[Funland] Ngọc Hoàng trong Tây Du Ký có bản lĩnh gì mà thống lĩnh được các thần tiên phật tổ nhỉ?

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,157
Động cơ
2,093,275 Mã lực
Chả nhẽ lại ra tay bo với TNK, có người làm rồi đâu cần Ngọc Hoàng ra tay
Ngọc Hoàng sao bằng Phật Tổ Như Lai đc? Đận TNK đại náo bao quan tướng nhà Trời ko trị nổi phải nhờ PTNL ra tay mới thuần phục đc.
NH = CTN còn PTNL = TBT nhá :>
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,663
Động cơ
970,358 Mã lực
E biết nhõn a Hoàng Táo quân :D
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,465
Động cơ
231,027 Mã lực
Tuổi
49
Bác Tueminh2626 cho em hỏi: chứng thiền bậc nào thì nhìn thấy cảnh giới trên ạ? Em nhớ hồi nhỏ có mấy lần mơ thấy lang thang cõi trời, có lần còn mơ thấy con rồng xám đen với đầy đủ râu, vẩy và cái đuôi rực lửa, nói chung là k thể tả hết đc bằng ngôn từ (đến h em vẫn mong gặp lại). Sau lớn lên, cơm áo gạo tiền, yêu đương, hạnh phúc, đau khổ cứ nối tiếp nhau ngày qua ngày, chả còn nhìn thấy cảnh giới trời đc nữa.

Được gửi từ iPhone Xs - Otofun
Thiền định có rất nhiều tầng bậc khác nhau, nhưng chứng Sơ Thiền trở lên là có thể đi khắp các cõi trời Dục Giới, như mình biết thì ở Việt Nam trước đây có Cố Hoà Thượng Thích Giác Khang đã chứng được Thiền định và đột phá cảnh giới, ngoài ra có Hoà thượng Thích Thông Châu ngài cũng đã có chứng đắc trong Thiền Định để lên các cõi trời. Tuy nhiên thời này là thời Mạt pháp, nếu ko nghiên cứu uyên thâm về Phật Pháp, có thầy chỉ dạy thì rất dễ tẩu hoả nhập ma như anh Vũ Trung Nguyên, Như Tổ thứ 6 của Tịnh Độ Tông - Vĩnh Minh Đại Sư - Hoá Thân của Phật A Di Đà (ngày sinh của Ngài được lấy làm ngày Vía của Đức Phật A Di Đà) trong bài kệ Tứ Liệu Giản có nói:
Có Thiền Không Tịnh Độ
Mười người chín Lạc Lộ
Khi Ấm Cảnh Hiện ra
Chớp Mắt đi theo nó
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,071
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
TDK là tác phẩm biên Đạo Giáo viết để bôi bác Phật Giáo
Ngược lại Phong Thần Diễn Nghĩa là bên Phật Giáo viết ra để bôi bác Đạo Giáo
Phật Giáo - Đạo Giáo cũng vậy cả, cũng chỉ là sản phẩm của Nhân Loại, phỏng Cụ!
Em thấy Phong Thần là tác phẩm giải thích nguồn gốc các thần thánh tiên của Đạo giáo, nó là quá trình giàn xếp ra thể chế Thiên đình. Còn Tây Du nó là tác phẩm giải thích quá trình chuyển hướng và sang phe Phật giáo. Đọc Phong Thần và Tây Du thấy được cái ghê gớm của chính trị.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,465
Động cơ
231,027 Mã lực
Tuổi
49
Ngay trong Tây du ký nó cũng giải thích tại sao rồi. Ngọc Hoàng tu mấy nghìn kiếp nên mới được vậy. Đơn giản thế thôi. Phức tạp hoá vấn đề lên làm gì.
Tu Thập Thiện Bậc Thượng thì được sinh lên cõi trời cao Nhất cũng chỉ là trời Đao Lợi, muốn lên các cõi trời cao hơn nữa thì phải tu thêm Thiền Định:
Kinh Nghiệp báo sai biệt chép rằng: Nếu chúng sinh nào tu đủ mười thiện nghiệp tăng thượng mười thiện nghiệp: Bảy điều ở thân, khẩu nói trên và thêm ba điều ở ý là: Không tham, sân, si thì được quả báo ở các cõi Trời Dục giới. Nếu tu mười thiện nghiệp hữu lậu, kết hợp với thiền định thì được quả báo ở các cõi Trời vô sắc giới”. Luận Thuận Chính Lý chép rằng: “Chư thiên ở sáu cõi Trời Dục giới khi mới sinh lên đó lần lượt sau năm, sáu, bảy, tám, chín, mười tuổi thì thân hình của người mới sinh ấy mới được đầy đủ. Những người ở trên cõi Trời Sắc giới thì ngay khi mới sinh ra, thân hình và trí đã chu viên, đầy đủ, những thứ tốt đẹp màu nhiệm như quần áo….”
Lại tất cả những thiên chúng, khi nói ra đều là những lời nói của Thánh nhân, không cần phải do học tập mà tự nhiên hiểu được sách vở ngôn ngữ. Con trai thì sinh ra ở đầu gối phải của cha (Thiên phụ), con gái thì sinh ở đầu gối trái của mẹ (Thiên mẫu). Tất cả đều là hóa sinh. Hoặc có khi bỗng hóa sinh ra từ bông hoa mà bà mẹ (Thiên mẫu) đang cầm trên tay.

