[TT Hữu ích] Ngô Đình Diệm – từ đỉnh cao quyền lực tới khi bị Mỹ phế bỏ

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Tám giờ sáng ngày 2/11/1963, Diệm cho cận vệ Đỗ Thọ (cháu Đỗ Mậu) gọi điện thoại từ nhà thờ Cha Tam, Chợ Lớn đồng ý đầu hàng.
Người Mỹ đồng ý để Ngô Đình Diệm an toàn, sau đó đưa sang Philippines rồi sẽ lưu đày ông ở một hòn đảo khác ở Ấn Độ Dương và vĩnh viễn không được quay về Nam Việt Nam.
Khi CIA tới Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH, cũng là Sở chỉ huy lực lượng Đảo chính, để đón anh em Diệm-Nhu thì chỉ nhận được hai xác chết. Họ chất vấn Dương Văn Minh thì nhận được câu trả lời: “Tôi không còn sự lựa chọn nào khác, họ phải bị giết. Diệm vẫn còn nhận được sự ủng hộ từ những người Công giáo và những người di cư. Nhu vẫn còn được nể sợ vì ông ta đã tạo ra những tổ chức ngầm với quyền lực của mình“
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Ở Mỹ, người dân sốc với cái chết của Diệm-Nhu. Người sốc nhất chính là Tổng thống John Kennedy, Tổng thống công giáo đầu tiên của Hoa Kỳ đứng nhìn một Tổng thống Công giáo ở một quốc gia mà họ tạo ra bị ám sát. Và trùng hợp, ba tuần lễ sau. Đến lượt John Kennedy cũng bị ám sát.
Cái chết của Ngô Đình Diệm không làm cho Nam Việt Nam ổn định hơn, mà nó chỉ đem đến sự hỗn loạn mà nguyên nhân đến từ sự chia rẽ trong quân đội. Các cuộc đảo chính liên miên khiến VNCH ném vào ngọn lửa diệt vong. Người Mỹ quyết định không tin tưởng vào chính quyền Sài Gòn nữa. Đến lúc họ phải tham gia trực tiếp cuộc chiến này
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Việt Nam 1963_11_1 (5).jpg

1-11-1963 – Tổng thống John F. Kennedy, người bị đánh thức lúc 3 giờ sáng. được thông báo về cuộc đảo chính quân sự ở miền Nam Việt Nam, bước vào chiếc limousine ướt sũng nước mưa của mình sau khi tham dự Thánh lễ Ngày Các Thánh tại Nhà thờ Holy Trinity ở đây hôm nay. Tổng thống dành hầu hết buổi sáng để thảo luận về các sự kiện ở Sài Gòn với các cố vấn hàng đầu của mình.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 12 tháng 5 năm 1961, Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đã đề nghị việc gửi quân đội Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam. Tổng thống Diệm đã bày tỏ quan điểm chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng với việc gửi quân đội Mỹ đến Việt Nam ông đã cương quyết từ chối và nói:
- Nếu Quý vị mang quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của quân đội viễn chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện của quân đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ dàng tin theo những lời tuyên truyền của CS. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng ta mất chính nghĩa.
Lbj_diem_nolting.jpg

