít. Tôi tìm đến nhà khi ông đang ngồi xổm bắt rận cho mấy con chó. Cách ông xử lý loài ký sinh trùng hút máu cũng rất khác người, bắt được con nào lại thả vào cái bát loa đựng đầy nước để “thủy táng” và chun mũi như đang làm việc gì ghê gớm lắm: “Giết rận máu chúng phọt ra tanh hôi lắm!”. Ấy vậy mà cả đời ông toàn gắn với những việc mà người khác mới nghe cũng phải lắc đầu, trợn mắt: nghề "mò các cụ" tức bốc mộ.
Mỗi lần mò được trả công 100.000đ nhưng gặp phải mả kết, phải róc thì công lên tới 200.000đ. Mả kết thường gặp ở các trường hợp cụ nào hồi còn sống được con cháu tẩm bổ hay thuốc thang nhiều. Khi bì bõm dưới cái áo quan, lương tâm ông không cho phép bỏ sót dù chỉ là một cái răng của người quá cố.
Ngoài bốc mộ, ông còn nhận thau dọn bể phốt. Một gia chủ ở xã Nghĩa Hải khoán trắng cho ông hai ngày cái bể cỡ 10m3, ông hai tay hai xô lội ào ào xuống múc, phân bắn lên đầu, lên mặt chỉ lấy tay vuốt cho mở được mắt ra rồi lại xách tiếp. Trong một buổi sáng cái bể phốt 10m3 được dọn sạch bách. Người có xương sống liền nổi tiếng bởi sức khỏe phi thường. Hồi thanh niên, Khóa làm phu bốc đá thuyền cho thuyền ông Quang ở làng Kỷ Thiện. Bốc đá lên thuyền là công việc nặng nhọc. Những tảng đá xanh thông thường một người vác vừa sức còn những tảng đá mồ côi, kích cỡ to khác thường đến phu vác đá chuyên nghiệp cũng phải vác búa đập ra thành hai ba mảnh mới khuân nổi.
Gặp đá mồ côi, Khóa cứ xấn đến vác lên luôn cho nhanh dầm thuyền (đầy thuyền), đỡ phải đi nhiều chuyến. Thuyền đá của ông Quang có hai người kéo và một người lái nhưng khi thuê được Khóa thì chỉ cần một mình đã kéo ngon. Có điều nuôi Khóa rất tốn, mỗi bữa ông ăn khoảng một cân gạo, hôm ngon miệng phải thổi cân rưỡi đơm ra đủ 15 bát lùm cơm, đánh căng rốn mới đứng dậy. Làm khỏe như hùm beo cũng chỉ vừa đủ đút miệng nên cả cuộc đời ông Khóa, ngoài đàn trâu ra thứ có giá trị nhất trong nhà là bốn cái vại đựng gạo. Đó là kỷ vật ông mua ở chợ Phát Diệm bên Ninh Bình hồi còn làm phu kéo thuyền ngang dọc khắp chốn.
Bố con ông “Tư thuyền chài” ở chợ Quỹ (Nghĩa Hòa) có danh là bơi lặn giỏi. Một buổi ông bố khích: “Thấy bảo chú Khóa lặn tốt, ta thử tí xem sao”. Ông Khóa từ tốn: “Không biết em có bằng anh được không, vậy ta thử khoác tay nhau thi lặn”. Cả hai mất tích dưới đáy sông. Từng giây, từng phút trôi qua trong sự sốt ruột của đám đông hiếu kỳ. Mặt sông bỗng ùng ục bóng khí, người trồi lên đầu tiên là “Tư thuyền chài”. Sau một chặp để cho đối thủ uống no nước, giãy giụa chán chê, ông Khóa mới thả tay cho “Tư thuyền chài” trồi lên hớp khí. Đàn trâu của ông Khóa chăn có lúc lên đến cả chục, con nào con nấy béo trục, béo tròn. Mỗi khi trâu ỉa, chẳng ngại ngần ông lùa đôi bàn tay trần xuống đường vét, bốc cho bằng sạch. Ngoài cánh đồng, thấy người ta bốc mả bỏ lại những cỗ quan tài, lắm cái gỗ vẫn còn tốt, gõ vào vẫn kình kịch, ông Khóa tiếc của, đem về.