Kinh A Hàm chép: “Đứa trẻ (ở trên cõi Trời) vừa ra đời chưa bao lâu thì đã biết đói khát. Tự nhiên có trăm thứ (trăm mùi) thức ăn đựng trong bảo khí (bát quý báu) hiện ra. Nếu người nào nhiều phúc thì có thức ăn màu trắng, người nào phúc trung bình thì màu vàng, còn người nào phúc kém thì màu đỏ. Nếu khát thì uống nước cam lộ, đựng trong chén báu, thức ăn và nước vào bụng thì dần dần tiêu đi như vị tô đun trên lửa, không còn hình ảnh gì nữa, cũng không phải đi đại tiện, tiểu tiện gì cả…”. Khi chết thì như đèn đuốc tắt không có thi hài, bởi vì là hóa sinh.

Kinh Khởi Thế chép: “Chư thiên ở Dục giới bằng đoàn thực (thức ăn có miếng). Chư thiên ở Sắc giới thì từ cõi Trời Sơ thiền đến cõi Trời Biến Tịnh đều lấy “Hỷ” (vui mừng) làm thức ăn. Chư thiên ở trên cõi Trời Vô Sắc giới lấy ý nghiệp làm thức ăn. Có chỗ nói: “Chư thiên ở cõi Trời Vô Sắc giới lấy Thiền duyệt pháp hỷ làm thức ăn”.

Kinh Niết Bàn chép rằng: “Dẫu cho có được cái thân ở trên cõi Trời như Tứ Thiên Vương, hay cái thân Trời Tha Hóa tự tại, cho đến cõi Trời Phạm Thiên, ở cõi Trời Phi Phi Tưởng Xứ đi nữa thì sau khi mệnh chung lại sa vào trong ba đường ác. Khi phúc báo ở trên cõi Trời hết, năm tướng suy hiện ra, thì thân phải chịu khổ lớn, cũng giống như cái khổ ở địa ngục không sai khác gì”.
 

oliviarose

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-788913
Ngày cấp bằng
31/8/21
Số km
1,215
Động cơ
40,966 Mã lực
Tuổi
34
Người Hoa nghĩ ra hệ thống thần tiên đông đảo phết, con cháu giờ làm phim mệt nghỉ
1661065005052.png
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,720
Động cơ
473,031 Mã lực
Thiền định có rất nhiều tầng bậc khác nhau, nhưng chứng Sơ Thiền trở lên là có thể đi khắp các cõi trời Dục Giới, như mình biết thì ở Việt Nam trước đây có Cố Hoà Thượng Thích Giác Khang đã chứng được Thiền định và đột phá cảnh giới, ngoài ra có Hoà thượng Thích Thông Châu ngài cũng đã có chứng đắc trong Thiền Định để lên các cõi trời. Tuy nhiên thời này là thời Mạt pháp, nếu ko nghiên cứu uyên thâm về Phật Pháp, có thầy chỉ dạy thì rất dễ tẩu hoả nhập ma như anh Vũ Trung Nguyên, Như Tổ thứ 6 của Tịnh Độ Tông - Vĩnh Minh Đại Sư - Hoá Thân của Phật A Di Đà (ngày sinh của Ngài được lấy làm ngày Vía của Đức Phật A Di Đà) trong bài kệ Tứ Liệu Giản có nói:
Có Thiền Không Tịnh Độ
Mười người chín Lạc Lộ
Khi Ấm Cảnh Hiện ra
Chớp Mắt đi theo nó
Xin cụ cho biết tẩu hỏa nhập ma sau khi tu (không thành công) thì hậu quả của nó như nào? Như cụ thể với trường hợp của cụ Vũ Trung Nguyên vừa nêu dẫn chứng ở trên? Cảm ơn cụ.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,465
Động cơ
231,027 Mã lực
Tuổi
49
Xin cụ cho biết tẩu hỏa nhập ma sau khi tu (không thành công) thì hậu quả của nó như nào? Như cụ thể với trường hợp của cụ Vũ Trung Nguyên vừa nêu dẫn chứng ở trên? Cảm ơn cụ.
Tu bình thường chơi chơi thì không sao nhưng khi Thiền Định sâu hoặc tinh tu thiền sẽ gặp các vấn đề về đột phá cảnh giới và xung đột trong A lại gia thức. Nếu ko có trí huệ và phước đức dễ lạc vào ma cảnh tẩu hoả nhập ma như a Vũ Trung Nguyên. thiền hay niệm Phật khi tinh tu đều có các cảnh giới xuất hiện khảo nghiệm xung đột, nếu không có trí huệ và đạo hành, có vị thầy là bậc chân tu hướng dẫn hoặc có thiện tri thức hộ thất rất dễ bị tẩu hỏa nhập ma, Hòa thượng Thích Thiền Tâm - Nguyên Viện trưởng Phật học viện Huê Nghiêm, Sài Gòn, trụ trì sáng lập Phương Liên Tịnh Xứ, Đà Lạt đã nói rõ đều này trong tác phẩm Niệm Phật Thập Yếu:

"Trên đường tu không tinh tấn dụng công thì thôi, nếu tinh tấn dụng công, nhứt định có cảnh giới. Cảnh giới này có trong và ngoài khác nhau. Trước tiên xin nói về phần trong tức là Nội cảnh giới.
Nội cảnh giới cũng gọi là Tự tâm cảnh giới, vì cảnh giới này không phải từ bên ngoài vào, mà chính do nơi công dụng trong tâm phát hiện. Những người không hiểu rõ lý "muôn pháp do tâm" cho rằng tất cả cảnh giới đều từ bên ngoài đến, là lối nhận định sai lầm. Bởi khi hành giả dụng công đến mức tương ưng, dứt tuyệt ngoại duyên, thì chủng tử của các pháp tiềm tàng trong tạng thức liền phát sanh ra hiện hạnh. Với người niệm Phật trì chú, thì công năng của Phật hiệu và mật chú đi sâu vào nội tâm, tất gặp sự phản ứng của hạt giống thiện ác trong tạng thức, cảnh giới phát hiện rất là phức tạp. Các cảnh ấy thường hiện ra trong giấc mơ, hoặc ngay khi tỉnh thức đang dụng công niệm Phật. Nhà Phật gọi trạng thái này là "A lại da biến tướng."
Những cảnh tướng như thế, gọi là Nội cảnh giới hay Tự tâm cảnh giới, do một niệm khinh ra, hoặc do chủng tử lành của công đứcniệm Phậttrì chú biến hiện. Những cảnh này thoạt hiện liền mất, hành giả không nên chấp cho là thật có mà để tâmlưu luyến. Nếu sanh niệm luyến tiếc, nghĩ rằng cảnh giới ấy sao mà nhẹ nhàng an vui, sao mà trang nghiêmtốt đẹp, rồi mơ tưởng khó quên, mong cho lần sau lại được thấy nữa, đó là điểm sai lầm rất lớn. Cổ nhơn đã chỉ tríchtâm niệm này là "gãi trước chờ ngứa." Bởi những cảnh tướng ấy do sự dụng côngđắc lực tạm hiện mà thôi, chớ không có thật. Nên biết khi người tu dụng công đến trình độ nào, tự nhiêncảnh giới ấy sẽ hiện ra. Ví như người lữ hành mỗi khi đi qua một đoạn đường, tất lại có một đoạn cảnh vật sai khác hiển lộ. Nếu như kẻ lữ hành chưa đến nhà, mà tham luyến cảnh bên đường không chịu rời bước, tất có ngại đến cuộc hành trình, và bị bơ vơ giữa đường chẳng biết chừng nào mới về đến nhà an nghỉ. Người tu cũng thế, nếu tham luyếncảnh giới tạm, thì không làm sao chứng được cảnh giới thật. Thảng như mơ tưởng đến độ cuồng vọng, tất sẽ bị ma phá, làm hư hại cả một đời tu.
Đến như bậc tham thiền khi nhập định thấy định cảnh mênh mang rỗng không trong suốt, tự tại an nhàn, rồi sanh niệm ưa thích; hay khi tỏ ngộ được một đạo lý cao siêu, rồi vui mừng chấp giữ lấy, cũng đều thuộc về "có tướng." Và đã "có tướng" tức là có hư vọng. "

