- Biển số
- OF-68884
- Ngày cấp bằng
- 21/7/10
- Số km
- 2,476
- Động cơ
- 452,066 Mã lực
Vàng lên đây, tranh nhau rút tiền mua vàng là thế này đây, bảo là chim lợn thì còn tự ái!
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/40831/bong-bong-vang-bat-dau-bung-vo-.html
Cập nhật 26/09/2011 06:00:00 AM (GMT+7)
Bong bóng vàng bắt đầu bùng vỡ?
(VEF.VN) - Với dấu hiệu sụt mạnh trong ngày 24/9, tuần này có thể là khoảng thời gian mà làn sóng bán mạnh và bán tháo trên thị trường Việt Nam sẽ dâng cao. Cảnh nhốn nháo xếp hàng để bán vàng của người dân sẽ có thể tái diễn như đã từng xảy ra cách đây không lâu.
Bùng vỡ bong bóng vàng thế giới...
Chỉ trong hai phiên giao dịch ngày 22-23/9/2011, giá vàng thế giới đã lao dốc đến gần 150 USD/oz, được xem là đợt giảm mạnh nhất từ tháng 6/2006. Động lực chủ yếu của những người bán vàng vẫn nhắm đến việc nâng cao tỷ lệ tiền mặt và trái phiếu được giữ. Một phần khác quan trọng không kém là xu thế bán vàng để mua cổ phiếu.
Chính vì thế, biên độ dao động của nhóm chỉ số chứng khoán chính của châu Âu trong phiên giao dịch ngày 23/9 lên đến 3%. Ấn tượng của phiên giao dịch này là các chỉ số chứng khoán đã phục hồi từ trạng thái dỏ rực trước đó.
Với hai phiên giao dịch ngày 22-23/9/2011, quy luật tỷ lệ nghịch giữa giá vàng và giá cổ phiếu đã tái hiện. Với phần lớn nhà đầu tư, vàng không còn là một hầm trú ẩn an toàn nữa, trong khi mặt bằng giá cổ phiếu lại trở nên quyến rũ lạ lùng, do từ tháng 5/2011 đến nay hầu hết các thị trường chứng khoán thế giới đã rơi thẳng đứng và tạo nên một hấp lực lớn đối với dòng tiền đầu cơ ngắn hạn và đầu tư dài hạn.
Như những nhận định và dự báo của VEF.VN trong cái bài viết về giá vàng thế giới (ngày 8/9 và 24/9/2011), thứ kim loại quý này đã có bước nhảy vọt đến 7,6 lần trong hơn mười năm qua, để đến giờ nó đã tạo ra một sự chênh biệt mang tính bất công quá lớn so với tỷ lệ tăng trưởng của các thị trường chứng khoán, dầu và USD.
Bong bóng vàng đã hình thành, nhưng điều cốt yếu là dường như nó đang bắt đầu chu kỳ bùng vỡ.
Điểm đặc biệt nhất của đợt tăng mạnh giá vàng thế giới từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 9/2011 là giá vàng đã tạo nên mô hình hai đỉnh. Về mặt phân tích kỹ thuật, cứ sau mỗi sóng tăng mạnh và tạo mô hình hai đỉnh, thông thường chỉ số sẽ rơi vào một chu kỳ giảm điểm từ khá mạnh đến mạnh. Giá vàng cũng không phải là một ngoại lệ.
Trong các giai đoạn tạo đỉnh và điều chỉnh tiếp nối vào năm 2006 và 2008, giá vàng không tạo nên mô hình hai đỉnh, mà chỉ điều chỉnh giảm 23-27% rồi sau đó tiếp tục tăng. Kết quả của quá trình không tạo mô hình hai đỉnh này là giá vàng đã tăng liên tục gấp 3 lần từ năm 2006 đến tháng 9 năm 2011 này.
Tương tự như vàng thế giới, vàng trong nước cũng đã tăng gấp 8-9 lần trong hơn mười năm qua. Vào đầu tháng 9/2011, giá vàng trong nước cũng đã tạo mô hình hai đỉnh và vùng đỉnh được kéo ngang một cách đầy hữu ý.