12-5-1961 – Phó Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson, Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm và Đại sứ Frederick Nolting tại Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa năm 1961
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Chính quyền Tổng thống Diệm cho rằng việc tự thiêu là do CS sắp đặt và chính Đại sứ Mỹ Nolting cũng ủng hộ lời giải thích này, ông nói:
"Theo tôi nghĩ, đây là do Việt Cộng. Động lực thúc đẩy việc này là do chính trị chứ không phải do vấn đề tín ngưỡng".
Vì thấy Đại sứ Mỹ Nolting quá thân với Tổng thống Diệm, nên Tổng thống Kennedy tuyên bố thay thế Đại sứ Nolting bằng tân Đại sứ Henry Cabot Lodge trong khi Đại sứ Nolting đang đi châu Âu mà không thông báo cho ông biết.
Đại sứ Nolting chỉ được biết qua đài phát thanh mà thôi.
Tức bực, Đại sứ Nolting phát biểu:
"Tôi nói thẳng là tôi nghĩ có một số người có thế lực tại Bộ Ngoại Giao, họ là những người rất vui mừng khi thấy tôi phải ra đi bởi vì họ muốn cho ông Diệm thật nhiều sợi dây thừng để ông tự treo cổ ông ta. Có một chiến dịch đạp đổ ông Diệm làm tôi nghĩ rằng nó phát xuất từ các ông Thứ trưởng Averrell Harriman, Roger Hilsman và một số viên chức trong Nhà Trắng. Điều đó đi ngược lại sự cố vấn của CIA. Tôi muốn các điều tôi nói đây được ghi vào hồ sơ".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Sau này, Tướng Maxwell D. Taylor, từng là Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên Quân Hoa Kỳ thời đó kể lại:
Ban Cố vấn của Tổng thống Kennedy chia làm 2 phe: một phe thì muốn lật đổ Tổng thống Diệm vì nói là "không thể thắng CS nếu còn Tổng thống Diệm", còn phía ủng hộ Tổng thống Diệm mà trong đó có Tướng Taylor thì nói là "có thể chúng ta không thể thắng CS nếu đi với Tổng thống Diệm, nhưng nếu không đi với Diệm thì đi với ai?"
Mọi người đều im lặng, không ai trả lời được câu này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Những ngày cuối tháng 6-1963, Phó Đại sứ Trueheart (Đại sứ Nolting lúc đó bị cách chức) tiếp xúc Tổng thống Diệm hàng ngày để đòi hỏi Diệm nhượng bộ Phật Giáo.
Thấy Tổng thống Diệm không nghe lời, Phó Đại sứ Trueheart đe dọa Mỹ sẽ không ủng hộ chính phủ Tổng thống Diệm.
Bị xúc phạm bởi những lời đe dọa của Mỹ, kể từ đây Tổng thống Diệm tỏ ra bất cần Mỹ, và kêu gọi dân chúng thắt lưng buộc bụng để độc lập với Mỹ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Mặc dù Kennedy đã tuyên bố bổ nhiệm ông Henry Cabot Lodge thay thế ông Nolting để làm đại sứ tại Việt Nam, nhưng Kennedy lại chỉ định ông Nolting qua Sài gòn lần nữa để thuyết phục Diệm.
11-7-1963, Cựu Đại sứ Nolting trở lại Sài Gòn.
18-7-1963, Cựu Đại sứ Nolting dành cả ngày thuyết phục, khuyến khích, yêu cầu và ngay cả đe dọa Tổng thống Diệm, tuy nhiên không đạt được gì khả quan cả.
Ông Nolting yêu cầu Tổng thống Diệm thỏa hiệp với Phật giáo và muốn Tổng thống Diệm lên tiếng phủ nhận lời tuyên bố "đổ dầu vào lửa" của bà Nhu, cũng như muốn Tổng thống Diệm cho biết ai là người thực sự lãnh đạo đất nước. Nếu Tổng thống Diệm không thực hiện các điều kể trên thì "chính phủ Mỹ khó có thể tiếp tục giữ tình hữu nghị như hiện tại".
Tổng thống Diệm nói "không phải do Phật giáo mà cũng chẳng phải do gia đình ông tạo nên".
Ngô Đình Diệm muốn đánh một ván bài chót là đàn áp Phật giáo thật mạnh mẽ, với hy vọng là nếu thành công thì đây là món quà đón tiếp tân Đại sứ Henry Cabot Lodge.
Mỹ cho đây là kế hoạch của ông cố vấn Nhu.
Ngày 14-8-1963, Nolting từ biệt Ngô Đình Diệm về Mỹ. Cũng hôm đó Ngô Đình Nhu cảnh báo các tướng lãnh Nam Việt Nam biết chính sách Mỹ thay đổi và có thể Mỹ sẽ bỏ rơi Việt Nam
 

NguyenXuanBach

Xe hơi
Biển số
OF-14582
Ngày cấp bằng
6/4/08
Số km
161
Động cơ
1,494,888 Mã lực
Quân Mỹ không vào thì mình rút ngắn thời gian ấy chứ.
Người đương thời hiểu Mỹ như ô Phạm Xuân Ẩn đều hiểu và biết rằng Mỹ đã đổ quá nhiều tiền và công sức vào nên ko bao giờ nó rút mà nó sẽ tăng cường vào Vn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Việt Nam 1963_8_15 (1).jpg

15-8-1963 – Tổng thống Kennedy tiếp tân Đại sứ mới Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, Henry Cabot Lodge.
Đây là động thái cho thấy Nhà Trắng sẽ thay đổi thái độ với chính quyền Ngô Đình Diệm
Ông tân đại sứ đến Sài Gòn 21 giờ đêm ngày 22/8/1963
Việt Nam 1963_8_15 (2).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Giọt nước tràn ly
20-8-1963, mười vị tướng lãnh yêu cầu Tổng thống Diệm ban bố tình trạng thiết quân luật để quân đội có thể đưa các vị tăng ni ngoài Sài Gòn trở về chùa.
Tối đó, ông Nhu tự ý hành động mà không thông báo cho các tướng lãnh: tấn công chùa Xá Lợi, phá cửa chính bằng súng, lựu đạn cay, bắt bớ lên xe.
Tại Huế, lực lượng an ninh dùng súng tiểu liên M1 bắn chùa Từ Đàm, bắn bể tượng Phật và tịch thu 30 ngàn dollars của chùa.
Gần chùa Diệu Đế, đàn bà, đàn ông, trẻ em đương đầu với cảnh sát. Sau năm tiếng đồng hồ xô xát cho đến khi có xe tăng tới, tại chùa có 30 người chết, 200 bị thương và 10 xe người bị bắt
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
6 giờ sáng 21/8/1963, Tổng thống Diệm nói trên đài phát thanh rằng 3 tháng thương thảo với Phật giáo thất bại, tuyên bố đặt Nam Việt Nam trong tình trạng thiết quân luật. Binh sĩ tại Sài Gòn mặc áo giáp, mang tiểu liên, lựu đạn cay và canh gác khắp các ngả đường, các cây cầu chính yếu.
Tối 21-8-1963, sau khi Tổng thống Diệm ban bố tình trạng thiết quân luật, ông Nhu ra lệnh Lực lượng Đặc biệt (Special Forces) do Đại tá Lê Quang Tung cầm đầu, và Cảnh sát Dã chiến (Combat Police) tấn công chùa chiền.
Bà Nhu mặc quần áo rằn ri, cưỡi xe Jeep, xông xáo, hò hét chỉ huy đám lính tấn công.
Khoảng 2 ngàn chùa chiền bị bố ráp trên lãnh thổ Nam Việt Nam và bắt giam hơn 1.400 vị tăng ni. Ít nhất hàng trăm người bị chết.
Washington bực tức và lên án Tổng thống Diệm mạnh mẽ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Việt Nam 1963_8_17 (1).jpg