Biện Ma Cảnh

Như trên đã nói, người niệm Phật có khi thấy các tướng song lại là ma cảnh; điều này chỉ cho trường hợp nhân quả không tương ứng. Chẳng hạn như người đang quán tướng Phật, hốt nhiên thấy tướng mỹ nữ. Kẻ tinh tấn niệm Phật mong thấy thắng cảnh ở Tây Phương, song chợt thấy một vùng nhà cửa ô tạp, nam nữ cùng loài súc vật đi qua chạy lại lăn xăn. Người mong thấy hoa sen báu, nhưng bỗng thấy một cổ xe nhỏ.
Do nhân quả không hợp nhau như thế, nên biết là cảnh ma. Có năm trường hợp để phân biệt là cảnh ma hay cảnh thật như sau:

1. Các cảnh nhân quả không phù hợp, quán tướng này song thấy tướng khác, cầu cảnh nọ mà lại hiện cảnh kia, như trên đã vừa nói. Và lại, cảnh hiện ra không giống như trong kinh diễn tả, đều là cảnh ma.

2. Chư Phật, Bồ Tát tâm từ bi trong sạch, cho nên dù hiện tướng quỉ thần đến thử thách, ta vẫn cảm thấy an nhiên thanh tịnh. Trái lại, bản nghiệp các loài ma là phiền não hiểm ác, nên dù hiện tướng Phật đến khuyên dạy, ta tự cảm thấy xao động nóng nảy không yên.

3. Ánh sáng của Phật làm cho ta cảm thấy êm dịu mát mẻ, lại không có bóng, không chói mắt. Ánh sáng của ma làm cho ta chói xót đôi mắt, bứt rứt không yên, và có bóng. Cho nên Kinh Lăng Già nói:

Phật địa là tối thắng
Trong sạch mầu trang nghiêm
Chiếu hiệu như lửa hừng
Ánh sáng đến khắp nơi
Rực rỡ không tổn mắt
Xoay vần độ ba cõi.

4. Lời thuyết pháp của Phật, Bồ Tát hợp với kinh điển, thuận theo chân lý. Lời của ma trái lẽ phải, không đúng với kinh Phật đã chỉ dạy.

5. Khi thắng tướng hiện ra, muốn khảo nghiệm, hành giả chỉ chánh ý tụng Bát Nhã Tâm Kinh, hoặc nhiếp tâm trì chú niệm Phật. Nếu là thánh cảnh, càng niệm lại càng rõ ràng, vì vàng thật không sợ lửa. Nếu là ma cảnh, trì niệm một hồi nó liền ẩn mất, bởi tà không thể lấn chánh.

* Phải lấy cả năm điều như trên để xét nghiệm, chớ không thể chỉ một hai điều. Vì có những thiên mahoặc thần tiên theo ngoại phái, muốn dắt dẫn ta hướng về đường lối của họ, nên giả hiện tướng Phật Bồ Tát để thuyết pháp. Tuy môn tu của họ không phải là con đường cứu cánh giải thoát, song họ có nghiệp lành, hoặc sức thiền định khá cao, nên hào quang phát ra cũng làm cho ta được mát mẻ êm dịu. Lại lối thuyết pháp của họ đôi khi cũng khuyên làm lành giữ giới, ăn chay niệm Phật, song có một vài điểm sai khác không hợp với kinh Phật, phải nhận định kỹ và phải hiểu giáo lý mới biết được. Chẳng hạn như họ cũng khuyên ăn chay niệm Phật, nhưng lại dạy phải vận hành câu niệm Phật khắp châu thân gọi là "chuyển pháp luân" để khai thông mạch Nhâm, Đốc, và mở Nê Hoàn Cung. Đây là lối thuyết pháp của hàng ma ngoại đạo. Hoặc có loài ma hiện ra tướng cao tăng bảo: "Phật đồng, Phật xi măng không độ được nước, vì xuống nước phải chìm; Phật tượng, Phật gỗ không độ được lửa, vì gặp lửa phải bị cháy; chỉ có Phật tâm mới không bị vật chi làm hoại. Tu được Phật tâm thanh tịnh thì không cần tu thân và khẩu; cho nên dù ăn thịt uống rượu, có vợ con cũng vô hại. Lối tu thân và khẩu như giữ giới, ăn chay, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, là những cách khổ hạnh bó buộc vô ích." Đây là lời thuyết phápcủa hạng tinh mị lâu năm, hoặc loài ma ái dục. Có những hạng ma ngoại đạo công năng tu khá cao, có thể dùng sức thiền định gia bị, khiến cho hành giả thân tâm được an định trong vòng bảy ngày, hoặc hai mươi mốt ngày. Nhưng lối thuyết pháp của họ không siêu thoát, kết cuộc chỉ trong vòng ngã chấp.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,720
Động cơ
473,031 Mã lực
Tu bình thường chơi chơi thì không sao nhưng khi Thiền Định sâu hoặc tinh tu thiền sẽ gặp các vấn đề về đột phá cảnh giới và xung đột trong A lại gia thức. Nếu ko có trí huệ và phước đức dễ lạc vào ma cảnh tẩu hoả nhập ma như a Vũ Trung Nguyên. thiền hay niệm Phật khi tinh tu đều có các cảnh giới xuất hiện khảo nghiệm xung đột, nếu không có trí huệ và đạo hành, có vị thầy là bậc chân tu hướng dẫn hoặc có thiện tri thức hộ thất rất dễ bị tẩu hỏa nhập ma, Hòa thượng Thích Thiền Tâm - Nguyên Viện trưởng Phật học viện Huê Nghiêm, Sài Gòn, trụ trì sáng lập Phương Liên Tịnh Xứ, Đà Lạt đã nói rõ đều này trong tác phẩm Niệm Phật Thập Yếu:

"Trên đường tu không tinh tấn dụng công thì thôi, nếu tinh tấn dụng công, nhứt định có cảnh giới. Cảnh giới này có trong và ngoài khác nhau. Trước tiên xin nói về phần trong tức là Nội cảnh giới.
Nội cảnh giới cũng gọi là Tự tâm cảnh giới, vì cảnh giới này không phải từ bên ngoài vào, mà chính do nơi công dụng trong tâm phát hiện. Những người không hiểu rõ lý "muôn pháp do tâm" cho rằng tất cả cảnh giới đều từ bên ngoài đến, là lối nhận định sai lầm. Bởi khi hành giả dụng công đến mức tương ưng, dứt tuyệt ngoại duyên, thì chủng tử của các pháp tiềm tàng trong tạng thức liền phát sanh ra hiện hạnh. Với người niệm Phật trì chú, thì công năng của Phật hiệu và mật chú đi sâu vào nội tâm, tất gặp sự phản ứng của hạt giống thiện ác trong tạng thức, cảnh giới phát hiện rất là phức tạp. Các cảnh ấy thường hiện ra trong giấc mơ, hoặc ngay khi tỉnh thức đang dụng công niệm Phật. Nhà Phật gọi trạng thái này là "A lại da biến tướng."
Những cảnh tướng như thế, gọi là Nội cảnh giới hay Tự tâm cảnh giới, do một niệm khinh ra, hoặc do chủng tử lành của công đứcniệm Phậttrì chú biến hiện. Những cảnh này thoạt hiện liền mất, hành giả không nên chấp cho là thật có mà để tâmlưu luyến. Nếu sanh niệm luyến tiếc, nghĩ rằng cảnh giới ấy sao mà nhẹ nhàng an vui, sao mà trang nghiêmtốt đẹp, rồi mơ tưởng khó quên, mong cho lần sau lại được thấy nữa, đó là điểm sai lầm rất lớn. Cổ nhơn đã chỉ tríchtâm niệm này là "gãi trước chờ ngứa." Bởi những cảnh tướng ấy do sự dụng côngđắc lực tạm hiện mà thôi, chớ không có thật. Nên biết khi người tu dụng công đến trình độ nào, tự nhiêncảnh giới ấy sẽ hiện ra. Ví như người lữ hành mỗi khi đi qua một đoạn đường, tất lại có một đoạn cảnh vật sai khác hiển lộ. Nếu như kẻ lữ hành chưa đến nhà, mà tham luyến cảnh bên đường không chịu rời bước, tất có ngại đến cuộc hành trình, và bị bơ vơ giữa đường chẳng biết chừng nào mới về đến nhà an nghỉ. Người tu cũng thế, nếu tham luyếncảnh giới tạm, thì không làm sao chứng được cảnh giới thật. Thảng như mơ tưởng đến độ cuồng vọng, tất sẽ bị ma phá, làm hư hại cả một đời tu.
Đến như bậc tham thiền khi nhập định thấy định cảnh mênh mang rỗng không trong suốt, tự tại an nhàn, rồi sanh niệm ưa thích; hay khi tỏ ngộ được một đạo lý cao siêu, rồi vui mừng chấp giữ lấy, cũng đều thuộc về "có tướng." Và đã "có tướng" tức là có hư vọng. "