Với sự khác biệt rất cơ bản về đồ thị kỹ thuật trong năm nay với những năm trước, có thể dự báo ra sao về xu hướng của giá vàng trong thời gian tới?
Trước hết, những dấu hiệu lao dốc của giá vàng đã hoàn chỉnh và đặt vàng vào thế suy giảm hoàn toàn, ít ra trong ngắn hạn. Nhưng một khả năng đang được xem xét rốt ráo là liệu những dấu hiệu đó có báo trước cho một thời kỳ tan vỡ của bong bóng vàng hay không.
Gần đây, ngược với thái độ lạc quan của một số nhà đầu cơ vàng, đã có nhận định xuất phát từ trong giới đầu cơ cho rằng thậm chí giá vàng có thể giảm về vùng 1.000 USD/oz, tức sụt đến gần 50% so với mức đỉnh 1.917 USD/oz được thiết lập trong tháng 9/2011. Nếu khả năng này xảy ra, hiển nhiên giá vàng thế giới sẽ làm nên một vụ nổ bong bóng lớn nhất trong lịch sử của nó. Tỷ lệ sụt giảm như thế sẽ tương đương với giai đoạn khủng hoảng 2008 của các thị trường chứng khoán thế giới.
Còn hiện thời, giá vàng đã giảm 13,4% so với đỉnh. Theo kinh nghiệm lịch sử của giới phân tích, tỷ lệ sụt giảm trên 10% là đáng báo động. Nếu ứng với tỷ lệ giảm 16% của chỉ số chứng khoán Dow Jones trong đợt giảm giá cổ phiếu gần đây nhất, giá vàng thế giới sẽ phải về sát ngưỡng 1.600 USD/oz. Sau phiên giao dịch ngày 23/9, khi giá vàng đóng cửa đã về sát mốc 1.650 USD/oz, triển vọng giảm thêm 50-60 USD/oz không còn là tương lai xa xôi nữa.
Một khả năng khác là giai đoạn giảm từ đỉnh xuống mốc 1.600 USD/oz mới chỉ là sự khởi đầu của chu kỳ tan vỡ của bong bóng vàng. Dưới ngưỡng hỗ trợ này, các ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật khác của giá vàng thế giới cách nhau khá đều đặn - khoảng 200 USD, tương ứng với 1.400 USD/oz, 1.200 USD/oz, và cuối cùng là 1.000 USD/oz.
Trong tuần sau, rất có thể giá vàng thế giới sẽ giảm về vùng 1.550-1.600 USD/oz. Vùng này có thể là một chốt chặn ngăn cho giá vàng không tiếp tục rơi tự do và sẽ kích thích một lượng cầu khá lớn lao vào bắt đáy. Với lực cầu tiềm tàng ấy, giá vàng có thể phục hồi nhẹ rồi đi ngang trong một thời gian ngắn, trước khi chuyển sang xu thế mới.
... và tiếp nối bong bóng vàng Việt Nam!
Còn với giá vàng trong nước, sau chuỗi thời gian vài tuần kéo ngang ở vùng đỉnh, vào ngày 24/9, mặt bằng giá đã bắt đầu giảm mạnh. Như vậy, giá vàng trong nước có độ trễ pha so với giá vàng thế giới. Cú giảm mạnh ngày 24/9 chỉ là sự khởi đầu cho quá trình lao dốc của vàng trong nước khi hưởng ứng sự mất mát của vàng thế giới cùng những động tác hạ nhiệt giá vàng của Nhà nước có thể tung ra sắp tới.
Cho tới nay, vẫn chưa có con số thống kê nào được công bố về tình hình bán ròng của những tổ chức kinh doanh vàng trong nước. Tuy nhiên bằng vào hiện tượng PNJ và SJC bán ròng trong những ngày gần đây, có thể thấy là một lượng vàng lớn đã được "xả hàng" gọn ghẽ, mà nguồn tiền hấp thụ chủ yếu đến từ kênh tiết kiệm của ngân hàng.