Hai mươi tuổi ông Khóa lấy vợ, có được bốn người con, ba gái, một trai. Đứa con trai giống mẹ, cao, lưng gập cong được và dĩ nhiên là không thể có được sức khỏe bạt sơn, cử đỉnh được như bố. Hè bao giờ ông Khóa cũng cởi trần trùng trục phô làn da như đồng hun đỏ au au, đông rét mấy cũng chỉ phong phanh manh áo cộc. Đến nay đã toan về già người đàn ông ngoại sáu mươi này mới biết đến tấm áo rét dày mỏng ra sao. Đáng phải tháo ra, bốn tấm dài hai tấm ngắn cho nhẹ nhưng đã thế thì không phải là người có xương sống liền, ông đội luôn cả cỗ quan tài, thong dong đi cả cây số về. Người làng trông thấy vậy cười ầm lên: “Lấy làm gì hả ông Khóa?”. “Thì bán cho bọn làm cánh cửa cống dẫn vào đầm chứ gì?”.
Khỏe thế nên ai thuê gì ông cũng làm. Một buổi người ta thuê ông đi móc bùn từ mương lên bờ để trồng khoai, 18 m3 đất được hất lên, không khác gì một cái máy xúc hạng nhẹ. Cách mấy năm, lúc đã 60 tuổi, ông Khóa nhận lời đào móng cho một gia chủ tên Căn ở Nghĩa Bình. Ông Căn nói xóc rằng: “Thấy bảo anh Khóa hồi trẻ khỏe lắm, thử vác một tạ xi măng xem nào!”. Ông Khóa nghe thấy cay ở nơi khóe mũi liền bảo: “Một tạ nhằm nhò gì! Nếu em vác được tạ rưỡi thì bác mất gì?”. “Một bữa nhắm cho cả đoàn”. Hai tay ông Khóa cặp hai bao xi măng, miệng ông cắn một bao nữa, đi lại phăm phăm vài vòng quanh sân giữa ánh mắt mỗi lúc một tái dại đi của gia chủ. Không ai ngờ cao chỉ 1m50, nặng có 52 kg mà ông có thể mang được đồ vật nặng gấp ba lần trọng lượng cơ thể.Giữ đúng lời hứa, ông Căn mời cả nhóm thợ đào móng ra chợ khoản đãi thịt chó. Mấy anh em lực điền mỗi người ngốn ba bốn bát bún đã buông đũa riêng ông Khóa gặm xong chiếc đùi chó luộc còn xơi hết mười bát bún. Móc tiền ra khao mà chủ nhà mặt cứ gọi là nhăn như bị.
ĐỆ NHẤT “QUẢN TRÂU”:
Khỏe kinh hồn, bạt vía như thế nhưng ông Khóa vẫn chỉ là đệ nhị, chịu xếp sau cụ “Quản trâu” tức ông Nguyễn Văn Quản ở cùng làng. Khỏe như trâu mà ông Quản còn không coi chúng ra mùi mẽ gì. Hồi bao cấp, khi phụ trách đàn trâu đông tới 197 con của HTX Nghĩa Thành hễ gặp trâu húc nhau ông ghì tay vào sừng tách ra ngay tắp lự. Con nào ngổ ngáo cứ trực lội qua sông thèm cỏ đồng khác, ông cầm đuôi lôi sềnh sệch lên bờ.
Lúc dựng nhà, ông sang làng bên mua bốn tảng đá lớn kê cột. Từng tảng, từng tảng được ông vác nghéo lên vai đi về, vừa đi vừa huýt sáo, nhẹ như người đang vác cái bị bông vậy. “Quản trâu” có tài chữa rắn cắn và đùa giỡn với rắn độc. Những con hổ mang to bằng cườm tay người lớn được ông cạo sạch răng độc, vắt lên cổ đi chơi như một thứ đồ trang sức sống.
