- Biển số
- OF-180492
- Ngày cấp bằng
- 14/2/13
- Số km
- 598
- Động cơ
- 346,542 Mã lực
báo chí vớ vẩn thật, chả hiểu lấy con số đâu ra mà thống kê. Sáng nào em cũng ăn xôi mẹ nấu, free
Hihi, cụ lóng quá, lóng quá. Mấy cái thông tin nhố nhăng câu view này cụ mà cụ cũng bực được thì em chịu. Hihi.Đôi lời thân ái gửi nhắn gửi "lều báo" Quốc Phong
Tớ chả biết tư duy bạn giỏi cỡ nào nhưng nghe giọng văn của bạn chả ngửi được , nghe chối quá .
Tớ có đói tớ chả xin bạn
Tớ có nghèo tớ chả khóc với ai.
Ăn hay ị là nhu cầu thiết yếu
Bạn có quyền phán xét người đời?
Bạn có giỏi hãy làm "người nổi tiếng"
Tạo " lối đi" cho mỗi con người ?
Tớ trích câu nói của người nổi tiếng cho bạn HỌC LẠI nhé:
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Bạn muốn thành "chết da" chắc? Nếu bạn muốn học làm " chết da" bạn nên thực hành trong gia đình bạn trước, khi nào thành chính quả hãy ra răn dạy người ngoài.
Em toàn nhịn đói , nhường CCCM dưới
Báo chí vớ vẩn, sáng nào em cũng chỉ dám làm gói xôi 5k...
Chết chết, các cụ ăn uống như thế làm sao đảm bảo đầu ra cho lều báo bốc thơm ?Sáng ra dc mỗi cái kẹo cool air mà chúng nó bảo chịu chơi là sao?
Ớ Địch công mạnh thằng lày láo, từ sáng giờ đã ăn méo gì đâu. Nhặt rác Hồ gươm từ sáng giờ..Đôi lời thân ái gửi nhắn gửi "lều báo" Quốc Phong
Tớ chả biết tư duy bạn giỏi cỡ nào nhưng nghe giọng văn của bạn chả ngửi được , nghe chối quá .
Tớ có đói tớ chả xin bạn
Tớ có nghèo tớ chả khóc với ai.
Ăn hay ị là nhu cầu thiết yếu
Bạn có quyền phán xét người đời?
Bạn có giỏi hãy làm "người nổi tiếng"
Tạo " lối đi" cho mỗi con người ?
Tớ trích câu nói của người nổi tiếng cho bạn HỌC LẠI nhé:
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Bạn muốn thành "chết da" chắc? Nếu bạn muốn học làm " chết da" bạn nên thực hành trong gia đình bạn trước, khi nào thành chính quả hãy ra răn dạy người ngoài.
Người Hà Nội nghèo nhưng ăn sáng rất ‘chịu chơi, chịu chi’?
04:00 | 06/03/2017
Ở một đất nước thu nhập bình quân đầu người vẫn thuộc diện thấp và vẫn còn rất nhiều người nghèo như Việt Nam, chúng ta cũng cần suy nghĩ nghiêm t$úc để bữa sáng hợp lý cả về tiền bạc lẫn thời gian.
Báo chí vài ngày qua đưa tin, theo báo cáo kết quả đo lường của Bloomberg (Bloomberg Global City Breakfast Index), Người Hà Nội mất tới 12% chi phí hằng ngày cho bữa sáng. Trong khi đó, chi phí trung bình dành cho bữa ăn sáng được coi là "tiêu chuẩn" là 1 cốc sữa, 1 quả trứng, 2 lát bánh mì và một miếng hoa quả.
Cũng theo báo cáo này, các quốc gia ở khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu - nơi có nền kinh tế phát triển nhất cũng là nơi có chi phí dành cho bữa sáng thấp nhất (dưới 1,8% thu nhập hằng ngày). Ở châu Á, mức chi này của người dân Osaka - Nhật Bản chỉ là 1%. Trong khi thu nhập trung bình của người Hà Nội chỉ bằng 1/8 thu nhập trung bình của người dân ở Osaka.
Ảnh minh hoạ: afamily
Điều này cho thấy, nếu như chi phí dành cho bữa sáng là vấn đề không đáng bận tâm đối với các nước khá giả, thì với một số khu vực như Việt Nam, đây là một vấn đề không hề nhỏ.
Nhìn vào những con số trên, điều dễ nhận ra, đó là người Hà Nội nói riêng, người các thành phố lớn nói chung của nước ta đang ngày một "chịu chơi và chịu chi" hơn cho bữa sáng. Có những lý do cho chuyện này.
Những năm gần đây, nhiều người thường kết hợp ăn sáng với gặp gỡ đối tác rồi bàn công việc luôn. Họ cũng có thể hẹn hò với bạn bè ở các quán điểm tâm rồi dùng cà phê rất lịch sự. Và đương nhiên, những quán xá này, giá cả cũng rất khác bởi dịch vụ, cảnh quan... khiến giá cả cao hơn nhiều so với những quán bình dân có chất lượng đồ ăn tương tự. Song nhiều khi, ngoài yếu tố chất lượng và gu ẩm thực của mỗi người nên nhiều khi họ vẫn chấp nhận một chỗ ngồi lịch sự," đẳng cấp"...
