Đã cụ nào tiêm thuốc tránh thai dành cho đàn ông chưa ạ?
Như sau ạ
Thứ Tư, 06/05/2009 - 17:15
Thử nghiệm thuốc tránh thai cho nam giới
(Dân trí) - Thử nghiệm một loại thuốc tiêm tránh thai cho nam giới đã cho kết quả rất tốt đẹp. Hiệu quả tránh thai đối với những nam giới dùng loại thuốc mới này là gần như 100%.
Mũi tiêm sẽ tạm thời làm ngưng quá trình sản xuất tinh trùng, được cho là có “hiệu quả cao” trong suốt thời gian thuốc phát huy tác dụng.
Loại thuốc mới này hy vọng sẽ là một trong những cách giúp cánh mày râu chia sẻ với chị em trong việc phòng tránh thai.
Trong thử nghiệm mới nhất với hơn 1.000 nam giới tham gia, kết quả cho thấy cứ 100 người mới có 1 người bị “dính” bầu, tương đương với tỉ lệ 1 - 2% ở những chị em dùng thuốc tránh thai đường uống. Và khả năng sinh sản sẽ quay trở lại (tinh trùng được sản xuất) sau 4- 6 tháng ngừng tiêm.
Tiêm hormone progestogen được thử nghiệm trên 1 nhóm nam giới trong độ tuổi sinh sản (20 - 45) và đã từng có có con cách đó 2 năm. Vợ của họ ở trong độ tuổi 18 - 38 và không có vấn đề gì về sinh sản.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Yi-Qun Gu (Trung Quốc), nói: “Những cặp vợ chồng này không thể hoặc không thích dùng các biện pháp tránh thai dành cho nữ và cho rằng các biện pháp như thắt ống dẫn tinh, dùng bao cao su... nhiều hạn chế. Trong khi đó, biện pháp tránh thai bằng hormone dành cho nam lại tỏ ra rất tiềm năng, mới lạ và hiệu quả cao”.
Ngoài ra, không có bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào do tiêm hormone testosterone ngoài gây nổi mụn cho 1 số nam giới tham gia nghiên cứu.
BS Gu, TT nghiên cứu quốc gia về Gia đình, nhấn mạnh rằng: “Mặc dù các kết quả hiện tại rất khả quan nhưng vì sự an toàn lâu dài trong việc sử dụng thuốc tránh thai hormone, cần phải có nhiều thử nghiệm hơn nữa để xem thuốc có gây ra các bệnh tim mạch, ảnh hưởng tới tiền liệt tuyến... hay không”.
Kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện, được cho là nghiên cứu thành công nhất về ảnh hưởng của testosterone trong việc tránh thai dành cho nam, được đăng tải trên tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism.
Nghiên cứu cũng nhận được sự ủng hộ của Tổ chức Y tế thế giới.