Cái vụ bàn cờ cụ nói chỉ là một trong số lý do mà trong phố cổ ít tắc thôi. Cái chính là dân số quận Hoàn Kiếm đâu đó chỉ có 140k, trong khi quận Hoàng Mai gần 500k, các quận mới như Nam, Bắc Từ Liêm cũng toàn trên 300k cả. Dân số ít thì rõ là áp lực giao thông thấp thôi.
Với cả cũng phải nói chính xác là những cái đường lớn như Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo .. không bao giờ tắc thôi. Chứ mấy cái phố hàng này hàng kia, chả qua người đi xe máy là chính, chứ nếu mật độ xe ô tô của người phố cổ tương đương với ở các quận mới mà xem, tắc ngay lập tức. Cơ mà kể các đường to thì giờ cao điểm vẫn ùn ứ như thường. Em đi bus, từ chỗ cung Việt Xô đến ngã tư Điện Biên Phủ - Trần Phú toàn mất 15p cho quãng đường chỉ hơn 1km.
Cái vụ mật độ xe ô tô thì em không không có con số chính xác, nhưng theo phỏng đoán của em thì mật độ người sở hữu ô tô trên phố không thể bằng khu chung cư em đang ở (1 khu ở quận Bắc Từ Liêm) được. Khu em ở, Chủ đầu tư thiết kế hầm để xe đủ chỗ cho mỗi căn hộ một cái ô tô. Hôm nào mà đi về muộn tầm 11h đêm, có khi lòng vòng mãi mới thấy slot trống để đỗ xe => tỷ lệ sở hữu xe ô tô phải tầm 90% (của tổng khoảng 5000 căn hộ).
Em không có ý bảo dân phố cổ không giàu có để mua ô tô, ngược lại, họ rất giàu, nhưng chính vì họ là người phố cổ, ông bà, họ hàng quanh đấy hết, nên họ chả có nhu cầu mua xe làm gì. Có mua thì bài toàn gửi xe cũng là vấn đề (chi phí, vị trí). Còn những người ở các quận rìa, thường là dân ngoại tỉnh, nên họ có nhu cầu sở hữu ô tô để đi về quê, đi làm.
Chưa kể những người ở các quận rìa, nếu phải đi làm trên phố thì họ thường chọn đi xe máy hoặc xe buýt. Chỉ người nhiều tiền mới dám đi ô tô đi làm. Ví dụ cơ quan em đây, ở trên đường Lý Thường Kiệt, phòng có 15 người thì 10 ng có ô tô, nhưng không ai đi làm bằng ô tô cả. Gửi xe quanh đấy toàn 100k/ngày, tính ra một tháng 22 ngày đi làm hết bố nó 2.2M rồi. Đấy là chỗ gửi xa công ty, phải đi bộ cả mấy trăm mét đấy. Còn gửi ở mặt đường Lý Thường Kiệt thì 150k/ngày.