Sao cụ lại khuyên phân tán lợi nhuận thế này? Cổ đông cùng góp vốn kinh doanh, nếu vì mâu thuẫn quan điểm hay không hợp nhau mà tách ra lfm riêng thì cũng nên sòng phẳng minh bạch chuyện tiền nong. phân tán lợi nhuận giấu tiền/tài sản đi thì khác gì ăn cắp tiền của người khác?
Mọi việc về lý phải xử lý theo luật, ngoài ra về tình thì còn có tình người nữa, giúp nhau được gì thì nên giúp chứ đừng nghĩ ăn không của người khác.
Các điểm 1,2,3,4 cụ tausuot nói không sai, nhưng mang tính tiêu cực nhằm hạn chế khả năng rút vốn của cô kia. Xử lý như vậy chỉ mang lại kết quả là tình cảm hai bên khó hàn gắn.
Theo em nên giả quyết theo hướng tích cực, nghĩa là tìm các cho cô kia rút vốn vì một khi người ta đã không tin tưởng giao vốn cho mình kinh doanh thì không nên giữ, chưa kể biết đâu cô kia rất cần vốn để lập nghiệp kinh doanh riêng. Xử lý như vậy hai bên vẫn giữ được tình cảm tốt với nhau.
Cách làm: Cuối năm 2011 quyết toán lên bảng cân đối kế toán, tính được lãi lỗ, vốn chủ sở hữu, từ đó quy giá trị phần cô kia đóng góp theo tỉ lệ. Giá trị này của các cổ đông công ty TNHH là giá trị thực chứ không phải là giá trị ảo để "thỏa thuận" nhượng vốn. Đồng ý cho cô kia rút vốn một lần hoặt từng đợt (vì rút ngay một lượng tiền lớn sẽ ảnh hưởng đến vốn kinh doanh, vì vốn còn nằm trong tài sản, hàng hóa...), nhưng cũng nên có thời hạn trả hết vốn (chẳng hạn đến 30/6/2012). Công ty khi có cổ đông rút vốn sẽ có khó khăn, các thành viên còn lại nên tìm cách góp vốn bổ sung, và có thể nhân dịp này thay đổi tỉ lệ góp vốn...
Những điều em viết là những kinh nghiệm thực tế, là cách tốt nhất mà em thấy. Những "mẹo mực", "gian lận"... đều dẫn đến kết quả không hay. Bản thân em đã từng phải giải quyết mấu thuẫn quyền lợi của các cổ đông, và em luôn tìm giải pháp có tình có lý làm cho các cổ đông đều tâm phục khẩu phục, kể cả những cổ đông đã rút khỏi ông ty vẫn quay lại vui chơi ăn uống nhậu nhẹt giữ được tình cảm.
Em chỉ khuyên một điều: về tiền thì phải công khai, minh bạch, sòng phẳng, đàng hoàng giữa các cổ đông.