Biện Ma Cảnh

Như trên đã nói, người niệm Phật có khi thấy các tướng song lại là ma cảnh; điều này chỉ cho trường hợp nhân quả không tương ứng. Chẳng hạn như người đang quán tướng Phật, hốt nhiên thấy tướng mỹ nữ. Kẻ tinh tấn niệm Phật mong thấy thắng cảnh ở Tây Phương, song chợt thấy một vùng nhà cửa ô tạp, nam nữ cùng loài súc vật đi qua chạy lại lăn xăn. Người mong thấy hoa sen báu, nhưng bỗng thấy một cổ xe nhỏ.
Do nhân quả không hợp nhau như thế, nên biết là cảnh ma. Có năm trường hợp để phân biệt là cảnh ma hay cảnh thật như sau:

1. Các cảnh nhân quả không phù hợp, quán tướng này song thấy tướng khác, cầu cảnh nọ mà lại hiện cảnh kia, như trên đã vừa nói. Và lại, cảnh hiện ra không giống như trong kinh diễn tả, đều là cảnh ma.

2. Chư Phật, Bồ Tát tâm từ bi trong sạch, cho nên dù hiện tướng quỉ thần đến thử thách, ta vẫn cảm thấy an nhiên thanh tịnh. Trái lại, bản nghiệp các loài ma là phiền não hiểm ác, nên dù hiện tướng Phật đến khuyên dạy, ta tự cảm thấy xao động nóng nảy không yên.

3. Ánh sáng của Phật làm cho ta cảm thấy êm dịu mát mẻ, lại không có bóng, không chói mắt. Ánh sáng của ma làm cho ta chói xót đôi mắt, bứt rứt không yên, và có bóng. Cho nên Kinh Lăng Già nói:

Phật địa là tối thắng
Trong sạch mầu trang nghiêm
Chiếu hiệu như lửa hừng
Ánh sáng đến khắp nơi
Rực rỡ không tổn mắt
Xoay vần độ ba cõi.

4. Lời thuyết pháp của Phật, Bồ Tát hợp với kinh điển, thuận theo chân lý. Lời của ma trái lẽ phải, không đúng với kinh Phật đã chỉ dạy.

5. Khi thắng tướng hiện ra, muốn khảo nghiệm, hành giả chỉ chánh ý tụng Bát Nhã Tâm Kinh, hoặc nhiếp tâm trì chú niệm Phật. Nếu là thánh cảnh, càng niệm lại càng rõ ràng, vì vàng thật không sợ lửa. Nếu là ma cảnh, trì niệm một hồi nó liền ẩn mất, bởi tà không thể lấn chánh.

