Ô
Thế không có đào rừng à ?
Chỉ năm trước và năm trước nữa thôi; nhiều thằng còn nói thế này
1. Có người còn vào tận rừng sâu, sang bên đất Lào chặt mang về. Những cành đào gốc xù xì, trên thân và cành bám đầy địa y, rêu mốc, búi rêu... Trên vài cành đào xuất hiện loại cây tầm gửi mọc bám vào.
Vừa dẫn tôi đi xem đào anh Tháo vừa giải thích: Những cây đào này mọc ở rừng già, trong vùng núi cao giá lạnh, trong rừng sâu quanh năm ẩm ướt chỉ có sương bao phủ qua hàng chục năm mới rêu mốc như thế. Đây là đào phai chịu rét tốt, ngấm sương núi nên cành gầy guộc, nhưng nụ thì mập. Người chơi đào thích đào mốc vì dáng cổ kính rêu phong tự nhiên tạo cảm giác phúc lộc, sum vầy.
2. Có cầu thì có cung, nắm bắt được thị hiếu của người vùng xuôi, những người dân thiểu số, vào những tháng cuối năm cũng cố đi “ngắm nghía”, nhận những cây đào để đến ngày sẽ chặt về bán. Khi những cây đào này không còn, họ cử người lên núi cao. Cũng từ đó, khiến cho đào rừng ngày càng khan hiếm
3. Đào Sa Pa có đào mốc và đào phai. Đào mốc là giống đào của người Mông, nụ ít, mập, hoa hồng nhạt. Loại đào này mọc trong rừng sâu, trên các núi đá và khe suối, thân và cành sần sùi, thô ráp.
Cây Đào nào chả là ĐÀO RỪNG - đều lấy giống trong rừng ra hết. Đào tự nhiên trên núi đá hay rừng tự nhiên nguyên sinh gần như không có, đều ra của Bà con mình trồng hết, giống cây nó khô nẻ hoa nó đẹp do trồng tại vùng khí hậu hợp với nó. Trong khi cần phải hết sức hỗ trợ nâng cao thu nhập cho bà con thì nay... dễ bị hiểu sai lắm.
Chỉ có Đào cấy mô trong phòng thí nghiệm mới không phải là Đào Rừng.
Kiểu lấp lửng thế này... căng quá.
Chưa thấy chủ vườn đào nào vào lên tiếng nhỉ? hóng xem chuyện chứng nhận đào trồng ở miền núi ra răng chứ chở trên đường đào trồng mà lại bị quy kết là đào rừng thì mệt mỏi.
Đào tương tự như Táo. Phải chặt, cưa...thì mới ra nhánh mới.
Bọn ra luật này em thấy thiếu kiến thức kinh khủng.
Căn bản là giờ không có đào rừng nữa cụ. Mẹ mấy thằng họ Cong Tôn ấy tư vấn đểu.