Cụ nhầm roài, đấy là đầm Nha Phú ạ.
Phá Tam Giang phía ngoài cơ.
Đầm Nha Phu thì mời cụ vào Nha Trang mà ngắm nhé
Theo em biết thì theo QL1 qua Huế 40 km, vùng biển phía trái là đầm Cầu Hai và cửa Tư Hiền, còn phá Tam Giang là vùng biển ở huyện Quảng Điền, nếu từ Bắc vào thì chưa tới Huế
Cụ nói chính xác đấy. Nhưng hệ đầm phá Tam giang - Cầu Hai quá quen thuộc và nổi tiếng nên ngay cả người Huế có khi cũng gọi "tắt" cả vùng đầm phá kéo dài đó là Phá Tam Giang. Tuy nhiên đứng ở vùng Phú Lộc thì ai cũng gọi đích danh đó làm Đầm Cầu Hai.
Các cụ có thể coi thêm ở đây:
Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai
Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là tổng thể đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế trong phạm vi từ 16°14′ đến 16°42′ vĩ bắc và 107°22′ đến 107°57′ kinh đông. Khu đầm này trải dài 68 km thuộc địa phận năm huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, và Phú Lộc.
Về mặt địa lý khu đầm này là bốn đầm nối nhau từ bắc xuống nam:
Phá Tam Giang
Đầm Sam
Đầm Hà Trung-Thủy Tú
Đầm Cầu Hai.
Một dải đất dài gồm những đụn cát cao ngăn đầm với biển. Có nơi cồn cát cao đến 20 m.
Phá Tam Giang chạy dài khoảng 27 km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương với diện tích 5.200 ha. Phá thông với biển bằng mỗi cửa Thuận An.
Đầm Sam nhỏ hơn với diện tích 1.620 ha, không thông ra biển.
Đầm Hà Trung-Thủy Tú dài và hẹp với diện tích 3.600 ha cũng là đầm kín không thông ra biển.
Đầm Cầu Hai lớn nhất với diện tích 11.200 ha. Cửa Tư Hiền thông đầm Cầu Hai với biển.
Hệ đầm hứng nước gần như tất cả các con sông lớn trong tỉnh Thừa Thiên nên nước đầm tương đối ngọt rồi chuyển sang nước lợ vào mùa khô.
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vị trí mũi tên chỉ vào là quán Gái Đẳng (nhưng hồi này chẳng ngon bằng hồi xưa)