* Phải lấy cả năm điều như trên để xét nghiệm, chớ không thể chỉ một hai điều. Vì có những thiên mahoặc thần tiên theo ngoại phái, muốn dắt dẫn ta hướng về đường lối của họ, nên giả hiện tướng Phật Bồ Tát để thuyết pháp. Tuy môn tu của họ không phải là con đường cứu cánh giải thoát, song họ có nghiệp lành, hoặc sức thiền định khá cao, nên hào quang phát ra cũng làm cho ta được mát mẻ êm dịu. Lại lối thuyết pháp của họ đôi khi cũng khuyên làm lành giữ giới, ăn chay niệm Phật, song có một vài điểm sai khác không hợp với kinh Phật, phải nhận định kỹ và phải hiểu giáo lý mới biết được. Chẳng hạn như họ cũng khuyên ăn chay niệm Phật, nhưng lại dạy phải vận hành câu niệm Phật khắp châu thân gọi là "chuyển pháp luân" để khai thông mạch Nhâm, Đốc, và mở Nê Hoàn Cung. Đây là lối thuyết pháp của hàng ma ngoại đạo. Hoặc có loài ma hiện ra tướng cao tăng bảo: "Phật đồng, Phật xi măng không độ được nước, vì xuống nước phải chìm; Phật tượng, Phật gỗ không độ được lửa, vì gặp lửa phải bị cháy; chỉ có Phật tâm mới không bị vật chi làm hoại. Tu được Phật tâm thanh tịnh thì không cần tu thân và khẩu; cho nên dù ăn thịt uống rượu, có vợ con cũng vô hại. Lối tu thân và khẩu như giữ giới, ăn chay, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, là những cách khổ hạnh bó buộc vô ích." Đây là lời thuyết phápcủa hạng tinh mị lâu năm, hoặc loài ma ái dục. Có những hạng ma ngoại đạo công năng tu khá cao, có thể dùng sức thiền định gia bị, khiến cho hành giả thân tâm được an định trong vòng bảy ngày, hoặc hai mươi mốt ngày. Nhưng lối thuyết pháp của họ không siêu thoát, kết cuộc chỉ trong vòng ngã chấp.
Alo alo, xin cụ đi thẳng vào vấn đề, xin cảm ơn.
"Xin cụ cho biết tẩu hỏa nhập ma sau khi tu (không thành công) thì hậu quả của nó như nào? Như cụ thể với trường hợp của cụ Vũ Trung Nguyên vừa nêu dẫn chứng ở trên? Cảm ơn cụ. "
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,471
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Các cụ cho em hỏi vậy liệu quan niệm về căn quả và căn số có thật không.
Em thấy nhiều trường hợp khá là khó giải thích.
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,011
Động cơ
152,637 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngọc Hoàng Đại Đế là vua cõi Trời thứ hai trong Dục Giới, gọi là Trời Đao Lợi hay Trời Tam Thập Tam trong Kinh Phật gọi là Trời Đế Thích (Thích Đề Hoàn Nhân), Trong 28 Tầng Trời thì cõi Trời Đao Lợi mới ở tầng thứ 2 thôi, nói thế để cụ tự hiểu nhé:
Đế Thích Thiên (Ngọc Hoàng Thượng Đế) là ai [⁉]
Đế Thích Thiên là Thiên chủ của Cung trời Tam Thập Tam Thiên hay còn gọi là Đao Lợi Thiên. Đây là tầng trời thứ 2 trong Dục Giới, theo thứ tự từ dưới lên thì: Trời Tứ Thiên Vương, trời Đao Lợi, trời Dạ Ma, trời Đâu Suất, trời Hóa Lạc và trời Tha Hóa Tự Tại. Đế Thích cũng như Chư thiên trời Đao Lợi: Cao một dặm, áo nặng sáu thù, thọ 1000 tuổi. Một ngày đêm nơi đây bằng 100 năm cõi người.
- Đế Thích Thiên là Thiên chủ, thống lãnh toàn bộ thiên chúng cõi trời Đao Lợi và cõi Tứ Thiên Vương. Vị này có quyền năng và nắm quyền sinh sát chốn nhân gian; Chớ không phải ông Vua cờ Đế thích mà bạn xem trong chuyện cổ dân gian đâu nhé.
- Vua Trời Đế Thích Thiên là ai ?
Vua trời Đế Thích là vị mà: Nho gia tôn xưng là Ngọc Hoàng Thượng Đế; Đạo gia tôn xưng là Ngọc Đế hoặc Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn. Còn trong kinh Phật thường gọi là Tam thập tam Thiên vương, hoặc Đế Thích, hoặc Thích Đề Hoàn Nhân. Vua trời Đế Thích thật ra cũng chỉ đến một vị Thượng đế, có quyền uy thống nhiếp hết bốn vị Đại thiên vương. Với người nhân gian, thì Ngọc Hoàng Thượng Đế là kinh khủng lắm. Nhưng nếu xét theo Tam Giới thì ở vị trí này cũng còn rất thấp. Vì phía trên Đế Thích còn có vô số cõi Chư Thiên khác, quyền năng và phước báu hơn gấp trăm vạn lần!
- Đế Thích Thiên xét việc thiện ác thế gian
Theo Lập Thế A Tì Đàm Luận: Các vị Đế Thích, Thiên vương cùng nhau lên Thiện pháp đường, có chư thiên cùng theo hầu chung quanh cung kính. Vào Thiện pháp đường rồi, Đế Thích lên ngồi trên tòa sư tử, hai bên tả hữu mỗi bên có 16 vị thiên vương cùng an tọa. Ngoài ra tất cả chư thiên cũng đều phân theo ngôi thứ mà ngồi xuống. Có hai vị thái tử, một vị tên là Chiên-đàn, một vị tên là Tu-tỳ-la, chính là hai vị Đại tướng quân của cung trời Đao-lợi. Chia nhau ngồi hai bên tả hữu của 32 vị thiên vương. Bốn vị thiên vương chia nhau ngồi nơi bốn cửa.
Bấy giờ, bốn vị thiên vương mang những việc thiện ác của người thế gian mà tấu trình lên Đế Thích. Nếu nghe biết thế gian có nhiều người thọ trì Ngũ giới, Bát giới; Hoặc đối đãi cung kính với cha mẹ, với các vị sa môn, các bậc sư trưởng; Hoặc thực hành bố thí, tu phước… Đế Thích liền hết sức hoan hỷ, biết rằng như vậy tương lai sẽ có nhiều người sinh về các cõi trời, mà ít người sinh vào cảnh giới a-tu-la. Nếu không được như vậy, Đế Thích liền buồn rầu không vui.
Vì thế, mỗi tháng vào những ngày lục trai, thập trai đều sai khiến các vị phi thiên thần tướng thường xuyên tuần du trong chốn nhân gian, xem xét theo dõi các việc thiện ác của người đời.
- Ngọc Đế không giáng trần
Người thế gian cho rằng Ngọc Đế có khi giáng trần, điều đó không đúng. Dưới mắt nhìn của chư thiên thì cõi thế gian này thật vô cùng ô uế; Dẫu cách xa hàng trăm do tuần cũng bốc mùi hôi thối đối với chư thiên, thật khó đến gần. Những vị tuần sát việc thiện ác chốn nhân gian chỉ riêng là những bậc quỷ thần nhiều phúc đức mà thôi. Tuy nhiên, việc thưởng điều lành, phạt điều ác luôn chính xác. Không một mảy may sai lầm. Đến như những cõi trời Dạ Ma, Đâu suất trở lên nữa. Chư thiên đều vô cùng tôn quý, chẳng hề lưu tâm đến những việc của thế tục.
- Đế Thích Thiên vẫn trong vòng sanh tử luân hồi
Kinh Đại Bát Niết bàn dạy rằng: “Tuy được sinh làm Phạm thiên, cho đến sinh vào các cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ. Nhưng đến lúc mạng chung vẫn có thể đọa vào ba đường dữ(Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh).”
Ông này có đúng là ông trong Tây Du Ký ko cụ? Nhỡ là ông khác thì sao?
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,011
Động cơ
152,637 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
NH là vị thần tiên cai quản khắp cõi thiền đình, nhưng phải vị sáng lập thiên đình.