Một bát phở Bát Đàn danh tiếng cũng chỉ đến 40 – 50 nghìn/ bát, nhưng vào khách sạn hạng sang, bạn phải chi đến 7-8 đô la cho một bát phở. Nhưng với người còn muốn gặp đối tác bàn công việc thì dĩ nhiên, họ vẫn muốn đến khách sạn dùng bữa sáng.
Ngay ở các địa phương khác, tôi cũng đã chứng kiến sự đổi thay đáng kinh ngạc của bữa điểm tâm sáng với mức giá "khủng". Chẳng hạn ở thành phố Cẩm Phả nhỏ bé thuộc tỉnh Quảng Ninh, tôi từng được mời dùng bát phở giá tới 200 ngàn, mà cá nhân tôi thấy chỉ tương đương mức giá bằng một nửa nếu ở Thủ đô. Song, nghe đâu, với các đại gia ở Cẩm Phả, đây cũng là chỗ để họ thể hiện đẳng cấp chịu chơi và chịu chi của người dân đất mỏ, nhất là khi mời bạn bè, đối tác...
Thứ 2, ở các nước, tôi thường thấy xu hướng người ta dùng bữa điểm tâm tại nhà, ngay cả châu Âu cũng thế chứ không chỉ châu Á như ta hay thấy trên phim ảnh Hàn Quốc, Nhật Bản...
Trong khi ở các thành phố lớn Việt Nam, ăn sáng thường là theo kiểu đường ai nấy đi, bữa ai nấy lo. Thói quen này có lẽ cũng gây tốn kém và góp phần làm tăng giá bữa sáng trong quỹ lương của mỗi người không nhỏ. Giả dụ chúng ta cứ ăn đủ chất theo tiêu chuẩn như ở phần đầu bài viết đã nêu hoặc ăn sáng đơn giản tự làm một nắm xôi hai quả trứng ốp, thì có lẽ cũng không đến mức bữa sáng của người Hà Nội chiếm 12% thu nhập.
Kết hợp bữa sáng để gặp gỡ, trao đổi làm ăn là một nhu cầu chính đáng và cũng là thú vui của con người ta trong một xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều tôi muốn đề cập là làm sao cho hợp lý, kể cả về quỹ thời gian.
Không ít người "sài giờ cao su" cho bữa sáng, cà kê ăn uống, café, ảnh hưởng đến cả công việc ở công sở. Một số nhà tự nấu ăn sáng thì lại cầu kỳ, nào phở, nào cháo, nào bún…, nhiều phụ nữ phải tất bật từ sáng sớm để nấu bữa sáng cho cả nhà. Sự cầu kỳ này có lẽ dành cho cuối tuần thì phù hợp hơn.
Món ăn sáng hay ẩm thực Việt Nam rất phong phú, độc đáo và thú vị mà không phải quốc gia nào cũng có, tạo nên một nét văn hoá riêng. Mức sống, số người khá giả ngày càng tăng. Tuy nhiên, ở một đất nước thu nhập bình quân đầu người vẫn thuộc diện thấp và vẫn còn rất nhiều người nghèo như Việt Nam, thì chúng ta cũng cần suy nghĩ nghiêm túc để bữa sáng hợp lý cả về tiền bạc lẫn thời gian.
http://m.vietnamnet.vn/vn/blog/tuy-ngheo-nhung-an-sang-rat-chiu-choi-chiu-chi-359757.html.
E XIN LỖI CCCM nhé.
Cụ có vẻ kỳ thị người VN quá, VN bây giờ vẫn chủ yếu dùng tiền mặt nên tâm lý chung ai cũng tiêu cho hết tiền lẻ cho đỡ chật ví, không mấy người có 1 mớ 1-2k mà lại rút tiền to ra trả. Việc người ta không lấy tiền thối 1-2k cũng là bình thường, gia đình người ta có điều kiện hơn những người bán hàng lặt vặt, tip cho 1-2k vì phục vụ tốt thì có gì là xấu. Chắc cụ bên Sing nhiều quá nên thấy người VN không bình thường.Vấn đề em muốn chia sẻ là không hiểu sao dân mình lại coi rẻ giá trị đồng tiền trong khi đại đa số mưu sinh vất vả. Em ở Singapore đây mọi người mua hàng vẫn đứng chờ thối 5 cent bình thường và hầu như không mấy người bán hàng vui vẻ khi ai đó rút tờ tiền to để trả cho một giá trị hàng nhỏ trong khi họ có tiền lẻ trong ví. Còn ở Việt Nam mình em quan sát, nếu mua hết tầm 5-7k người ta rút luôn tờ 10k 20k hoặc thậm chí 50k thanh toán trong khi có một mớ 1k 2k đủ để trả Có người vì gấp nhưng hầu như là sĩ, sợ bị ném lại ánh mắt khinh rẻ kiểu :Đồ nhà quê, đồ bần cùng... hay sao đó. Có rất nhiều bà nội trợ sẵn sàng ko thèm lấy tiền thối 1k 2k luôn.