Trong bài nhận định ngày 24/9 trên VEF.VN, chúng tôi đã nêu khả năng giá vàng trong nước có thể rơi về vùng 40-41 triệu đồng/lượng. Vào đúng ngày này, với tương quan quy đổi, giá vàng trong nước phải tương đương vùng 41,5-42 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên giá trong nước vẫn chênh đến 4 triệu đồng/lượng so với giá thế giới - một khoảng cách không thể chấp nhận được!
Với dấu hiệu sụt mạnh trong ngày 24/9, tuần tới sẽ là khoảng thời gian mà có thể trạng thái hoảng loạn bao trùm lên thị trường vàng Việt Nam. Làn sóng bán mạnh và bán tháo có thể sẽ dâng cao, và cảnh nhốn nháo xếp hàng để bán vàng của người dân sẽ có thể tái diễn như đã từng xảy ra cách đây không lâu.
Cũng cách đây không lâu, một số người đã dùng vàng để thanh toán tiền mua đất ở Bình Dương. Bởi thế hiện nay và sắp tới, đó chính là những người thở phào nhẹ nhõm với tư thế "bán cao mua thấp" đầy mãn nguyện.
Minh họa trên cũng nhằm phác ra một giả thuyết về hướng đi của dòng tiền trong thời gian tới. Nếu trong thời gian qua chứng khoán không tiêp nhận được dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng, còn trong tương lai gần vàng lại bị rẻ rúng, thì dòng tiền tiết kiệm và tiền trữ trong dân sẽ chảy vào đâu?
Nếu bong bóng vàng thế giới và cả bong vàng ở Việt Nam bùng vỡ, rất nhiều người giữ vàng sẽ ôm thất vọng, không chỉ bởi phải chịu thiệt hại do vàng xuống giá mà còn do vàng - kênh dầu tư khả dĩ cuối cùng - đã bị "đóng cửa".
Khi đó, bài toán chọn lựa kênh đầu tư sẽ phải được tính toán lại từ đầu: vàng, chứng khoán, bất động sản hay cái gì khác?
Việt Thắng
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/40831/bong-bong-vang-bat-dau-bung-vo-.html
Cập nhật 26/09/2011 06:00:00 AM (GMT+7)
Bong bóng vàng bắt đầu bùng vỡ?
(VEF.VN) - Với dấu hiệu sụt mạnh trong ngày 24/9, tuần này có thể là khoảng thời gian mà làn sóng bán mạnh và bán tháo trên thị trường Việt Nam sẽ dâng cao. Cảnh nhốn nháo xếp hàng để bán vàng của người dân sẽ có thể tái diễn như đã từng xảy ra cách đây không lâu.
Bùng vỡ bong bóng vàng thế giới...
Chỉ trong hai phiên giao dịch ngày 22-23/9/2011, giá vàng thế giới đã lao dốc đến gần 150 USD/oz, được xem là đợt giảm mạnh nhất từ tháng 6/2006. Động lực chủ yếu của những người bán vàng vẫn nhắm đến việc nâng cao tỷ lệ tiền mặt và trái phiếu được giữ. Một phần khác quan trọng không kém là xu thế bán vàng để mua cổ phiếu.
Chính vì thế, biên độ dao động của nhóm chỉ số chứng khoán chính của châu Âu trong phiên giao dịch ngày 23/9 lên đến 3%. Ấn tượng của phiên giao dịch này là các chỉ số chứng khoán đã phục hồi từ trạng thái dỏ rực trước đó.
Với hai phiên giao dịch ngày 22-23/9/2011, quy luật tỷ lệ nghịch giữa giá vàng và giá cổ phiếu đã tái hiện. Với phần lớn nhà đầu tư, vàng không còn là một hầm trú ẩn an toàn nữa, trong khi mặt bằng giá cổ phiếu lại trở nên quyến rũ lạ lùng, do từ tháng 5/2011 đến nay hầu hết các thị trường chứng khoán thế giới đã rơi thẳng đứng và tạo nên một hấp lực lớn đối với dòng tiền đầu cơ ngắn hạn và đầu tư dài hạn.
