Coin là 1 sản phẩm công nghệ và nó ngoài giá trị chính là đồng tiền số (dịch ảo không đúng) thì rất nhiều ứng dụng có ích nhưng đang manh nha đang thiếu nhi chưa dậy thì.
Cũng như các tài sản đầu cơ khác. Để sôi động thì dân trade phải tạo sóng lên xuống làm xao nhãng cái chất công nghệ của nó.
Coin hình dung 1 cách đơn giản nhất là nó giúp chuyển tiền từ ông này sang ông khác hoàn toàn do máy móc không bị ai tác động.
Cũng như thời 1990 rất nhiều sản phẩm internet bong bóng và ra đi thì coin cũng phải trải qua như vậy.
Để hiểu ý nghĩa coin nên tìm hiểu những bài chém của Vitalik, cha đẻ của eth mới thấy nó có tiềm năng
năm nay là 2022 rồi bạn ạ, không phải là 2012 mà bảo manh với chả nha.
với các lĩnh vực khác thì 10 năm có thể là ngắn nhưng với ngành CNTT thì nó là cả đời người rồi.
một ngôn ngữ lập trình từ lúc lập ra tới lúc ổn định dùng được cũng chỉ cần 10 năm, nhiều hơn coi như bỏ. Hệ điều hành 10 năm không ra thành quả thì thôi nghỉ dẹp tiệm, đừng hi vọng có nhà đầu tư.
mấy sản phẩm công nghệ ít phức tạp hơn thì tầm ba năm người ta bắt đầu trông đợi vào việc có lợi nhuận.
Bitcoin có từ bao giờ, không phải 10 năm mà là 13 năm rồi, tới giờ vẫn không có cái sản phẩm nào thiết thực thì đừng bảo là manh nha nữa. 13 tuổi ông bà chúng ta đã làm cha mẹ rồi.
P/s: tôi cũng đếch thèm trả lời mấy bạn coin thủ trên vì vụ này, từ 10 năm trước người ta đã cãi nhau chán chê về tiềm năng của bitcoin rồi, đếch phải là mới mẻ gì mà tôi phải mất công ợ lên nhai lại như bò.
Còn tại sao nó giờ vẫn sống thì các bạn nhìn vụ lan đột biến cũng đủ trả lời rồi chứ chả phải nói cái gì to tát. Trò này có gì mới đâu, vụ hoa tulip Hà Lan thì nó cũng gần 400 năm trước rồi, không nói có bao nhiêu vụ tàu lái mua hàng tạo sốt giả kiếm lợi nhuận, vậy tại sao người ta vẫn cứ đâm đầu vào chơi lan?
... Thực ra thì tôi cũng hết hứng nói về mấy cái coin kiểng rồi, ai biết thì biết, ai chơi thì vẫn cứ chơi có ai cấm được đâu, cơ mà rảnh viết nốt bài vì nhớ ra có mấy cái hay ho.
Tương lai của giao dịch điện tử sau này là các giao dịch ẩn danh người mua nhưng vẫn hợp pháp + kiểm soát được cho người bán, với mục đích thu thuế (ở tư bản giãy chết thì vụ thuế làm rất gắt, càng hợp pháp chúng nó càng thích), tiêu biểu cho giải pháp dạng này là dự án GNU Taler.
Về cái gọi là hệ thống phi tập trung, thì tương lai nó đếch phải là cái web3 đếch liên quan, mà là việc mỗi người có quyền sở hữu tất cả dữ liệu tư ẩn của mình (hiện tại thì đều lưu trên server của các công ty). Tôi nhớ có một bọn cũng phát triển sản phẩm dạng này lâu rồi, cũng gần 10 năm, nó gọi là `pod` thì phải, tư tưởng là có thể rút ra gắn vào các hệ thống tương thích, quyền tự chủ thuộc về người sử dụng. Chi tiết hơn thì khá dài cũng lạc đề, tôi cũng lười gõ.
Một hướng đi khác (có thể kết hợp cả cái trên) là cách hệ điều hành đa thiết bị. Ừ đơn giản là tất cả các thiết bị thông minh quanh bạn sẽ dùng chung một hệ điều hành (giờ IoT thực ra là nhiều hệ điều hành tương tác với nhau), tất cả tài nguyên từ CPU, RAM tới HDD đều dùng chung. Có một dự án đã đóng cửa nhiều năm là Plan9 từng thử nghiệm với vụ này, đáng tiếc là đã đóng cửa.
P/s: đội ngũ sáng tác của Plan9 là Bell Lab, nổi tiếng thì đừng nói rồi.
Tóm lại thì tương lai nó có rất nhiều hướng phát triển thú vị mà tôi chả thấy cái blockchain có vai trò vẹo gì trong đó. Hơn 10 năm rồi chúng nó thử đủ kiểu, nào thì voting, nào thì back transaction, nào thì smart contract, nào thì DeFi, nào thì NFT, cho tới giờ thì vẫn là cố tìm ra bài toán cho lời giải có sẵn, chứ ứng dụng thực tế vượt trội các nền tảng khác thì tôi chưa thấy bao giờ.