Do dân Việt kém kiến thức lịch sử và thích a dua nên đã biến ngày mùng 10 âm lịch là ngày cúng Thổ khai hoang của dân theo chúa Nguyễn vào Nam thành ngày vía thần tài của dân Tàu.
Cái này có vẻ đúng ợ. Trong nam có câu "mùng 9 vía trời, mùng 10 vía đất". Lễ vía Ngọc Hoàng là 9 tháng giêng, vía Thổ địa (Thổ Công - ông Công) là 10 tháng giêng.
Ngày vía là ngày sinh (đản sinh), ngày thành đạo hoặc ngày nhập diệt (mất) của 1 đấng nào đó được thờ phụng, lấy làm ngày kỷ niệm tôn vinh. Từ này thường được dùng trong nam (i.e vía Bà Chúa xứ Núi Sam), ngoài bắc trước có vẻ không dùng.
Tục thờ Thần tài ở VN cũng khác TQ. Ở VN ông Thần tài thường thờ chung với ông Thổ địa ở ban thờ xó nhà, góc bếp. Ngày mùng 10 tháng giêng dân Nam làm vía cúng ông Địa (khác với dân Bắc là cúng ông Công cùng với ông Táo thần bếp từ 23 tháng chạp), món cúng sẽ có con cá lóc trui (nướng) là món gắn liền với miền Nam, với lịch sử khai khẩn mở cõi. Lâu ngày, giao thương buôn bán trở nên chiếm ưu thế, ông Tài lấn át ông Địa, thành ra cúng ông Địa là được hiểu là vía ông Tài. Như vậy ngày 10 tháng giêng thực chất không phải ngày cúng Thần Tài, chỉ ăn ké mâm cúng ông Địa thôi.
TP HCM- Nhiều tiểu thương trên đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú, tất bật nướng hàng nghìn con cá lóc để kịp bán ngày vía Thần Tài, đêm 6/2.
vnexpress.net
Còn tục mua vàng thì mới nổi lên cỡ hơn chục năm trở lại đây, có vẻ lại xuất phát từ dân Bắc, 1 chiêu PR bán hàng hết sức thành công.