Đây là mộ cụ Nguyễn Khả Trạc, "Cụ Tổ" làng Mai Dịch nhà em đấy ợ.
Em được nghe các cụ kể lại rằng trước khi mất, cụ có mời ông Tả Ao, thầy địa lý giỏi nhất xứ An Nam về tìm chỗ đặt mộ cho chính mình. Khi ông Tả Ao đến, cụ có việc không ở nhà được nên chỉ dặn lại ông Tả Ao tìm cho tôi chỗ "Vạn Đại thượng thư, vạn đại phú cường". Sau đó, do cụ bà ở nhà tiếp đón có phần thất lễ, cơm nước không được chu đáo nên ông Tả Ao giận, ổng chỉ tìm cho chỗ "nhất đại thượng thư, vạn đại phú cường" thôi. Chính là chỗ mộ CCCM thấy bây giờ đấy.
Nơi đây, bên dưới có dòng sông ngầm, nước rất ngon và sạch CCCM nhé. Nếu để ý, CCCM sẽ thấy các giếng nước của nhà máy nước Mai Dịch đều nằm trên trục đó, ngay cạnh khu mộ cũng có mấy giếng. Năm 1985, khi làm đường Thăng Long, nhà nước đã tránh cả khu mộ và các giếng hút nước. Bây giờ thì để mở và làm đường trên cao, đang làm thủ tục giải tỏa với dòng họ nhà em rồi. Chuyển lần này, chắc dòng họ nhà em mất luôn cả "vạn đại phú cường" ấy nhỉ. Hì.
---------------
Một vị tiến sĩ chính là Hộ Bộ Thượng thư Liêm Quận công Nguyễn Khả Trạc, người đã làm quan bốn triều vua Lê Trung Hưng, có nhiều công tích với dân với nước, danh tính hiện lưu khắc trên bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nguyễn Văn Trạc (1598 -1672), được vua ban tên Nguyễn Khả Trạc, là người xã Mai Dịch, huyện Từ Liêm, đỗ đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi, niên hiệu Đức Long 3 (1631) đời Lê Thần Tông, năm 34 tuổi.
Làm quan đến chức Lễ bộ Tả thị lang, tước Từ Phái hầu, sau thăng Công bộ Thượng thư, tước Liêm Quận công. Khi mất, Nguyễn Khả Trạc được truy tặng hàm Thiếu bảo, thọ 78 tuổi. Vì thế, Hà Nội đã đặt tên một đường phố thuộc quận Cầu Giấy và một trường tiểu học phường Mai Dịch mang danh Nguyễn Khả Trạc.
Theo tư liệu dòng họ Nguyễn Khả, cách nay gần 400 năm, tiến sĩ Nguyễn Khả Trạc đã cho xây dựng khu lăng mộ tổ này, với kiến trúc hoành tráng, mỹ thuật cầu kì, được giữ gìn, tôn tạo đến nay...