- Biển số
- OF-165369
- Ngày cấp bằng
- 6/11/12
- Số km
- 4,582
- Động cơ
- 476,457 Mã lực
Người dân sẽ phải làm gì khi dân phòng bắt sai nhưng công an lại bảo đúng và vẫn đưa vào lập biên bản vi phạm giao thông?
Một bạn đọc ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) có phản ánh, trên thực tế, ngay sau khi lực lượng dân phòng dừng xe, giật chìa khoá và đòi xem giấy tờ, chị có ý kiến về việc, lực lượng dân phòng không được phép dừng xe, làm như vậy là sai thì một đồng chí cảnh cảnh sát lại ra cho rằng, đó là lực lượng hỗ trợ cảnh sát làm nhiệm vụ nên được phép làm như vậy và sau đó, vẫn tiến hành xử phạt chị.
Vậy, việc cảnh sát nói như vậy có đúng không? Và nếu rơi vào trong trường hợp như vậy, người dân cần phải làm gì?
Trả lời:
Trao đổi với PV, Luật sư Triệu Trung Dũng, Trưởng văn phòng Luật sư Triệu Dũng và cộng sự (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: hiện nay, theo các quy định của pháp luật hiện hành, không có văn bản, quy định nào cho phép các lực lượng hỗ trợ như dân phòng, tự quản được phép dừng xe, giật chìa khoá và đòi xem giấy tờ hay truy đuổi người vi phạm giao thông.
Lối xử phạt không giống ai, thậm chí không đúng luật của lực lượng dân phòng và công an phường hiện nay trong việc xử lý vi phạm giao thông đang khiến nhiều người dân bức xúc.
Cũng theo Luật sư Dũng, ngay lực lượng công an phường hay kể cả lực lượng 113 để được huy động tham gia tuần tra, kiểm soát trật tư an toàn giao thông cũng phải tuân theo 4 trường hợp được quy định tại điều 4 và thẩm quyền huy động tại điều 5, chương 2, Nghị định 27/2010/NĐ- CP về việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết. 4 trường hợp được quy định tại điều 4 gồm:
1. Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị - xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.
2. Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.
4. Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, trong trường hợp trên, theo Luật sư Dũng, người dân cần phải nói rõ với lực lượng cảnh sát là hiện nay không có quy định nào cho phép lực lượng hỗ trợ như dân phòng, tự quản được ra hiệu dừng xe cũng như là kiểm tra giấy tờ, giữ xe của người vi phạm.
Đồng thời, người dân cũng có thể hỏi ngay lực lượng công an xã, phường hay lực lượng Cảnh sát khác có được phép tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự giao thông theo hay không?
Trong trường hợp nào trong 4 quy định tại điều 4 Nghị định 27 nêu trên và đã thực hiện đúng quy định tại điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA không? (trừ lực lượng 141 đã có quyết định triển khai).
Nếu họ vẫn cương quyết giữ xe và nói đây là theo quy định của quận, thành phố thì người dân vẫn phải chấp hành nhưng sau đó, có quyền khiếu nại đến Trưởng công an xã, phường. Nếu không đồng ý có thể khiếu nại trên trưởng công an quận (huyện) hoặc có thể khởi kiện ra Toà Hành chính sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại mà không đồng ý.
Chắc chắn một điều là dân phòng không được dừng xe của người tham gia giao thông cho dù làm theo chỉ đạo của Cảnh sát (hoặc cảnh sát giao thông) theo Nghị định 38/CP ngày 17-4-2006
http://soha.vn/cu-dan-mang/dan-phong-bat-sai-cong-an-bao-dung-nguoi-dan-phai-lam-gi-20130417113534869.htm
Toàn văn nghị định:
http://www.otofun.net/threads/267688-thong-tu-cua-bo-cong-an-cu-nao-chua-biet-thi-vao-day-doc-o
Một bạn đọc ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) có phản ánh, trên thực tế, ngay sau khi lực lượng dân phòng dừng xe, giật chìa khoá và đòi xem giấy tờ, chị có ý kiến về việc, lực lượng dân phòng không được phép dừng xe, làm như vậy là sai thì một đồng chí cảnh cảnh sát lại ra cho rằng, đó là lực lượng hỗ trợ cảnh sát làm nhiệm vụ nên được phép làm như vậy và sau đó, vẫn tiến hành xử phạt chị.
Vậy, việc cảnh sát nói như vậy có đúng không? Và nếu rơi vào trong trường hợp như vậy, người dân cần phải làm gì?
Trả lời:
Trao đổi với PV, Luật sư Triệu Trung Dũng, Trưởng văn phòng Luật sư Triệu Dũng và cộng sự (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: hiện nay, theo các quy định của pháp luật hiện hành, không có văn bản, quy định nào cho phép các lực lượng hỗ trợ như dân phòng, tự quản được phép dừng xe, giật chìa khoá và đòi xem giấy tờ hay truy đuổi người vi phạm giao thông.
Lối xử phạt không giống ai, thậm chí không đúng luật của lực lượng dân phòng và công an phường hiện nay trong việc xử lý vi phạm giao thông đang khiến nhiều người dân bức xúc.
Cũng theo Luật sư Dũng, ngay lực lượng công an phường hay kể cả lực lượng 113 để được huy động tham gia tuần tra, kiểm soát trật tư an toàn giao thông cũng phải tuân theo 4 trường hợp được quy định tại điều 4 và thẩm quyền huy động tại điều 5, chương 2, Nghị định 27/2010/NĐ- CP về việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết. 4 trường hợp được quy định tại điều 4 gồm:
1. Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị - xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.
2. Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.
4. Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, trong trường hợp trên, theo Luật sư Dũng, người dân cần phải nói rõ với lực lượng cảnh sát là hiện nay không có quy định nào cho phép lực lượng hỗ trợ như dân phòng, tự quản được ra hiệu dừng xe cũng như là kiểm tra giấy tờ, giữ xe của người vi phạm.
Đồng thời, người dân cũng có thể hỏi ngay lực lượng công an xã, phường hay lực lượng Cảnh sát khác có được phép tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự giao thông theo hay không?
Trong trường hợp nào trong 4 quy định tại điều 4 Nghị định 27 nêu trên và đã thực hiện đúng quy định tại điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA không? (trừ lực lượng 141 đã có quyết định triển khai).
Nếu họ vẫn cương quyết giữ xe và nói đây là theo quy định của quận, thành phố thì người dân vẫn phải chấp hành nhưng sau đó, có quyền khiếu nại đến Trưởng công an xã, phường. Nếu không đồng ý có thể khiếu nại trên trưởng công an quận (huyện) hoặc có thể khởi kiện ra Toà Hành chính sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại mà không đồng ý.
Chắc chắn một điều là dân phòng không được dừng xe của người tham gia giao thông cho dù làm theo chỉ đạo của Cảnh sát (hoặc cảnh sát giao thông) theo Nghị định 38/CP ngày 17-4-2006
http://soha.vn/cu-dan-mang/dan-phong-bat-sai-cong-an-bao-dung-nguoi-dan-phai-lam-gi-20130417113534869.htm
Toàn văn nghị định:
http://www.otofun.net/threads/267688-thong-tu-cua-bo-cong-an-cu-nao-chua-biet-thi-vao-day-doc-o
Chỉnh sửa cuối: