[Funland] Nghệ An xưa

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,820
Động cơ
1,123,792 Mã lực
Có một sự kiện xả ra ở vùng biển Nghệ An, mong cụ nào biết rõ cho em biết thêm thông tin nhé
Năm 1966, Hải quân Hoa Kỳ làm mưa làm gió trên biển, thậm chí những tàu chiến Mỹ vào sát bờ biển Hải Phòng, Quảng Ninh
Hải quân Việt Nam quyết phục kích giáng một đòn cho Hải quân Mỹ.
Ngày 1-7-1966, ba tàu phóng lôi T-333, T-336, T-339 thực hiện cuộc tấn công tàu chiến Mỹ ở ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ
Theo kế hoạch, ba tàu phóng lôi mai phục trong Vịnh Lan Hạ (thuộc Cát Bà, Hải Phòng)
Tàu chiến Mỹ tiến vào sát vịnh Lan Hạ và đúng như dự đoán của ta, ba tàu phóng lôi lao ra đuổi đánh
Có lẽ đã đề phòng, tàu chiến Mỹ lùi nhanh ra biển Đông. Ba tàu phóng lôi ta ham đuổi đã vượt khỏi tầm hỗ trợ của pháo và thông tin liên lạc
Lúc ấy, máy bay Mỹ kéo đến thả ngư lôi và mìn, bao vây phá huỷ tàu ta. Hai chiếc bị chìm, còn một chiếc sắp chìm. Tổng số thuỷ thủ 3 tàu tuần tra phóng ngư lôi là 14 x 3= 42 người
Chỉ còn 19 chiến sĩ hải quân sống sót đứng trên boong chiếc tàu sắp chìm và chịu để bị bắt làm tù binh
Mỹ đưa 19 chiến sĩ ta về giam ở Đà Nẵng, thẩm vấn, không cho chính quyền Nam Việt Nam can thiệp
Năm 1968, một phái đoàn phụ nữ hoà bình Mỹ do bà Cora Weiss cầm đầu sang thăm Việt Nam. Tỏ thiện chí, chính phủ ta thả 3 tù binh Mỹ, để bà Cora Weiss đưa về nước.
Tháng 10-1968, phía Mỹ cũng đáp lại tương ứng, thả 19 chiến sĩ Hải quân ta.
Năm chiến sĩ đầu tiên được chở bằng máy bay tới Viêng Chăn (Lào) trao cho đại diện ta
14 chiến sĩ còn lại được thả bằng đường biển tại Nghệ An
Theo thoả thuận, khu vực trao trả sẽ không bên nào nổ súng
Ngày 21-10-1968, đúng hẹn, tàu chiến Mỹ chở 14 chiến sĩ ta đến ngoài khơi Nghệ An, thả chiếc ca nô nhỏ xuống biển
Nhưng do trục trặc kỹ thuật, dây chằng cuốn vào chân vịt nên chiếc ca nô đó không xuống được mặt nước
Thuyền trưởng Mỹ quyết định hạ chiếc ca nô cứu sinh (Life-safe boat) của tàu để 14 chiến sĩ ta lái vào bờ
Trực thăng Mỹ bay yểm trợ trên không, sau khi thấy ca nô cập đất liền an toàn, thì trực thăng quay về tàu
Cuộc trao trả diễn ra êm đẹp
Nghe nói Liên Xô xin chiếc ca nô cứu sinh này... để nghiên cứu
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,820
Động cơ
1,123,792 Mã lực
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (90).jpg

21-10-1968, tại vùng biển Nghệ An, Hải quân Mỹ trao trả nốt nhóm 14 linh thủy Bắc Việt cuối cùng trên một chiếc xuồng của Hải quân Mỹ (5 người trước được thả ở Viengchan). 19 thuỷ quân này thuộc 3 tàu phóng lôi Bắc Việt bị bắn chim ở vịnh Lan Hạ, Quảng Ninh, Vịnh Hạ Long hõm 1-7-1966.
Ba tàu trên từng tấn công khu trục hạm Maddox hõm 2-8-1964 ở ngoài khơi Thanh Hoá
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (89).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,820
Động cơ
1,123,792 Mã lực
Máy bay (3_38).jpg

19-10-1972 – máy bay Mỹ ném bom ga Vinh, Nghệ An
 

HẤP NẶNG

Xe tải
Biển số
OF-836431
Ngày cấp bằng
3/7/23
Số km
244
Động cơ
12,423 Mã lực
Tuổi
54
Cụ Ngao biên tiếp đi ạ. Thớt nào của cụ cũng hay.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,820
Động cơ
1,123,792 Mã lực
7382019-bf68ebf1674c871b979ed3e91baff818.jpg

"O du kích nhỏ" là bức ảnh đen trắng khổ dọc của nhà báo Phan Thoan (nguyên phóng viên Báo Hà Tĩnh) chụp hôm 21-9-1965
"O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế! To gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu!".

Hai nhân vật trong bức ảnh là nữ du kích Nguyễn Thị Kim Lai (ngày đó 17 tuổi, trú xã Phú Phong, Hương Khê, Hà Tĩnh) và phi công Mỹ William Andrew Robinson (22 tuổi).
Năm 1967, bức ảnh được đưa lên tem thư của Bưu điện Việt Nam nhân dịp máy bay thứ 2.000 của Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc. Con tem này đã được gửi đi 167 nước, gồm cả Mỹ. Con tem này do Cuba in và tặng Việt Nam. Tem in đẹp lắm, mặt sau có bôi sẵn hồ để dán, ngày đó được coi là tiên tiến. Tem có hai mệnh gia: 6 xu (để gửi trong nội tỉnh) và 12 xu để gửi toàn quốc (lúc đó là miền Bắc)


Sáng 20/9/1965, hàng chục máy bay Mỹ thả bom xuống cây cầu thuộc xã Lộc Yên, một chiếc F-105D bị trúng đạn bốc cháy, phi công nhảy dù xuống vùng núi Hương Khê. Nhận tín hiệu ứng cứu, ba trực thăng HH-43 của Mỹ đến yểm trợ, song một chiếc bị quân dân Hà Tĩnh bắn hạ, bốc cháy. Ba phi công tiếp tục bung dù xuống núi.
9 giờ sang hôm sau, 21/9/1965, khi đang cùng dân quân tìm kiếm phi công Mỹ tại cánh rừng ở xã Hương Trà, bà phát hiện ở hốc đá cách mình khoảng vài mét có tiếng động. Tiến lại gần, bà thấy một phi công đang ngồi co ro, vẻ sợ hãi. Sau ba phát súng chỉ thiên của nữ du kích, anh ta giơ tay đầu hàng. Vài ngày sau, những phi công còn lại cũng bị bắt.
"Lúc ấy tôi cao 1,5m, nặng 37kg. William Andrew Robinson cao 2,2m, nặng 120kg. Tôi là người phát hiện đầu tiên, cũng nhỏ nhất trong tiểu đội, nên mọi người đã để tôi cầm súng giải phi công Mỹ về huyện. Trên đường về, nhà báo Phan Thoan đã chụp lại khoảnh khắc này", bà Lai nhớ lại.
Sau sự kiện bắt sống phi công Mỹ, bà Lai chuyển vào chiến đấu ở Quảng Trị. Năm 1968, trong giờ nghỉ giải lao, người anh cùng tham gia chiến đấu đưa cho bà xem một tem thư. Nhận ra cô du kích trong tem là mình, bà Lai thốt lên "Ảnh này chụp em, anh đừng nói ra nhé, họ cười" và cất đi làm kỷ niệm.
Nhà báo Phan Thoan kể, ngày đó ông là phóng viên chiến trường, được giao nhiệm vụ bám sát địa bàn huyện Hương Khê. Khi nhận tin dân quân bắt được giặc lái Mỹ, ông đạp xe hơn 10km, tới chụp bức ảnh trên. Bức ảnh sau đó được đăng trên nhiều tờ báo trong nước và quốc tế.
Ngày bức ảnh lên tem, bà Lai thành nổi tiếng. Nhiều đoàn công tác tìm tới nơi bà đang phục vụ chiến đấu để trò chuyện, phỏng vấn lấy tư liệu. Một số nhà báo nước ngoài do không tìm được bà Lai, cho rằng bức ảnh bị dàn dựng. Sau này khi có đài quốc tế làm phim về bà, họ mới tin.
 

depaa

Đi bộ
Biển số
OF-813520
Ngày cấp bằng
2/6/22
Số km
7
Động cơ
150 Mã lực
Cảm ơn cụ đã chia sẻ những ảnh tư liệu thật quý về Nghệ An xưa!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top