Công nhận ạ, không có cách nào quản lý được thì cứ cấm, nghe cứ dân túy kiểu gì í. Vấn đề là làm sao phân định rạch ròi được đào rừng với đào nhà trồng trên miền núi. Cấm thế thì làm mất luôn nồi cơm của các nhà trên miền núi trồng đào cảnh bán hàng năm hay sao? Còn nhu cầu cho, biếu, tặng. Rồi làm sao để quản lý, xử phạt? Hay muốn tạo công ăn việc làm cho đội ngũ cán bộ đang không có việc làm???
Theo em, đào cũng là loại tài nguyên tái tạo, năm nào cũng chặt mà năm nào cũng vẫn ra, giống tỉa cây, tỉa cảnh với cây ăn quả thôi. Sao phải cấm? Tất nhiên sẽ có lọt vài gốc cổ thụ bị chặt hạ về xuôi nhưng quy luật thị trường sẽ dần bớt đi (người ta giữ cây cổ thụ lại để các năm sau còn tái sản xuất ra sản phẩm, giá trị hơn là đào cả gốc bán 1 lần).
Cũng hơi liên quan, em thấy việc bảo vệ các cây sưa cũng đang có vấn đề. Gỗ giá trị thế, mà lại là tài nguyên tái tạo được, dân thì đang nghèo. Sao phải cấm, việc bảo vệ làm tốn biết bao thời gian, tiền của, công sức. Chính quyền đứng ra quản lý, bán lấy tiền mà chi tiêu, đầu tư chung cho xã hội. Khuyến khích trồng thì 1-2 chục năm nữa lại đầy, bán chả hết.