Như những nhận định và dự báo của VEF.VN trong cái bài viết về giá vàng thế giới (ngày 8/9 và 24/9/2011), thứ kim loại quý này đã có bước nhảy vọt đến 7,6 lần trong hơn mười năm qua, để đến giờ nó đã tạo ra một sự chênh biệt mang tính bất công quá lớn so với tỷ lệ tăng trưởng của các thị trường chứng khoán, dầu và USD.
Bong bóng vàng đã hình thành, nhưng điều cốt yếu là dường như nó đang bắt đầu chu kỳ bùng vỡ.
Điểm đặc biệt nhất của đợt tăng mạnh giá vàng thế giới từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 9/2011 là giá vàng đã tạo nên mô hình hai đỉnh. Về mặt phân tích kỹ thuật, cứ sau mỗi sóng tăng mạnh và tạo mô hình hai đỉnh, thông thường chỉ số sẽ rơi vào một chu kỳ giảm điểm từ khá mạnh đến mạnh. Giá vàng cũng không phải là một ngoại lệ.
Trong các giai đoạn tạo đỉnh và điều chỉnh tiếp nối vào năm 2006 và 2008, giá vàng không tạo nên mô hình hai đỉnh, mà chỉ điều chỉnh giảm 23-27% rồi sau đó tiếp tục tăng. Kết quả của quá trình không tạo mô hình hai đỉnh này là giá vàng đã tăng liên tục gấp 3 lần từ năm 2006 đến tháng 9 năm 2011 này.
Tương tự như vàng thế giới, vàng trong nước cũng đã tăng gấp 8-9 lần trong hơn mười năm qua. Vào đầu tháng 9/2011, giá vàng trong nước cũng đã tạo mô hình hai đỉnh và vùng đỉnh được kéo ngang một cách đầy hữu ý.
Với sự khác biệt rất cơ bản về đồ thị kỹ thuật trong năm nay với những năm trước, có thể dự báo ra sao về xu hướng của giá vàng trong thời gian tới?
Trước hết, những dấu hiệu lao dốc của giá vàng đã hoàn chỉnh và đặt vàng vào thế suy giảm hoàn toàn, ít ra trong ngắn hạn. Nhưng một khả năng đang được xem xét rốt ráo là liệu những dấu hiệu đó có báo trước cho một thời kỳ tan vỡ của bong bóng vàng hay không.
Gần đây, ngược với thái độ lạc quan của một số nhà đầu cơ vàng, đã có nhận định xuất phát từ trong giới đầu cơ cho rằng thậm chí giá vàng có thể giảm về vùng 1.000 USD/oz, tức sụt đến gần 50% so với mức đỉnh 1.917 USD/oz được thiết lập trong tháng 9/2011. Nếu khả năng này xảy ra, hiển nhiên giá vàng thế giới sẽ làm nên một vụ nổ bong bóng lớn nhất trong lịch sử của nó. Tỷ lệ sụt giảm như thế sẽ tương đương với giai đoạn khủng hoảng 2008 của các thị trường chứng khoán thế giới.
Còn hiện thời, giá vàng đã giảm 13,4% so với đỉnh. Theo kinh nghiệm lịch sử của giới phân tích, tỷ lệ sụt giảm trên 10% là đáng báo động. Nếu ứng với tỷ lệ giảm 16% của chỉ số chứng khoán Dow Jones trong đợt giảm giá cổ phiếu gần đây nhất, giá vàng thế giới sẽ phải về sát ngưỡng 1.600 USD/oz. Sau phiên giao dịch ngày 23/9, khi giá vàng đóng cửa đã về sát mốc 1.650 USD/oz, triển vọng giảm thêm 50-60 USD/oz không còn là tương lai xa xôi nữa.
