Bên Châu Âu còn làm hầm chỉ để cho môi trường 2 bên không bị ngăn cách bởi xa lộ đấy lão à, và rất nhiều nhé
Đúng rồi Lão Thỏ ợ.
Ở VN mình đã và đang hội nhập toàn diện với thế giới. Tiêu chuẩn thiết kế cầu đường ở VN đã được áp dụng tiêu chuẩn AASHTO từ khá lâu, vì vậy đã vận dụng những tiến bộ khoa học vào xây dựng công trình giao thông.
Với mục đích xây dựng những công trình có công năng sử dụng tốt, an toàn, thân thiện với thiên nhiên, ít ảnh hưởng nhất đến môi trường nên ta đã áp dụng biện pháp xây cầu và làm hàng rào qua rừng quốc gia Cúc Phương.
Tuy nhiên việc làm này tại công trình đường HCM là áp dụng một cách máy móc, gây lãng phí và chỉ mới mục đích qua cửa kiểm tra, phê duyệt của các cơ quan công quyền có trách nhiệm với khu rừng (di tích) đó như bộ NN, bộ VH...
Đường HCM chạy dọc VN và xuyên qua hàng ngàn khu rừng còn nguyên sơ hơn ở Cúc Phương. Tuy nhiên chả phải làm những công trình cầu, hàng rào với tác dụng như trên, bởi không đụng đến sự quản lý cụ thể của ai (có chăng là kiểm lâm, thì may quá, đóng búa rồi chuyển gỗ đi đâu có trời biết).
Nếu ở các khu rừng đó còn nhiều thú rừng di chuyển cả đàn cắt ngang con đường như ở một số rừng QG trên thế giới. Em đảm bảo, tại VN, ở những cây cầu đó thợ săn chẳng làm lều rồi vác súng ngồi rình như ở các ao câu cá.
Với nhiều năm nằm ở trong cái chăn đó, nên em mới biết con rận nó thế nào, và đưa ra cái nhìn fun một tí thưa cụ Thỏ .
Cảm ơn cụ đã có ý kiến đóng góp.