Nôm na là NH là CEO được Chủ tịch thuê điều hành. Lý do được chọn làm Ceo ở đây duy nhất là dựa trên kinh nghiệm - "thâm niên" tu hành (đã tu một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm, 129 600 năm, mới lên được ngôi vị Ngọc Hoàng)
1750 x 129600 = 22.680.000 năm

Ôi mẹ ơi, ông này mà ko xứng đáng thì còn ai xứng đáng nữa 😂😂😂
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,669
Động cơ
228,300 Mã lực
.... Nếu nghe biết thế gian có nhiều người thọ trì Ngũ giới, Bát giới; Hoặc đối đãi cung kính với cha mẹ, với các vị sa môn, các bậc sư trưởng; Hoặc thực hành bố thí, tu phước… Đế Thích liền hết sức hoan hỷ, biết rằng như vậy tương lai sẽ có nhiều người sinh về các cõi trời, mà ít người sinh vào cảnh giới a-tu-la....
cụ cho e hỏi hồi thanh niên, e cũng đỗi xử tốt với rất nhiều cô gái, rất chung tình, nhưng toàn bị các cô ý bỏ rơi, thì sau này e có được bù đắp, được sinh về cõi toàn Hằng Nga với các tiên nữ không ạ? :P :D
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
Ông này có đúng là ông trong Tây Du Ký ko cụ? Nhỡ là ông khác thì sao?
Ngọc Hoàng có hàng tỷ tỷ ông cụ nhé, Quốc Khánh là 1 trong số đó ...biệt hiệu "Dưa Vàng" :-j
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
cụ cho e hỏi hồi thanh niên, e cũng đỗi xử tốt với rất nhiều cô gái, rất chung tình, nhưng toàn bị các cô ý bỏ rơi, thì sau này e có được bù đắp, được sinh về cõi toàn Hằng Nga với các tiên nữ không ạ? :P :D
Sau cụ sẽ đc hoàn kiếp thành Cave Nam L-)
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,471
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Ồ, chắc chắn là không phải như thế rồi 😂
(Nợ bác từ "nào" =)))
Cụ dành từ này để đến khi có đủ cơ hội, chỉ nói mỗi từ " nào nào" là phụ nữ lăn vào lòng cụ.
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,471
Động cơ
1,966,650 Mã lực
cụ cho e hỏi hồi thanh niên, e cũng đỗi xử tốt với rất nhiều cô gái, rất chung tình, nhưng toàn bị các cô ý bỏ rơi, thì sau này e có được bù đắp, được sinh về cõi toàn Hằng Nga với các tiên nữ không ạ? :P :D
Theo nhân quả, kiếp trước cụ sở khanh quá nên kiếp này sau khi no xôi chán chè thì các cô ấy sẽ bỏ rơi cụ.
Còn những cụ kiếp trước chay tịnh không đụng đến phụ nữ thì kiếp này có nhiều vợ và bồ, gọi là được hưởng lộc tình yêu từ kiếp trước
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top