Một khả năng khác là giai đoạn giảm từ đỉnh xuống mốc 1.600 USD/oz mới chỉ là sự khởi đầu của chu kỳ tan vỡ của bong bóng vàng. Dưới ngưỡng hỗ trợ này, các ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật khác của giá vàng thế giới cách nhau khá đều đặn - khoảng 200 USD, tương ứng với 1.400 USD/oz, 1.200 USD/oz, và cuối cùng là 1.000 USD/oz.
Trong tuần sau, rất có thể giá vàng thế giới sẽ giảm về vùng 1.550-1.600 USD/oz. Vùng này có thể là một chốt chặn ngăn cho giá vàng không tiếp tục rơi tự do và sẽ kích thích một lượng cầu khá lớn lao vào bắt đáy. Với lực cầu tiềm tàng ấy, giá vàng có thể phục hồi nhẹ rồi đi ngang trong một thời gian ngắn, trước khi chuyển sang xu thế mới.
... và tiếp nối bong bóng vàng Việt Nam!
Còn với giá vàng trong nước, sau chuỗi thời gian vài tuần kéo ngang ở vùng đỉnh, vào ngày 24/9, mặt bằng giá đã bắt đầu giảm mạnh. Như vậy, giá vàng trong nước có độ trễ pha so với giá vàng thế giới. Cú giảm mạnh ngày 24/9 chỉ là sự khởi đầu cho quá trình lao dốc của vàng trong nước khi hưởng ứng sự mất mát của vàng thế giới cùng những động tác hạ nhiệt giá vàng của Nhà nước có thể tung ra sắp tới.
Cho tới nay, vẫn chưa có con số thống kê nào được công bố về tình hình bán ròng của những tổ chức kinh doanh vàng trong nước. Tuy nhiên bằng vào hiện tượng PNJ và SJC bán ròng trong những ngày gần đây, có thể thấy là một lượng vàng lớn đã được "xả hàng" gọn ghẽ, mà nguồn tiền hấp thụ chủ yếu đến từ kênh tiết kiệm của ngân hàng.
Trong bài nhận định ngày 24/9 trên VEF.VN, chúng tôi đã nêu khả năng giá vàng trong nước có thể rơi về vùng 40-41 triệu đồng/lượng. Vào đúng ngày này, với tương quan quy đổi, giá vàng trong nước phải tương đương vùng 41,5-42 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên giá trong nước vẫn chênh đến 4 triệu đồng/lượng so với giá thế giới - một khoảng cách không thể chấp nhận được!
Với dấu hiệu sụt mạnh trong ngày 24/9, tuần tới sẽ là khoảng thời gian mà có thể trạng thái hoảng loạn bao trùm lên thị trường vàng Việt Nam. Làn sóng bán mạnh và bán tháo có thể sẽ dâng cao, và cảnh nhốn nháo xếp hàng để bán vàng của người dân sẽ có thể tái diễn như đã từng xảy ra cách đây không lâu.
Cũng cách đây không lâu, một số người đã dùng vàng để thanh toán tiền mua đất ở Bình Dương. Bởi thế hiện nay và sắp tới, đó chính là những người thở phào nhẹ nhõm với tư thế "bán cao mua thấp" đầy mãn nguyện.
Minh họa trên cũng nhằm phác ra một giả thuyết về hướng đi của dòng tiền trong thời gian tới. Nếu trong thời gian qua chứng khoán không tiêp nhận được dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng, còn trong tương lai gần vàng lại bị rẻ rúng, thì dòng tiền tiết kiệm và tiền trữ trong dân sẽ chảy vào đâu?
Nếu bong bóng vàng thế giới và cả bong vàng ở Việt Nam bùng vỡ, rất nhiều người giữ vàng sẽ ôm thất vọng, không chỉ bởi phải chịu thiệt hại do vàng xuống giá mà còn do vàng - kênh dầu tư khả dĩ cuối cùng - đã bị "đóng cửa".
Khi đó, bài toán chọn lựa kênh đầu tư sẽ phải được tính toán lại từ đầu: vàng, chứng khoán, bất động sản hay cái gì khác?
Việt Thắng