Trong vùng có đô vật tên Đá nổi tiếng với những ngón đòn hiểm hóc và rất ngông nghênh. Ông Quản thấy ngứa mắt lắm mới lên sới vật thách đấu. Vỗ vào mông đối thủ một cái, thốt nhiên ông giơ cả hai tay nhấc bổng đô Đá lên trời chờ cho van xin rối rít mới hạ xuống. Sau trận giao đấu để đời đó, thái độ của đô Đá bỗng trở lên mềm như con chi chi. Hồi đã ngoại sáu mươi tuổi, ông Dực cầm cày để cho ông Quản mắc vạy lên vai, hì hục kéo ở dược mạ HTX. Hơn một giờ ông Quản kéo được một sào ruộng bằng với tốc độ của trâu cày. Trần Văn Khóa lúc bấy giờ đang độ tuổi thanh niên, kém ông Quản tới hơn ba chục tuổi cũng mắc vạy lên vai. Kéo đâu được sáu xá (sáu vòng) là mồm mũi thi nhau thở hồng hộc.Chẳng ai nỡ trách được ông Khóa nếu biết được hình thể của “Quản trâu” cao trên 1m7, nặng trên 70 kg, cơ bắp lúc nào cũng nổi vồng, nổi cuộn như thừng, như chão. Bảy mươi tuổi ông Quản vẫn lấy vợ hai khi bà cả mất. 99 tuổi giọng nói của ông vẫn oang oang và cái bắt tay cứ như trực muốn kéo người ta ngã chúi về phía trước. CSTĐ
Chú thích ảnh: Ảnh gốc cũ lưu đã lâu nên mất, giờ chỉ còn ảnh resize của hai nhân vật ông Khóa và cụ "Quản trâu"
Cụ chủ có quê ở Nam Định không?. Trong bài cụ có nói rằng là người già trước khi chết uống thuốc tây nhiều nên khi chôn xuống đất lâu tiêu hết thịt. Em xin bổ sung là đó chỉ là nguyên nhân phụ thôi (kể cả việc người già ăn trầu không với vôi nữa nhé). Nguyên nhân chính ở đây là THỔ NHƯỠNG ạ. Mấy huyện sát biển như Hải Hậu, Nghĩa Hưng đều sát biển cả (trước đây là biển) đều có độ cao rất thấp so với mực nước biển, mạch ngầm rất nông lại nhiễm phèn, muối... nên các loài vi sinh vật hiếm khí rất ít. Xác thịt khi chôn xuống phân hủy nhanh hay không là do các loài vi sinh vật này hết.Em cực ấn tượng với nông thôn vùng ven biển của Nam Định, nó xanh và sạch thế này bảo sao con người không khỏe?
Chưa chắc cứ khỏe rồi học võ mà sang trang đâu cụ ạ! Giờ hai cụ này cứ bình dị ở quê, vui thú điền viên là sướng hơn tiên rồi còn gì?Giá như mà đc học võ và thi đấu thì cuộc đời sang trang
Chắc chứ cụ. Đã sức khỏe hơn người. Ko TG thì CA hay VN. Cũng ngon hơn nhiều. Lúc nghỉ vui thú điền viênChưa chắc cứ khỏe rồi học võ mà sang trang đâu cụ ạ! Giờ hai cụ này cứ bình dị ở quê, vui thú điền viên là sướng hơn tiên rồi còn gì?
Cụ phân tích có lý. Còn em chỉ hay về Nam Định thôi chứ quê nơi khác ạ!Cụ chủ có quê ở Nam Định không?. Trong bài cụ có nói rằng là người già trước khi chết uống thuốc tây nhiều nên khi chôn xuống đất lâu tiêu hết thịt. Em xin bổ sung là đó chỉ là nguyên nhân phụ thôi (kể cả việc người già ăn trầu không với vôi nữa nhé). Nguyên nhân chính ở đây là THỔ NHƯỠNG ạ. Mấy huyện sát biển như Hải Hậu, Nghĩa Hưng đều sát biển cả (trước đây là biển) đều có độ cao rất thấp so với mực nước biển, mạch ngầm rất nông lại nhiễm phèn, muối... nên các loài vi sinh vật hiếm khí rất ít. Xác thịt khi chôn xuống phân hủy nhanh hay không là do các loài vi sinh vật này hết.
Những vùng đồi khô cằn nhiều đá ong cũng bị trường hợp tương tự nên khi chôn ở những vùng đất như vậy thì cứ xác định 10 năm hãy bốc.
Lần sau cụ kiếm miếng cùi dưa hấu già(Bí đao) ấy rồi lót xuống dưới thì em đảm bảo đẩy một phát nó chạy từ đầu nhà đến cuối nhà luôn,bọn em lắp máy nặng hơn chục tấn,xe nâng không nâng đc(vì nó to,và sợ vỡ gạch lát)thế mà kê có 4 miếng thịt tày cổ của con lợn già mà đẩy vài trăm m luôn,lại không vỡ một viên gạch nào,chỉ mất công lau mỡ của nó thôi.Lúc nhà e mua két sắt, tầm 100kg đó mà 1 ông bê từ tầng lên cầu thang tầng 2 luôn. Lâu lâu sau nhà e cần di chuyển em vs bố em lót khăn bên dưới cho trơn rồi đẩy mà xém ị ra quần