17/8/1963 – Ngô Đình Nhu, người quyết định xử rắn với Phật giáo bằng cách sử dụng binh sĩ Lực lượng Đặc biệt và Cảnh sát Chiến đấu tấn công tất cả những chùa chiền trên toàn cõi Nam Việt Nam giết hàng chục người, bị thương hàng trăm người, bắt đi hàng nghìn người. Đây là giọt nước cuối cùng khiến Tổng thống Hoa Kỳ bật đèn xanh "thịt" Diệm
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Tại Honolulu, Nolting gặp tân Đại sứ Lodge (trên đường đến Sài gòn).
Nolting gởi cho Tổng thống Diệm một điện: "Đây là lần đầu tiên ông đã nuốt lời hứa với tôi".
Hết sức chịu đựng, và không còn nhẫn nại được nữa, Tổng thống Kennedy quyết định giao cho Bộ Ngoại giao và CIA “xử lý Diệm”.
Tại Sài gòn, sinh viên xuống đường biểu tình bất tuân lệnh thiết quân luật.
Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Văn Mẫu từ chức, cạo trọc đầu để phản đối Tổng thống Diệm và xin đi Ấn Độ tu học.
Tệ hại hơn là Đại sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Mỹ là ông Trần Văn Chương (thân sinh của bà Nhu) từ chức và chỉ trích chính quyền Tổng thống Diệm là chế độ độc tài.
 

DuongHL

Tháo bánh
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
10,334
Động cơ
391,866 Mã lực
Luật 10/59 thật là kinh khủng nhưng ít ra nó cũng là luật, có luật.
Chứ........
 

NgangNganh

Xe buýt
Biển số
OF-821808
Ngày cấp bằng
1/11/22
Số km
617
Động cơ
4,171 Mã lực
Tuổi
125
Nơi ở
Hang giữa bờ Háng
6 giờ sáng 21/8/1963, Tổng thống Diệm nói trên đài phát thanh rằng 3 tháng thương thảo với Phật giáo thất bại, tuyên bố đặt Nam Việt Nam trong tình trạng thiết quân luật. Binh sĩ tại Sài Gòn mặc áo giáp, mang tiểu liên, lựu đạn cay và canh gác khắp các ngã đường, các cây cầu chính yếu.
Tối 21-8-1963, sau khi Tổng thống Diệm ban bố tình trạng thiết quân luật, ông Nhu ra lệnh Lực lượng Đặc biệt (Special Forces) do Đại tá Lê Quang Tung cầm đầu, và Cảnh sát Dã chiến (Combat Police) tấn công chùa chiền.
Bà Nhu mặc quần áo rằn ri, cưỡi xe Jeep, xông xáo, hò hét chỉ huy đám lính tấn công
Khoảng 2 ngàn chùa chiền bị bố ráp trên lãnh thổ Nam Việt Nam và bắt giam hơn 1.400 vị tăng ni. Ít nhất hàng trăm người bị chết.
Washington bực tức và lên án Tổng thống Diệm mạnh mẽ
Em hóng thêm hình ảnh này, vì hình như không ít mợ ở ta đã từng học đòi theo thì phải:
"Bà Nhu mặc quần áo rằn ri, cưỡi xe Jeep, xông xáo, hò hét chỉ huy đám lính tấn công"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Cabot Lodge (36).jpg

12-8-1965 – Henry Cabot Lodge phát biểu tại Nhà Trắng khi được bổ nhiệm làm Đại sứ ờ Nam Việt Nam
Cabot Lodge (36a).jpg

12-8-1965 – Henry Cabot Lodge tuyên thệ tại Nhà Trắng khi được bổ nhiệm làm Đại sứ ờ Nam Việt Nam
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
21:30 PM ngày 22-8-1963, tân Đại sứ Henry Cabot Lodge đến Tân Sơn Nhất, Sài Gòn
Cabot Lodge (9).jpg
Cabot Lodge (37).jpg
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top